Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn

Một phần của tài liệu 0483 giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân tại NHTM CP sài gòn chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 112)

- Đề nghị ngân hàng SCB giao các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh nói chung và chỉ tiêu phát triển cho vay khách hàng cá nhân nói chung phù hợp trong từng thời kỳ, tạo động lực phấn đấu cho chi nhánh và giúp chi nhán chủ động hơn trong việc sắp xếp kế hoạch thực hiện.

- Phân công phân nhiệm rõ ràng giữa các ban ngành thuộc Hội sở chính,

tránh tình trạng chồng chéo tạo nhiều khó khăn cho công tác giao dịch, kéo dài thời gian giao dịch và trao đổi thông tin của các chi nhánh với Hội sở chính.

- Giao định biên lao động linh hoạt, có thể giao chi nhánh chủ động quyết định định biên lao động cho phù hợp với nhu cầu nhân lực trong hoạt động của chi nhánh mỗi thời kỳ, đồng thời tạo điều kiện để chi nhánh lựa chọn, tuyển dụng đuợc cán bộ đủ năng lực, đáp ứng nhu cầu công việc.

- Ngân hàng SCB tổ chức thêm nhiều lớp đào tạo nghiệp vụ, bồi duỡng kiến thức về quản lý rủi ro tín dụng cho chi nhánh

- Quy trình cho vay khách hàng cá nhân và quản lý rủi ro tín dụng do ngân hàng SCB soạn thảo và ban hành, tuy nhiên do đặc điểm hoạt động kinh doanh ngày một thay đổi, do đó đề nghị Hội sở chính thuờng xuyên quan tâm, theo dõi để chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực tế, tránh những quy định gây thủ tục phiền hà, không cần thiết cho khách hàng.

- Đề nghị ngân hàng SCB chỉ đạo Trung tâm công nghệ thông tin thuờng xuyên nâng cấp các phần mềm quản lý rủi ro tín dụng, các chuơng trình vận hành để đảm bảo các hoạt động nghiệp vụ đuợc thực hiện thông suốt, hiệu quả cao. Đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu những công cụ quản lý rủi ro tín dụng hiện đại trên thế giới để nhanh chóng áp dụng vào thực tế.

- Đề nghị ngân hàng SCB phối hợp chặt chẽ với chi nhánh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân, xem xét và phê duyệt nhanh chóng, kịp thời, đúng thẩm quyền đối với những công việc phát sinh vuợt thẩm quyền phán quyết của chi nhánh. Đồng thời đề nghị ngân hàng SCB giải đáp vuớng mắc của chi nhánh nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ chi nhánh phát triển cho vay khách hàng cá nhân.

- Tiếp tục duy trì hệ thống xem xét và quyết định tín dụng thông qua Hội đồng ở cấp Trung uơng và Chi nhánh.

- Duy trì hệ thống 4 cấp tham gia xuyên suốt trong hoạt động tín dụng bao gồm: Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý tín dụng, Hội đồng tín dụng trung uơng, chi nhánh - đơn vị thành viên.

- Xem xét chỉnh sửa cơ chế, phân cấp uỷ quyền phù hợp để vừa đảm bảo nguyên tắc quản lý tập trung đồng thời đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng: Kiến nghị hội sở chính ngân hàng SCB chỉnh sửa cơ chế phân cấp uỷ quyền theo huớng Tổng giám đốc sẽ uỷ quyền phê duyệt tín dụng đến từng Chi nhánh phù hợp với đặc điểm khách hàng, quy mô tín dụng, chất luợng tín dụng, khả năng quản trị điều hành của từng chi nhánh.

- Quy chuẩn hóa các thủ tục để rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của truởng đơn vị trong việc đề xuất và quyết định cấp tín dụng.

- Phân chia, thiết lập lại bộ phận tín dụng bao gồm: nhóm cán bộ tiếp xúc khách hàng trực tiếp (thực hiện công việc tìm kiếm khách hàng, thẩm định và làm tờ trình cấp có thẩm quyền); nhóm cán bộ hỗ trợ tín dụng (soạn thảo hợp đồng, đăng ký thế chấp và tác nghiệp giải ngân, kiểm soát sau vay và định kỳ đánh giá tài sản bảo đảm). Việc chuyên môn hóa công việc sẽ giảm thiểu công việc cho các cán bộ khách hàng hiện tại giúp phân tán rủi ro, tăng cuờng hiệu quả phát triển khách hàng mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chuơng 3, tác giả đã dựa trên những phân tích thực trạng phát triển khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sacombank chi nhánh Hà Nội thời gia, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển tín dụng cá nhân tại Chi nhánh thời gian tới, trong đó, các giải pháp tập trung khắc phục những nguyên nhân gây ra những hạn chế tại Chi nhánh thời gian qua.

Bên cạnh đó tác giả cũng đề xuất những kiến nghị để tạo điều kiện tốt hơn cho Chi nhánh thời gian tới nhằm phát triển tín dụng đối với khách hàng cá nhân thời gian tới.

KẾT LUẬN

Từ vài năm trở lại đây, khối NHBL mà đặc biệt là nhóm khách hàng cá nhân đã được đại bộ phận các ngân hàng thương mại Việt Nam xác định là trọng tâm trong chiến lược phát triển của mình, trong đó có ngân hàng TMCP Sài Gòn-Chi nhánh Hà Nội. Điều này là đúng ngay với cả những ngân hàng lớn, thuộc sở hữu nhà nước và có thế mạnh trong nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp và/hoặc dự án lẫn các NHTM cổ phần với quy mô vừa và nhỏ. Theo đó, trong lĩnh vực tín dụng, các NHTM cũng đang có xu hướng chuyển hướng sang tín dụng bán lẻ. Theo đó, ngân hàng TMCP Sài Gòn-Chi nhánh Hà Nội cũng xác định rõ phân khúc khách hàng mục tiêu của mình trong lĩnh vực tín dụng là nhóm khách hàng cá nhân.

Luận văn “Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Hà Nội”

đã giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng NHTM và tín dụng với khách hàng cá nhân. Trong đó, luận văn đặc biệt tập trung đi sâu, làm rõ khái niệm về phát triển tín dụng khách hàng cá nhân và các tiêu chí đo lường, nhân tố ảnh hưởng tới phát triển tín dụng với nhóm khách hàng cá nhân của NHTM.

Thứ hai, luận văn đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Chi nhánh Hà Nội thời gian qua. Thông qua đó, luận văn đi sâu xem xét các thành tựu mà Chi nhánh đã đạt được cũng như các hạn chế và nguyên nhân trong phát triển tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Chi nhánh Hà Nội.

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của chương 2, cũng như định hướng hoạt động kinh doanh chung, định hướng hoạt động tín với KHCN của Chi nhánh thời gian tới, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tín

dụng đối với nhóm KHCN tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Chi nhánh Hà Nội. Bên cạnh đó, để đảm bảo các giải pháp được thực hiện thành công, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với Hội sở và Ngân hàng nhà nước, các bộ, ban ngành có liên quan.

Mặc dù, luận văn đã đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và trình độ nghiên cứu của tác giả còn hạn chế, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi các sai sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo cùng các anh chị, các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

1. Nguyễn Kim Anh (2011), Bài giảng môn Phân tích hoạt động kinh doanh

ngân hàng, Hà Nội.

2. Nguyễn Đăng Dờn( 2004), Tiền tệ - ngân hàng, NXB Thống kê, Hà nội. 3. Hồ Diệu, (2001), Cho vay ngân hàng, NXB Thống kê

4. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải.

5. Nguyễn Minh Hiếu (2011), Cho vay và thẩm định cho vay ngân hàng,

NXB lao động xã hội.

6. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Minh Kiều( 2006), Tiền tệ - ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Phương Liên chủ biên, Nguyễn Văn Thanh, GS.TS Đinh Văn Sơn. (2007), Giáo trình quản trị tài chính, NXB Thống kê

9. Nguyễn Thị Mùi (2004), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà nội.

10. Ngân hàng TMCP SCB-Chi nhánh Hà Nội, (2014), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

11. Ngân hàng TMCP SCB-Chi nhánh Hà Nội, (2015), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

12. Ngân hàng TMCP SCB-Chi nhánh Hà Nội, (2016), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

13. Ngân hàng Nhà nước (2010), Luật các tổ chức tín dụng.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016) , Tạp chí ngân hàng qua các năm. 15. Tô Kim Ngọc (2004), Giáo trình lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, NXB

17. Quốc Hội (2005), Bộ luật Doanh nghiệp.

18. Đinh Văn Sơn, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Minh Hạnh, Vũ Xuân Dũng,

Nguyễn Văn Thanh (2005) Tài chính doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê.

19. Căn cứ Nghị định số 39/2014/NĐ-NHNN ngày 07/05/2014 của Chính Phủ về hoạt động của Công ty tài chính và Công ty cho thuê tài chính

II. Tài liệu nước ngoài

1. Edward W.Reed Ph.d và Edward K.Gill(2004), Ngân hàng thương mại,

NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính,

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - CHI NHÁNH HÀ NỘI

Kính chào quỷ khách hàng!

Với mục đích nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và phục vụ khách hàng được tốt hơn. Chúng tôi đang tiến hành chương trình nghiên cứu về chất lượng tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội. Xin quý khách vui lòng giành cho chúng tôi ít thời gian trả lời một số câu hỏi. Rất mong quý khách hàng giúp đỡ chúng tôi hoàn thành phiếu điều tra này. Tất cả những thông tin ghi trên phiếu điều tra chúng tôi cam kết giữ bí mật tuyệt đối.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách. PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Câu 1: Họ tên anh /chị:... Câu 2: Địa chỉ của anh/ chị:... Câu 3: Mức vay của anh/ chị:

□ Dưới 50 triệu đồng

□ Từ 50 triệu đồng - 100 triệu đồng

□ Trên 100 triệu đồng

PHẦN 2: CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Câu 4: Theo anh chị, mức lãi suất cho vay của Chi nhánh thời gian qua là:

□ Cao

□ Vừa

□ Thấp

Câu 5: Thời hạn cấp tín dụng đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Câu 6: Thời gian xem xét hồ sơ của Chi nhánh

□ Từ 1 đến 5 ngày

□ Từ 6 đến 7 ngày

Câu 7: Thời gian giải ngân của Chi nhánh

□ Nhanh

□ Chậm

□ Bình thường

Câu 8: Mức cho vay của Chi nhánh đáp ứng yêu cầu của khách hàng

□ Đồng ý

□ Không đồng ý

□ Không có ý kiến

Câu 9: Thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên tại Chi nhánh

□ Nhiệt tình

□ Bình thường

□ Không nhiệt tình

□ Không tốt, cáu gắt, hách dịch

Câu 10: Anh/chị có trả nợ đúng hạn ngân hàng không?

□ Có

□ Không

Câu 11: Nguyên nhân anh/chị không trả nợ đúng hạn: Câu 12: Anh/chị có đề xuất gì với Chi nhánh không?

Một phần của tài liệu 0483 giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân tại NHTM CP sài gòn chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 112)