Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 0483 giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân tại NHTM CP sài gòn chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 93)

Một trong những yếu tố mang lại sự thành công cho ngân hàng đó là việc quản lý chất lượng nguồn nhân lực, một đội ngũ cán bộ năng động cộng với sự chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo ngân hàng đó là yếu tố quyết định trong cuộc cạnh tranh với các ngân hàng trong toàn thành phố. Đội ngũ cán bộ trẻ nhưng giàu nhiệt huyết, đội ngũ cán bộ có thâm niên thật sự giàu kinh nghiệm là lực lượng hậu thuẫn vững chắc cho việc thực hiện các chính sách do ban lãnh đạo vạch ra. Chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ cần nguồn nhân lực được đào tạo bài bản để tiếp cận được công nghệ thông tin áp dụng vào các sản phẩm dịch vụ bán lẻ. Đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân lực ngày hôm nay chính là mang lại thành quả cho tương lai.

Chú trọng công tác tuyển dụng cán bộ ngân hàng đúng chuyên ngành ngân hàng để giảm bớt áp lực chi phí đầu tư cho việc đào tạo lại. Cân đối nhân lực trong các phòng để tuyển dụng đảm bảo hoàn thành được công tác, không lãng phí lao động và quỹ tiền lương đơn vị. Công tác tuyển dụng nên tổ chức công khai, không nên ưu tiên, hạn chế cho các đối tượng không đúng ngành nghề tuyển dụng trong ngành.

- Ngân hàng nên có nguồn quỹ đầu tư tài năng trẻ đầu tư cho các sinh viên giỏi đang còn học trong các trường đại học, có cam kết sau này về công tác tại ngân hàng.

- Xây dựng thang điểm khoa học để đánh giá năng lực của cán bộ làm công tác ngân hàng, thang điểm này là căn cứ để đánh giá chất lượng hoàn

thành công tác hàng tháng.

- Có chính sách đãi ngộ những cán bộ giỏi đang làm việc tại Chi nhánh để tránh được tình trạng cán bộ giỏi nhưng vì một trong những lý do nào đó chẳng hạn như chưa là Đảng viên không thể đề bạt được vào những vị trí quan trọng, có tâm lý bất mãn chuyển sang công tác ngân hàng khác làm cho Chi nhánh mất đi cán bộ giỏi.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Việc đề bạt cán bộ vào những chức vụ quan trọng nên căn cứ vào thang điểm đánh giá hoàn thành công

việc hàng năm và thông qua cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm công khai minh bạch. - Nên xây dựng phần mềm công nghệ đưa vào quản lý mạng kinh doanh toàn Chi nhánh để đảm bảo thông tin điều hành chỉ đạo cho cán bộ công nhân viên ngân hàng được kịp thời.

- Tăng cường cơ chế giám sát và kiểm tra thông qua vai trò của ban giám đốc, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kịp thời phát hiện ra những sai phạm và chấn chỉnh kịp thời trong đơn vị.

- Chi nhánh cần chú trọng công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ và kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp với khách hàng của các cán bộ chi nhánh. Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo một cách khoa học, bài bản về công tác phát triển sản phẩm mới, công tác marketing dịch vụ. Bên cạnh đó, chi nhánh cần thường xuyên phổ biến và giáo dục cán bộ theo 02 bộ quy chuẩn của SCB (bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và bộ quy tắc ứng xử). Tổ chức tập huấn công tác chăm sóc khách hàng cho cán bộ làm công tác ngân hàng, cán bộ ngân hàng luôn hướng tới phương châm “Khách hàng hài lòng, SCB thành công”. Giáo dục cho nhân viên giao dịch ngân hàng luôn luôn biết cảm ơn khách hàng vì sự lựa chọn và quan tâm của họ dành cho Chi nhánh, điều này cũng tạo một nét khác biệt so với các ngân hàng khác

khích kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Cơ chế khen thưởng của chi nhánh hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập. Theo

đó, các mức khen thưởng còn mang tính đồng đều, do đó động lực khuyến khích

là chưa cao. Bên cạnh đó, các tiêu chí khen thưởng xây dựng còn đơn giản, mới

chỉ chú trọng đến mặt số lượng (doanh thu) mà chưa gắn với chất lượng (tính ổn

định, bền vững). Vì vậy, kết quả thực hiện của cán bộ còn có tình trạng đối phó

chứ chưa hẳn là do động lực tạo nên. Bên cạnh đó, khi xây dựng cơ chế khen thưởng Chi nhánh cần có sự phân chia theo các hình thức như định kỳ, đột

xuất và

gắn với kết quả công tác hoàn thành nhiệm vụ cả năm của cán bộ. - Chi nhánh cần xây dựng chuẩn mực giao tiếp với khách hàng.

Giao tiếp là văn hóa, đồng thời cũng là nghệ thuật. Việc xây dựng chuẩn mực trong giao tiếp với khách hàng sẽ giúp chi nhánh tạo ra sự chuyên nghiệp trong giao dịch, đồng thời nâng cao được nét văn hoá riêng có của SCB, tạo ấn tượng mạnh đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu 0483 giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân tại NHTM CP sài gòn chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w