Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu 0483 giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân tại NHTM CP sài gòn chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 88)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Năng lực của nguồn nhân lực

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, và cũng là người theo dõi khoản nợ từ khi khách hàng đến xin vay cho đến khi khoản nợ được giải quyết. Vì thế khả năng, kinh nghiệm trình độ của cán bộ tín dụng sẽ quyết định đến chất lượng tín dụng của chi nhánh.

Hiện nay, đối với lực lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh mặc dù đã có sự quan tâm bồi dưỡng, chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ nhưng khả năng nhạy bén nắm bắt với những thay đổi hàng ngày của tình hình kinh tế xã hội vẫn còn hạn chế. Không những vậy, đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ tham gia trong mặt trận tín dụng được coi là nóng bỏng, rủi ro luôn tiềm ẩn, họ thực sự còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong tiếp xúc, tư vấn và đàm phán với khách hàng. Mặt khác, các ngành nghề cho vay tương đối đa dạng thực sự là thách thức đối với các cán bộ tín dụng. Họ không thể am hiểu, tường tận tất cả mọi lĩnh vực để có thể thẩm định, quản lí và giám sát khoản vay một cách hiệu

quả nhất trong khi việc thuê tu vấn thẩm định giám sát của một tổ chức chuyên nghiệp hiện nay hầu nhu rất hiếm khi đuợc ngân hàng thực hiện. Trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng còn chua cao. Nhiều cán bộ thẩm định dự án mặc dù đã đuợc qua đào tạo nhung trong chua thích ứng với cơ chế thị truờng, mới ở mức bổ túc thông tin mới, chua thực sự đào tạo bài bản. Một số cán bộ còn yếu kém trong khả năng vận dụng, áp dụng phuơng tiện, trang thiết bị hiện đại. Một số cán bộ còn có thái độ thiếu lịch sự và gây khó khăn đối với khách hàng.

- Chi nhánh chưa nô lực khai thác hết thị trường

Chi nhánh cần có những chiến dịch, phuơng án để triển khai mở rộng khách hàng, tiếp cận các khách hàng tiềm năng nhiều hơn nữa nhu việc liên kết với các đơn vị nhu công ty ô tô, công ty tu vấn du học, công ty bất động sản, hay các đơn vị khác nhu siêu thị, nhà hàng, doanh nghiệp...

-Chi nhánh chưa thực hiện chiến dịch quảng bá sản phẩm

Hiện Chi nhánh chua quan tâm nhiều đến việc quảng bá sản phẩm trong khi đó đây là hoạt động cần thiết để khách hàng biết đến nhiều chuơng trình tín dụng khách hàng cá nhân hơn nhu tặng quà, giảm lãi suất, quay số trúng thuởng..

- Quy trình tín dụng, thủ tục cho vay rườm rà.

Quy trình cho vay phải qua nhiều khâu, nhiều buớc và nhiều cấp phê duyệt, quá trình xét duyệt vay cho vay phải qua quá nhiều thủ tục nhung không đem lại hiệu quả quản lý tín dụng cao, nhiều khi chỉ mang tính hình thức, uớc lệ cho đủ hồ sơ giấy tờ mà thiếu những thông tin thực tế, dẫn đến chậm tiến độ giải ngân cho khách hàng.

Việc phân công nhiệm vụ cho các cấp chua rõ ràng về nhiệm vụ, nguời chỉ đạo, đơn vị đầu mối và các đơn vị phối hợp thực hiện, do đó dẫn đến không chủ động trong công việc và chồng chéo trong quá trình xử lý, phê

duyệt. Sự tách bạch rõ ràng giữa các bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận tác nghiệp và quản lý rủi ro tạo ra sự độc lập và khách quan trong quá trình quản lý và ra quyết định nhung nhiều lúc vẫn xảy ra sự mâu thuẫn và không nhất quán giữa các bộ phận với nhau. Điều này gây khó khăn cho các bộ phận trong quá trình phối hợp xử lý công việc nói chung và công tác quản lý rủi ro tín dụng nói riêng.

Việc tổ chức, triển khai cơ chế chính sách và chỉ đạo của SCB nói

chung và

của Chi nhánh Hà Nội nói riêng về việc xây dựng các chuơng trình, kế hoạch đôi

khi mang tính hình thức, chung chung, không cụ thể dẫn đến việc mỗi nguời hiểu

và áp dụng các chính sách, chỉ đạo chung một cách khác nhau.

Còn nhiều rào cản trong cho vay cá nhân về thủ tục cho vay, phuơng án trả nợ. Hiện nay, thông thuờng nguời dân chỉ có 2 loại tài sản có giá trị để thế chấp vay là sổ đỏ và ô tô. Để có thể vay một khoản nhỏ nhất vài chục triệu thì nguời dân vẫn phải mang sổ đỏ đi thế chấp Ngân hàng. Tuy nhiên, việc thế chấp sổ đỏ lại phải có sự đồng ý bằng chữ ký của tất cả các thành viên liên quan trong gia đình, trong khi khoản vay đôi khi rất nhỏ và chỉ dùng để giải quyết những việc đột xuất cá nhân, nên khách hàng rất ngại mang sổ đỏ đi thế chấp. Đối với tài sản là ô tô thì do là phuơng tiện đi lại nên nếu đem đi thế chấp

cũng chỉ đặt giấy tờ xe, trong khi việc theo dõi và giám sát tình trạng xe rất khó

nên gần nhu việc khách hàng mang xe ô tô đến thế chấp là khó khăn.

Ngoài ra, Ngân hàng cũng đua ra phuơng án cho vay KHCN dựa trên nguồn thu nhập ổn định (luơng hoặc thu nhập khác). Theo phuơng án này, nguời vay tiêu dùng phải chứng minh đuợc nguồn thu nhập của mình. Chính vì những lẽ đó nên mặc dù rất có thiện chí của cả 2 bên là nguời vay và nguời cho vay nhung cuối cùng hợp đồng tín dụng vẫn không thể ký kết.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Kinh tế nước ta những năm gần đây tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng cho vay và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này

vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu

tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối

nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến tình

hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong

dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất

là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

gặp rất nhiều khó khăn, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản, người lao động bị mất việc làm, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm nguồn trả nợ của người vay bị suy giảm, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu tại ngân hàng có xu hướng tăng lên. Đó cũng là những thách thức đặt ra cho SCB-Chi nhánh Hà Nội để vừa phát triển mở rộng khách hàng vừa nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân trong hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều bất ổn như hiện nay.

- Hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay cá nhân tại Việt Nam chưa hoàn thiện

Luật pháp Việt Nam đã tạo ra một cơ sở pháp lý cần thiết ban đầu cho hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân của các Ngân hàng thương mại. Tuy vậy, cụ thể của Luật đổi mới là căn cứ pháp lý vững chắc nhất để hành động, nhất là đối với những Tổ chức tín dụng là những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, rất cần những cơ sở pháp lý đầy đủ, cụ thể, chặt

chẽ để có thể đảm bảo an toàn, không xảy ra rủi ro. Chính vì thế, ở nhiều nước đã xây dựng hệ thống Luật tín dụng tiêu dùng, bao gồm một loạt các đạo luật điều chỉnh các mảng vấn đề liên quan đến hoạt những động cho vay tiêu dùng cá nhân. Ứng dụng vào Việt Nam, nước ta tuy trong giai đoạn đầu hoạt động, còn nhiều bất cập nhưng cũng nên sớm ban hành hệ thống Luật tín dụng tiêu dùng nhằm tạo ra nền tảng cho hệ thống cơ sở pháp lý đồng bộ, đầy đủ, chặt chẽ, giúp cho hoạt động tín dụng về cho vay tiêu dùng cá nhân hoạt động có chất lượng hiệu quả và ngày càng mở rộng, phát triển.

- Cạnh tranh giữa các ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra

rất gay gắt. Với xu thế như hiện nay, thị trường tài chính - ngân hàng đang liên tục

được mở rộng, rất nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần ra đời và hoạt động

rất năng động, luôn bắt kịp với nhu cầu của thị trường. Người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm của ngân hàng nào phù hợp với mình nhất. Trong

giai đoạn thị trường đang ngày càng bị chia nhỏ như hiện nay, áp lực cạnh tranh

buộc các ngân hàng phải tính toán rất kỹ trước khi đưa ra quyết định mở rộng bất

kì một loại sản phẩm dịch vụ nào. Vì khi tiến hành mở rộng, các ngân hàng phải

tính toán đến hiệu quả của nó. Trong tình hình hiện nay, khi những ngân hàng thương mại cổ phần như ACB, BIDV, Agribannk, Techcombank... là những ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trọng hoạt động cho vay KHCN, đã đi trước rất

nhiều năm, để đến bây giờ họ cá một danh mục sản phẩm đa dạng và một chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng. Lúc này, các ngân hàng khác có muốn mở rộng cho vay KHCN cũng không thể không e ngại trước những vấn đề cạnh

tranh như vậy. Nếu muốn mở rộng, để có thể có được danh mục sản phẩm phong

phú đa dạng, phục vụ chuyên nghiệp hơn các ngân hàng đi trước quả là rất khó.

Việc tạo sự khác biệt cho sản phẩm để cạnh tranh chỗ đứng trong lòng khách hàng

- Yếu tố từ phía khách hàng vay

Nhiều người dân chưa có giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập: Hiện nay nhiều người dân lao động thực sự có nhiều nguồn thu nhập khác nhau từ lương, sản xuất kinh doanh, đầu tư.nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, trong khi ngân hàng khi cho vay ngân hàng đều yêu cầu khách hàng chứng minh về mặt tài chính, nhiều khách hàng thực sự có nhu cầu vay vốn nhưng không thể có giấy tờ chứng minh dẫn đến không thể tiếp cận được nguồn vốn vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2, tác giả đã phân tích thực trạng phát triển khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sacombank chi nhánh Hà Nội thời gia, từ đó có những đánh giá về hạn chế và thành tựu của Chi nhánh thời gian qua, bên cạnh đó nêu lên những nguyên nhân của hạn chế. Với những nguyên nhân khách quan, đây là cơ sở cho tác giả đề xuất giải pháp trong chương 3, đồng thời với những nguyên nhân khách quan tác giả sẽ đề xuất kiến nghị.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ SÀI GÒN

- CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁNHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - CHI

Một phần của tài liệu 0483 giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân tại NHTM CP sài gòn chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 88)