Đối với các khoản vay mà người đi vay có thu nhập ổn định chi nhánh chỉ cần yêu cầu chứng minh tài chính, đối với khoản cho vay xuất khẩu lao động chi nhánh cần tạo dựng mối quan hệ với doanh nghiệp xuất khảu lao động, hướng dẫn, phổ biến người lao động làm hồ sơ, thủ tục vay vốn. Nên nới lỏng hơn về quy định cho vay cầm cố giấy tờ có giá đối với khách hàng có uy tín, khách hàng có xếp hạng tín dụng cao. Tuy nhiên việc thẩm định cho vay cũng cần được quan tâm đúng mức để hạn chế những rủi ro. Trong thời gian tới cần phân loại ra 2 nhóm khách hàng: nhóm khách hàng cũ đang có quan hệ tín dụng và nhóm khách hàng chỉ có giao dịch tài khoản. Với nhóm khách hàng chỉ có quan hệ giao dịch tài khoản, nhân viên sẽ theo dõi doanh số giao dịch tài khoản qua chương trình, từ đó chọn lọc những khách hàng tiềm năng để tiếp thị. Tuy nhiên, hạn chế của nhóm khách hàng này là chưa có TSĐB nên điều kiện áp dụng sẽ tương đối khắt khe nên lượng khách hàng bị hạn chế. Với nhóm khách hàng cũ đang có quan hệ tín dụng thì sẽ tiến hành chọn lọc những khách hàng đáp ứng điều kiện, sau đó sẽ giới thiệu những tiện
ích sản phẩm “cho vay thấu chi” cho khách hàng. Hướng giải quyết này được đánh giá là khả thi hơn và có cơ sở vì có nhữn điều kiện ưu đãi hơn về doanh số ghi có cũng như doanh thu trung bình hàng tháng. Trong tương lai, Chi nhánh nên áp dụng giải pháp này để khai thác lượng khách hàng mới.
Chi nhánh cần phải có chính sách và biện pháp hợp lý để phát huy thế mạnh, thu hút khách hàng đến với mình thông qua việc mở rộng, đa dạng hóa TSĐB. Bởi vì đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình thường có những hạn
chế nhất định về TSĐB. Do đó, nới rộng điều kiện về TSĐB là một trong những
giải pháp tích cực.