Nguồn vốn tiết kiệm từ dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác huy động vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị min (Trang 38 - 39)

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Huy động vốn đầu tư xây dựng cơ bản

1.2.1.4. Nguồn vốn tiết kiệm từ dân cư

Đây là phần thu nhập tiết kiệm của các hộ dân cư chưa tiêu dùng hết, đó chính là kết quả của q trình lao động thu được được tính bằng tiền. Thơng thường tỷ lệ tiết kiệm của dân cư tăng khi thu nhập của dân cư cũng tăng. Do vậy nguồn vốn này được coi là biến số trực tiếp phụ thuộc vào mức tiết kiệm của người dân trong từng vùng, khu vực.

Trong cơ chế thị trường, tiết kiệm của dân cư là bộ phận chủ yếu của nguồn vốn nhàn dỗi chưa được sử dụng. Do vậy Nhà nước cần có các chính sách và biện pháp để huy động nguồn vốn đó phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đối với dân Việt Nam vốn có truyền thống tiết kiệm do vậy nguồn vốn trong nhân dân ngày càng tăng khi mức thu nhập của người dân được nâng cao.

Tiết kiệm trong dân cư còn là một nhân tố quyết định đến việc khai thác và sử dụng hiệu quả những nguồn tài chính khác. Nếu nhà nước có cơ chế chính sách phù hợp sẽ kích thích tăng trưởng nguồn vốn này để huy động vào đầu tư. Việc hồn thiện chính sách, tài chính tín dụng để kiểm sốt lạm phát là một giải pháp rất

quan trọng tạo niềm tin cho nhân dân vào nền tài chính quốc gia, vào sự ổn định của đồng tiền. Do vậy người dân sẽ tăng đầu tư từ nguồn vốn tiết kiệm vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính sách về vốn có thể làm cho người dân mạnh dạn đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, tham gia vào các thị trường làm cho nền kinh tế phát triển nhanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác huy động vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị min (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)