Từ kinh nghiệm của một số ngân hàng ở các nước, có thể rút ra một số bài học cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Quế Võ để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay như sau:
- Nâng cao trình độ cho cán bộ của ngân hàng. Đối với hoạt động cho vay cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thẩm định cho vay, đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng vì điều này có ảnh hưởng có rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Bên cạnh đào tạo về trình độ nghiệp vụ, đạo đức cán bộ thẩm định cho vay cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của khoản vay.
- Bên cạnh việc thẩm định khoản vay, việc kiểm soát sau cho vay cũng rất quan trọng để kịp thời có biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, ngoài các khách hàng lớn trong khu công nghiệp, Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh KCN Quế Võ cũng cần chú trọng phát triển đa dạng các đối tượng khách hàng như khách hàng cá nhân, khách hàng vừa và nhỏ nhằm phân tán rủi ro và phát triển đa dạng hóa các sản phẩm cho vay.
- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Quế Võ cần có những đổi mới mạnh mẽ trong quản trị kinh doanh, năng lực tài chính và xây dựng những điều kiện cho vay mới phù hợp với đặc thù của các đối tượng khách hàng tạo khả năng tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và những dịch vụ tài chính của nền kinh tế. Điều này vừa nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh, vừa điều chỉnh được cấu trúc thị trường tài chính.
- Giảm thiểu các chi phí quản lý thông qua ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả.
- Cần phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng có hiệu quả, xây dựng một hệ thống quản lý hoạt động cho vay đồng bộ theo chuẩn quốc tế.
- Hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trò quan trọng hàng đầu giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Từ đặc điểm kinh tế xã hội Việt Nam cùng với việc phát huy những kinh nghiệm quý báu, là những bài học cần thiết để phát triển hệ thống ngân hàng.
Trước đây đã có một số công trình khoa học viết về giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại một số ngân hàng như:
1. “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2010” - Nguyễn Đình Chương, 2006. Đề tài đã khái quát được khái niệm cơ bản về hoạt động tín dụng ngân hàng và hiệu quả tín dụng của các NHTM; làm rõ vai trò và những đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế nước ta nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng tại thời điểm nghiên cứu. Đề tài cũng đã phản ánh được thực trạng về hiệu quả tín dụng của các NHTM đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; những kết quả đã đạt được và hiệu quả của hoạt đông tín dụng của các NHTM đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm từ 2000 đến 2005. Từ đó tác giả cũng đưa ra các giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tín dụng của các NHTM đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tiếp theo.
2. “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam” – Vũ Hoài Nam, 2006. Tương tự đề tài trên, đề tài này cũng đã làm rõ được những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM tuy nhiên có tập trung nghiên cứu thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2005. Qua đó, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
Các đề tài trên cũng đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả cho vay tuy nhiên phạm vi nghiên cứu lại không phải ở tỉnh Bắc Ninh và các đề tài trên đã được thực hiện từ những năm 2006. Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế mở cửa, xu hướng kinh tế có nhiều biến chuyển nên các Ngân hàng thương mại cũng phải có những thay đổi đáng kể trong các chính sách cho vay cũng như xuất hiện những tồn tại, hạn chế mới. Do đó cũng cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng mới, phù hợp hơn với hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại hiện nay.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, luận văn đã khái quát được những vấn đề cơ bản nhất về NHTM, hiệu quả cho vay của NHTM. Luận văn đã đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của NHTM, đây là cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng hoạt động cho vay và hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Quế Võ. Bên cạnh đó luận văn cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả cho vay của một số NHTM trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Quế Võ.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH KCN QUẾ VÕ
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Quế Võ Quế Võ
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Quế Võ
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Quế Võ tiền thân là Chi nhánh Ngân hàng Công thương KCN Quế Võ được thành lập theo Quyết định số 045/QĐ – HĐQT – NHCT1 ngày 08 tháng 02 năm 2007 của HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động ngày 18/06/2007 và khai trương ngày 05/ 10/ 2007
Thực hiện Quyết định số 1354/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam với tên gọi Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, tên thương hiệu là VietinBank. VietinBank chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng TMCP từ ngày 03 tháng 7 năm 2009 và thực hiện niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) kể từ ngày 16 tháng 7 năm 2009 với mã giao dịch CTG.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Quế Võ chính thức chuyển đối sang mô hình Chi nhánh Ngân hàng TMCP cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và được Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần mã số doanh nghiệp 0100111948134 ngày 13/07/2009.
Các hoạt động của Vietinbank KCN Quế Võ: * Cho vay, đầu tư
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài - Cho vay tài trợ, u thác theo chương trình và các hiệp định tín dụng khung - Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế
- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế * Huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
* Bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán, …
* Thanh toán và Tài trợ thương mại
- Phát hành, thông báo, xác nhận thanh toán thư tín dụng nhập khẩu
- Nhờ thu xuất, nhập khẩu Nhờ thu hối phiếu trả ngay và nhờ thu chấp nhận hối phiếu. - Chuyển tiền trong nước và quốc tế; chuyển tiền Western Union; chi trả Kiều hối… - Thanh toán u nhiệm thu, u nhiệm chi, séc.
- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM * Ngân quỹ
- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…); Mua, bán các chứng từ có giá - Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ, ...
- Cho thuê két sắt, cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, . . . * Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế
- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt; Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking * Hoạt động khác
- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; Tư vấn đầu tư và tài chính
- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, . . .
2.1.2 Cơ cấu tổ chức Vietinbank KCN Quế Võ
Bộ máy quản lý của VietinBank KCN Quế Võ bao gồm: – Ban Giám đốc: 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc.
– 9 Phòng và tổ chuyên môn: trong đó với cơ cấu 6 phòng có chức năng làm việc tại Trụ sở Chi nhánh và 3 phòng giao dịch với tổng số cán bộ, công nhân viên là 70 người. Ngoài ra, Vietinbank KCN Quế Võ còn có Phòng Hỗ trợ tín dụng thuộc quản lý của Trụ sở chính Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam với chức năng độc lập là thực hiện chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ cũng như kiểm soát tín dụng tại Chi nhánh.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của VietinBank KCN Quế Võ * Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Ban giám đốc:
+ Giám đốc phụ trách hoạt đông chung của Chi nhánh, đồng thời phụ trách trực tiếp Phòng KHDN, Phòng TCHC, chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo VietinBank và pháp luật về quyết định của mình.
+ Các Phó giám đốc phụ trách nhiệm vụ được Giám đốc ủy quyền phù hợp với quy định của NHNN, VietinBank và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Các Phòng Khách hàng Doanh nghiệp (Bao gồm phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng doanh nghiệp FDI)
+ Là các phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng ngoại tệ và VND;
Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Bán lẻ Các phòng giao dịch trực thuộc Ban Giám đốc Phòng Tiền tệ - kho quỹ Phòng Kế toán Các phòng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng hỗ trợ tín dụng
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh theo quy định của VietinBank; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, bảo lãnh, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của VietinBank;
+ Thực hiện thăm dò ý kiến khách hàng, phân tích đánh giá để đưa ra các đề xuất về các giải pháp nâng cao hiệu quả, cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có và phát triển dịch vụ mới;
+ Phản ánh kịp thời các vấn đề vướng mắc trong cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh.
- Phòng bán lẻ: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ cá nhân và các khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô (quy mô doanh thu thuần dưới 20 t đồng) để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của VietinBank.
- Phòng Kế toán :
+ Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh. Cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch.
+ Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành;
- Phòng tiền tệ – kho quỹ
+ Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và VietinBank. Ứng và thu tiền cho các Phòng giao dịch, các giao dịch viên, thu chi tiền mặt cho các Doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
+ Đầu mối phối hợp với các phòng/tổ nghiệp vụ liên quan của Chi nhánh tổ chức thực hiện kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và các loại tài sản bảo quản trong kho tiền;
cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước, của ngành và quy định của VietinBank. Thực hiện công tác quản trị, công tác hậu cần, cở sở vật chất, trang thiết bị làm việc và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn tại Chi nhánh.
- Các Phòng giao dịch:
+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của NHNN và VietinBank.
+ Thực hiện việc phát hành, thanh toán giấy tờ có giávà các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN và VietinBank.
2.1.3 Tập khách hàng của Vietinbank KCN Quế Võ
Vietinbank KCN Quế Võ phục vụ đa dạng các phân khúc khách hàng, cụ thể chia làm hai phân phúc:
- Thứ nhất là phân khúc khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp siêu vi mô (là các doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm liền kề từ 20 t đồng trở xuống).
- Thứ hai là phân khúc Khách hàng doanh nghiệp là các doanh nghiệp và đơn vị hạch toán phụ thuộc của Doanh nghiệp, Hợp tác xã có doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm liền kề từ 20 t đồng trở lên; Tổng công ty đầu tư và quản lý vốn nhà nước; các ban quản lý dự án, đơn vị hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, hiệp hội và các tổ chức kinh tế khác).
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tại Vietinbank KCN Quế Võ
2.2.1 Hoạt động tìm kiếm khách hàng và thẩm định trước khi cho vay
Bước đầu tiên của quy trình cho vay bắt đầu từ việc cán bộ tín dụng gặp gỡ, tiếp cận và khai thác nhu cầu vay vốn của khách hàng. Sau đó, tùy thuộc mục đích vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập các hồ sơ vay vốn cần thiết theo đúng quy định của ngân hàng trong từng thời kỳ. Căn cứ vào thông tin khách hàng cung cấp,