mại.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, đối với các NHTM thì hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chính và luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế cũng theo đó mà tăng lên do đó vai trò của tín dụng ngân hàng lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay không chỉ có ý nghĩa đối với ngân hàng nói riêng mà nó còn có ý nghĩa đối với khách hàng vay vốn và với toàn bộ nền kinh tế nói chung.
1. Đối với ngân hàng
Cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu. Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay là biện pháp để duy trì sự ổn định và phát triển của ngân hàng. Đây cũng chính là hoạt động để đảm bảo an toàn và làm tăng lợi nhuận, từ đó khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường.
Ngày nay với sự xuất hiện của ngày càng nhiều loại hình ngân hàng do đó để có thể tồn tại và phát triển ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của mình.
Hiện tượng phổ biến của các NHTM hiện nay ở Việt Nam là năng lực cạnh tranh còn thấp, năng lực tài chính còn hạn chế, quy mô hoạt động nhỏ, chất lượng và hiệu quả kinh doanh còn thấp, chuyên nghiệp về điều hành còn thấp, rủi ro tiềm tàng cao. Các cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động ngân hàng mà gần đây nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới không ít các ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản, các ngân hàng đứng vững được là các ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt, có năng
lực tài chính mạnh.
Hoạt động cho vay hiệu quả là điều kiện để ngân hàng bảo toàn nguồn vốn của mình. Mục tiêu chủ yếu của ngân hàng là lợi nhuận mà nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng tạo ra lợi nhuận là cho vay vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay là nhân tố quan trọng để tăng lợi nhuận. Hiệu quả hoạt động cho vay được nâng cao giúp ngân hàng tăng khả năng trích lập quỹ dự phòng rủi ro.
Hoạt động cho vay được nâng cao đòi hỏi trình độ của cán bộ công nhân viên cũng từng bước được nâng cao để đáp ứng được nhu cầu đó. Do vậy nguồn lực con người được nâng cao hơn.
2. Đối với khách hàng vay vốn
Góp phần lành mạnh hóa quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp dựa trên những điều kiện thoả thuận giữa 2 bên giúp cho doanh nghiệp thoả mãn yêu cầu về vốn, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường và có thể cạnh tranh thì các doanh nghiệp cần một lượng vốn lớn do đó khi chất lượng hoạt động cho vay được nâng cao thì có thể đáp ứng đầy đủ và tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay còn giúp cho ngân hàng thu về đầy đủ và đúng hạn cả gốc và lãi. Doanh nghiệp được vay vốn đầy đủ sẽ có nguồn vốn để đổi mới tài sản cố định và đạt được các mục tiêu: tăng số lượng, chất lượng của sản phẩm, giá thành hạ, tăng tiêu thụ dẫn đến tăng lợi nhuận. Đó chính là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Xét trên góc độ tài chính doanh nghiệp nhạy cảm trong đầu tư sản xuất kinh doanh sẽ hạ thấp được chi phí sản xuất. Nếu chỉ trông chờ vào nguồn vốn tích luỹ thì sẽ mất thời gian dài doanh nghiệp mới có thể có điều kiện đổi mới trang thiết bị của mình như vậy doanh nghiệp có thể tụt hậu so với các doanh nghiệp khác. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay không có chỗ đứng cho các sản phẩm lạc hậu, do vậy biện pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp đó là đi vay ngân hàng. Vì so với các hình thức khác thì đây là hình thức tiết kiệm nhất mà hiệu quả lại cao.
3. Đối với nền kinh tế
Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ của lưu thông hàng hoá thì hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Đảm bảo hiệu quả hoạt động cho vay là điều kiện để ngân hàng thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình. Việc này có thể làm giảm lượng tiền trong lưu thông dẫn đến điều hoà và ổn định lưu thông tiền tệ.
Hoạt động cho vay của ngân hàng làm giảm hệ số tiền nhàn rỗi trong lưu thông, đáp ứng nhu cầu vốn cho tái sản xuất mở rộng. Trong nền kinh tế thường xuyên xuất hiện các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các thành phần kinh tế, đồng thời xuất hiện một bộ phận thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Thông qua chức năng phân phối vốn theo nguyên tắc hoàn trả trong cho vay, các nguồn vốn được đưa vào luân chuyển trong hệ thống NHTM tạo cơ sở thúc đẩy luân chuyển vật tư hàng hoá và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Nhờ có hoạt động cho vay của NH các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, nền kinh tế có thể tái sản xuất mở rộng nhanh chóng hơn giúp nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Hoạt động cho vay của ngân hàng là công cụ có tác động trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn. Là một trong những công cụ thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc hỗ trợ các ngành kinh tế kém phát triển, thúc đẩy các ngành mũi nhọn phát triển. Đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các vùng miền.