5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.1. Khái quát chung về tỉnh Tiền Giang và Kho bạc Nhà nước Tiền Giang
2.1.1 Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vừa nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có lợi thế về vị trí địa lý và hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng thuận lợi, nằm trên các trục hành lang kinh tế đô thị quan trọng của quốc gia về đường bộ như quốc lộ 1A, 30, 50, 60 và đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ. Ngoài hệ thống đường bộ, Tiền Giang còn có 32 km bờ biển và hệ thống các Sông Tiền, sông Soài Rạp,... nối liền các tỉnh ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh thuận lợi cho việc giao thương và phát triển kinh tế giữa các tỉnh miền Tây về TP Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Dựa vào lợi thế này, UBND tỉnh Tiền Giang luôn coi trọng công tác ĐT XDCB là tiên phong, luôn tiến hành đồng bộ và từng bước hiện đại, nhằm tạo sự đột phá trong phát triển KT-XH, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH); tạo cơ hội để phát triển mạnh kinh tế đối ngoại; thu hút nguồn lực từ bên ngoài đầu tư cho phát triển KT-XH của tỉnh.
Hình thành các cực tăng trưởng, vùng trọng điểm: Xây dựng các khu công nghiệp. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và từng bước hiện đại ở cả đô thị và nông thôn: Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút các dự án đầu tư; nâng cấp hệ thống giao thông bao gồm cả đường bộ, đường thủy và mạng lưới giao thông nông thôn. Đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, phát triển các đô thị trung tâm, đô thị ngoại vi và các điểm dân cư nông thôn nhằm tạo ra một bức tranh phân bố dân cư mới. Cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng TP Mỹ Tho cho tương xứng với đô thị loại I - trung tâm KT-XH của vùng Bắc Sông Tiền; chỉnh trang, nâng cấp, phát triển thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy. Phát triển nguồn nhân lực
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
chất lượng cao và xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH theo hướng CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển các cơ sở đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cho tỉnh và một số địa phương khác.
2.1.2. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước Tiền Giang
2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc Nhà nước Tiền Giang
Hệ thống KBNN được thành lập và đi vào hoạt động trong phạm vi cả nước từ ngày 01/4/1990 theo Quyết định số 07/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về chuyển giao công tác quản lý quỹ NSNN từ ngành Ngân hàng Nhà nước sang Bộ Tài chính. Qua quá trình hoạt động và phát triển hệ thống KBNN đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong nền kinh tế, trong hệ thống Tài chính Quốc gia.
Cùng với hệ thống Kho bạc cả nước, KBNN Tiền Giang được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1990. Qua 27 năm hoạt động, KBNN Tiền Giang đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Hệ thống KBNN tỉnh Tiền Giang gồm có văn phòng KBNN tỉnh và 11 chi nhánh như: KBNN Cái Bè; KBNN Cai Lậy; KBNN Thị xã Cai Lậy, KBNN Tân Phước; KBNN Châu Thành; KBNN Mỹ Tho; KBNN Chợ Gạo; KBNN Gò Công Tây; KBNN Thị xã Gò Công; KBNN Gò Công Đông; KBNN Tân Phú Đông.
KBNN Tiền Giang là đơn vị có phong trào thi đua mạnh, đã được Nhà nước tặng Huân chương Lao động Hạng ba, nhiều bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh và Giấy khen của KBNN cho tập thể và một số cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua của ngành. Với sự nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công chức, KBNN Tiền Giang đã có những bước phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, góp phần phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền trong việc xây dựng và phát triển KT-XH của tỉnh Tiền Giang. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Công tác quy hoạch cán bộ vẫn luôn được thực hiện thống nhất từ Trung ương- tỉnh – thành phố - huyện để xây dựng nguồn cán bộ lâu dài và ổn định. Công tác luân chuyển cán bộ được chú trọng ở toàn bộ hệ thống KBNN Tiền Giang
Bảng 2.1. Số lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ công chức tại KBNN tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015-2017
Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2016 2017 2016/ 2015 +/- % 2017/ 2016 +/- % Tổng số cán bộ Người 54 52 53 -2 96,3 1 101,9 Thạc sỹ Người 1 1 1 0 100 0 100 Đại học (ĐH) Người 39 39 40 0 100 1 102,6 Cao đẳng và trung cấp (CĐ & TC) Người 11 8 7 -3 72,7 -1 87,5 Tỉ lệ % thạc sỹ % 1,19 1,92 1,89 Tỷ lệ % trình độ ĐH % 72,2 75 75,47 Tỷ lệ % CĐ & TC % 20,3 15,4 13,2
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - KBNN Tiền Giang)
Như vậy tỷ lệ cán bộ có trình độ Đại học, cao đẳng, trung cấp chiểm tỷ lệ cao trong tổng biên chế định mức của đơn vị. Điều này cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ đang được cải thiện phát triển không ngừng trình độ chuyên môn. Tính đến năm 2017, tổng số cán bộ là 53 biên chế. Trong đó cán bộ có bằng thạc sỹ 01 biên chế chiếm 1,89% , 10 biên chế ngạch chuyên viên đang theo học và chuẩn bị hoàn thành chương trình thạc sỹ, Đại học là 40 biên chế chiếm tỷ lệ 75%, dưới đại học là 7 biên chế chiếm tỷ lệ là 13,2%. So sánh qua các năm, số công chức có trình độ thạc sỹ đang có xu hướng tăng dần. Điều này chứng tỏ công chức KBNN TG đang dần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần giúp ích tỉnh nhà, nhất là sử dụng NSNN hiệu quả, tiết kiệm.
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn KBNN TG
KBNN Tiền Giang là tổ chức trong hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính nhà nước, huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển với một số hoạt động chính:
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
- Tập trung quản lý các khoản thu NSNN. Thực hiện phân chia số thu NSNN cho các cấp Ngân sách theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện việc kiểm soát các khoản chi NSNN của từng đối tượng thụ hưởng ngân sách theo dự toán ngân sách được duyệt.
- Thực hiện việc xuất, nhập các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước: tiền, tài sản, tạm thu, tạm giữ, và các khoản tịch thu đưa vào tài sản Nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức kiểm soát chi vốn đầu tư các DA sử dụng nguồn vốn NSNN.
- Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Thực hiện phát hành trái phiếu của Chính phủ.
- Tổ chức công tác kế toán và quyết toán quỹ NSNN theo đúng niên độ Ngân sách.
- Lưu giữ, bảo quản tài sản, tiền và các chứng chỉ có giá của Nhà nước của các cơ quan, đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN.
- Mở tài khoản và tổ chức giao dịch với các đơn vị, tổ chức... được NSNN cấp kinh phí.
- Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động Kho bạc Nhà nước trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định [14].
2.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Khobạc Nhà nước Tiền Giang giai đoạn 2015-2017 bạc Nhà nước Tiền Giang giai đoạn 2015-2017
2.2.1. Mô hình tổ chức Bộ máy kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước Tiền Giang
Thực hiện nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 1357/QĐ-BTC ngày 19/7/2017 (sửa đổi, bổ sung quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Năm 2017, KBNN Tiền Giang hiện có 53 CB công chức gồm 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc và 51 nhân viên, được biên chế vào 7 phòng
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
nghiệp vụ. Về trình độ chuyên môn có 75,47 % CB có trình độ Đại học, 13,2% CB có trình độ Cao đẳng và Trung cấp. Hiện nay phòng KSC được bố trí 15 biên chế có trình độ đại học gồm: 1Trưởng phòng, 2 Phó phòng và 12 công chức. Ngoài ra còn có các CB thuộc Phòng KSC của 11 đơn vị KBNN huyện, thành phố trực thuộc, thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm soát thanh toán VĐT. Từ tháng 10 năm 2017, KBNN thực hiện thống nhất đầu mối KSC NSNN thì tổ chức bộ máy của KBNN cấp huyện được tinh gọn hơn, không còn đơn vị cấp tổ trong cơ cấu tổ chức tại KBNN cấp huyện theo đúng chủ trương của Chính phủ, Bộ Tài chính [34]. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ làm công tác KSC VĐT XDCB còn hạn chế trong khi đó phải thực hiện kiểm soát các dự án từ NSNN cấp Trung ương, tỉnh (KBNN cấp tỉnh), NSNN cấp huyện, xã (KBNN cấp huyện) nên gây nhiều khó khăn cho các CB KSC có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
: chỉ đạo, điều hành
: phối hợp thực hiện nhiệm vụ : hướng dẫn, kiểm tra
Hình 2.1. Tổ chức Bộ máy Kiểm soát chi vốn ĐTXD CB tại KBNN Tiền Giang
(Nguồn Phòng Tổ chức cán bộ - KBNN Tiền Giang)
GIÁM ĐỐC KHO BẠC NHÀ NƯỚC TIỀN GIANG
PHÒNG KIỂM SOÁT CHI PHÒNG KẾ TOÁN
GIÁM ĐỐC KBNN CÁC HUYỆN PHÒNG KIỂM SOÁT CHI CÁC HUYỆN TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
2.2.2 Quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhànước Tiền Giang nước Tiền Giang
2.2.2.1. Cơ sở pháp lý cho công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước
Hoạt động tổ chức KSC VĐT XDCB NSNN thực hiện trên quy trình được KBNN ban hành kèm theo Quyết định số: 5657/QĐ-KBNN ngày 28 tháng 12 năm 2016, Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN theo Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ngày 15/09/2017, Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN và Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN và các văn bản hướng dẫn quản lý thanh toán vốn đầu tư hiện hành. Thực hiện cam kết chi theo Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách qua KBNN, Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 1/03/2016 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.
Ngoài ra trong quá trình kiểm soát chi VĐT XDCB, KBNN Tiền Giang đã áp dụng Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/06/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, Luật xây dựng số 50/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, Luật NSNN số 83/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25/06/2015, hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017 và một số biểu mẫu kèm theo Thông tư số 77/2017/TT- BTC ngày 28/07/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
Trên cơ sở hồ sơ pháp lý từng bước thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH của đất nước; chống thất thoát, lãng phí; bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công, thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn quản lý nhà nước
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
của tổ chức, cá nhân; quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp đầu tư.
Chính các qui định này đã làm tăng tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của các đơn vị thực hiện DA, nâng cao kỷ luật tài chính, thực hiện công khai, dân chủ về mặt tài chính, đồng thời từng bước ổn định tình hình tài chính và nâng cao chất lượng quản lý vốn, KSC VĐT XDCB, bước kiểm soát cuối cùng trước khi đồng vốn ra khỏi NSNN và được chuyển đúng cho đơn vị thụ hưởng. Nhờ đó một lần nữa, khẳng định vốn đầu tư được chi ra hiệu quả, tiết kiệm, giảm thiểu thất thoát lãng phí NSNN tại KBNN Tiền Giang.
2.2.2.2. Đường luân chuyển chứng từ về kiểm soát chi Vốn đầu tư xây dựng cơ bản Đường luân chuyển chứng từ về KSC VĐT XDCB được tóm tắt như sau:
(1)
(7) (4)
(6) (5)
(2) (3)
Hình 2.2. Đường luân chuyển chứng từ trong công tác kiểm soát chi
(Nguồn Phòng Kiểm soát chi - KBNN Tiền Giang)
*Trình tự chứng từ thanh toán VĐT được luân chuyển theo trình tự sau:
(1) CĐT gửi hồ sơ đề nghị tạm ứng hoặc thanh toán đến KBNN Tiền Giang thông qua cán bộ thanh toán nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của hồsơ.
(2) Sau khi kiểm tra nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, CB KSC ghi đầy đủ nội dung, ký vào Giấy đề nghị thanh toán VĐT, giấy rút VĐT trình lãnh đạo phòng KSC.
(3) Lãnh đạo phòng KSC ký và trả CB KSC để trình lãnh đạo KBNN duyêt. (4) CB KSC để trình lãnh đạo KBNN duyêt.
(5) Sau khi duyệt xong hồ sơ được chuyển về cho CB KSC. Chủ đầu tư Cán bộ kiểm soát chi Kế toán Lãnh đạo KBNN Lãnh đạo Phòng KSC TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
(6) CB KSC chuyển Giấy rút VĐT sang cho Kế toán.
(7) Kế toán thực hiện tiến hành công tác thanh toán vốn, rồi chuyển chứng từ lại cho CB KSC để lưu trữ hồ sơ theo qui định.
Trong giai đoạn 2015-2017, KBNN Tiền Giang đã giải ngân một số dự án cấp bách như: tu bổ đê điều, khắc phục sư cố về đê điều, kè chống sạt lở ở các tuyến đê (Dự án Kè chống sạt lở dọc sông Bảo Định, Mỹ Tho), gia cố xây dựng các đập nước; củng cố đảm bảo an toàn giao thông như các dự án trọng điểm, các dự án cầu yếu (DA 5 kênh Bắc Quốc lộ 1A) và đường tới trung tâm xã, các dự án chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đảm bảo một số nhiệm vụ đột xuất ngành an ninh quốc phòng, một số dự án thuộc lĩnh vực khác có nhu cầu đột xuất cấp bách về vốn để triển khai như y tế, văn hóa, giáo dục…. Đặc biệt trong thời gian gần đây một số dự án ngành giao thông thủy lợi được đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cũng được Chính phủ cho phép ứng trước kế hoạch hàng năm để giải quyết khó khăn về vốn cũng như một số thủ tục về đầu tư XDCB, hầu hết các công trình được ứng vốn là những công trình quan trọng của đất nước phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế theo chủ trương của Đảng và nhà nước. Bên cạnh đó việc ứng vốn còn được tập trung cho công tác GPMB những công trình