Tăng cường trách nhiệm của CĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước tỉnh tiền giang (Trang 104 - 108)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.8. Tăng cường trách nhiệm của CĐT

- CĐT cần chấp hành đúng chế độ, chính sách về quản lý chi phí đầu tư, có trách nhiệm khi sử dụng vốn NSNN, thanh quyết toán công trình đúng qui định.

- CĐT cần phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng của từng người, nhất là những người làm công việc kế toán không được tùy tiện ký hồ sơ, ký nháy chữ ký của thủ trưởng đơn vị, con dấu tại đơn vị cần phải được quản lý chặt chẽ nhằm tránh chiếm đoạt NSNN.

- CĐT không những có trách nhiệm với những công trình trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư mà cả công trình khai thác và đang đưa vào sử dụng, đây là bước quan trọng để đánh giá uy tín, năng lực quản lý sử dụng vốn của CĐT, cần công khai, minh bạch trong công tác đấu thầu, đánh giá chất lượng công trình đang sử dụng để giao quản lý vốn các công trình kế tiếp và ngược lại.

- Với công tác GPMB, CĐT cần áp giá chi phí bồi thường, giải tỏa sát với giá thực tế, cấp, phát nền tái định cư đảm bảo kế sinh nhai, ổn định cuộc sống của người dân, tránh khiếu kiện, hạn chế ảnh hưởng tối đa đến tiến độ thi công công trình.

- CĐT nâng cao trách nhiệm trong công tác thẩm định, trình duyệt các DA đầu tư bảo đảm đúng thời gian quy định, tăng cường công tác kiểm tra, rà soát tiến độ các công trình, xác định trách nhiệm từng khâu trong thực hiện tiến độ thi công cũng như năng lực của đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu thi công để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời những tồn tại, yếu kém. Đối với các nhà thầu, nếu không phối hợp quyết toán các DA thì không được tham gia dự thầu những công trình khác.

- CĐT cần có sự phối hợp nhịp nhàng với KB không chậm trễ khâu gửi hồ sơ thanh toán, thực hiện đối chiếu hàng tháng, hàng quí, hàng năm với KB theo qui định,

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

hạn chế các sai sót, hoàn thiện hồ sơ nhanh, gọn, chính xác nhằm nâng cao chất lượng sử dụng vốn NSNN hiệu quả. Ngoài ra, KBNN Tiền Giang cần có mối liên hệ chặt chẽ với CĐT:

+ KBNN có công khai, minh bạch đầy đủ các quy trình, thủ tục đầu tư tại sảnh giao dịch KBNN nơi CĐT đến giao dịch thanh toán, tra cứu thực hiện một cách dễ dàng.

+ Công khai đường dây nóng để CĐT trao đổi những thông tin cần thiết những vấn đề cán bộ công chức thực hiện công tác KSC VĐT còn chưa tốt, giao tiếp chưa thể hiện văn minh, văn hoá nghề, có biểu hiện nhũng nhiễu, gây khó khăn trong KSC. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Kiểm soát chi VĐT XDCB từ NSNN là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đến nguồn lực tài chính quan trọng của Quốc gia, quỹ NSNN bởi hoạt động ĐT XDCB là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trong xu thế hội nhập quốc tế, tăng thu nhập quốc dân, phát triển cơ cấu kinh tế mới. Tuy nhiên, việc đầu tư XDCB ở Việt Nam hiện nay còn dàn trải, thiếu tập trung, chi phí huy động vốn còn rất cao làm tăng nợ công Chính phủ thông qua nhiều dự án còn chậm tiến độ, có dự án hoàn thành không đạt mục tiêu đề ra, kém hiệu quả….Việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu, thay đổi thiết kế, phê duyệt lại dự toán làm tăng giá trị gói thầu, chính sách đền bù không thỏa đáng khá phổ biến dẫn đến lãng phí, gây thất thoát NSNN. Việc huy động và sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả, nguy cơ tăng nhanh công nợ, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài. Năng lực của một số nhà quản lý, CĐT còn hạn chế. Việc kiểm soát chi và sử dụng nguồn vốn ĐTXD CB chưa thật sự hiệu quả. Nhất là khi nguồn thu NSNN nước ta còn hạn hẹp thì việc KSC VĐT XDCB cần phải chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát NSNN, giảm nợ đọng vốn ĐT XDCB, giảm nợ công Chính phủ. Từ kết quả nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Tiền Giang” ta có thể kết luận:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác KSC VĐT XDCB từ nguồn vốn NSNN.

Thứ hai, Phân tích đánh giá thực trạng công tác KSC và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện KSC VĐT XDCB từ nguồn vốn NSNN. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác KSC VĐT XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn Tiền Giang đạt được cả chất và lượng trong quá trình kiểm soát, thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, đảm bảo sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế tiêu cực, giảm thất thoát, lãng phí, góp phần nâng cao hiệu

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

quả sử dụng vốn NSNN. Kết quả đạt được này phần lớn chính là nhờ sự phấn đấu học tập, nỗ lực làm việc, những kiến tạo khoa học của CB KSC, sự phối hợp khá tốt của các đơn vị, Cơ quan Ban, ngành. CB KB kiểm soát chặt chẽ các khoản chi làm giảm đáng kể nợ đọng VĐT XDCB, nợ công Chính phủ, giải ngân vốn kịp thời tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế chung của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công nhất định cũng đã phát sinh nhiều hạn chế, bất cập như cơ chế tạm ứng và thu hồi tạm ứng chưa phù hợp, việc kiểm soát và quản lý cam kết chi còn gặp nhiều khó khăn, chế độ thông tin báo cáo về tình hình thanh toán VĐT chưa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn, việc nộp trả, thu hồi NSNN chưa dứt điểm, đặc biệt việc phân bổ và điều chỉnh kế hoạch vốn còn chậm, chưa bám sát tiến độ dự án, dồn vào thời điểm cuối năm ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân VĐT XDCB trong toàn hệ thống Kho bạc. Đó không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành KB mà còn là trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan các cấp có liên quan làm ảnh hưởng đến công tác KSC VĐT XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN. Thứ ba,luận văn đề xuất tám nhóm giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiệncông tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới. (1) Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức; (2) Nhóm giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ KSC VĐT XDCB; (3) Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi VĐT; (4) Hiện đại hoá hoạt động kiểm soát chi VĐT XDCB dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin; (5) Tăng cường việc đôn đốc thu hồi tạm ứng vốn đầu tư; (6) Coi trọng việc nộp trả NSNN và thanh toán khi công trình được phê duyệt quyết toán; (7) Tăng cường sự phối hợp của các chủ đầu tư, đơn vị chuyên môn có liên quan với KBNN;(8) Tăng cường trách nhiệm của CĐT. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước tỉnh tiền giang (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)