Hạn chế trong công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước tỉnh tiền giang (Trang 87)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.4.2. Hạn chế trong công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Thứ nhất, hạn chế trong việc phân bổ và điều chỉnh kế hoạch vốn

Việc phân bổ kế hoạch vốn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng KSC. Phân bổ vốn dàn trải, không bám sát tiến độ dự án, không khoa học, không cập nhật số liệu giải ngân chính xác trước khi điều chỉnh vốn dẫn đến điều chỉnh nhiều lần gây mất nhiều thời gian, tạo áp lực lớn cho cán bộ KB và CĐT. Thông thường, các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia nếu không thanh toán hết trong năm kế hoạch thì được phép kéo dài đến ngày 30 tháng 6 năm sau. Tuy nhiên, tùy từng điều kiện cụ thể của DA mà Sở kế hoạch thông báo kéo dài kế hoạch vốn cho phù hợp. Không thể thông báo kéo dài kế hoạch vốn sang năm sau nếu như DA đã hoàn thành việc thanh toán quyết toán công trình. Hoặc thông báo số kế hoạch vốn được kéo dài sang năm sau cao hơn số dư kế hoạch vốn năm trước. Vì vậy cần phải cập nhật quá trình thanh toán, quá khứ gần nhất đã phân bổ kế hoạch vốn của DA đó trước khi cho phép kéo dài kế hoạch vốn. Năm nào cũng vậy, cứ đến cuối năm vẫn còn thông báo kế hoạch vốn, thậm chí gần hết thời hạn thanh toán vẫn tiếp tục điều chỉnh kế hoạch vốn, hoặc có dự án KBNN đã cấp thanh toán vốn nhưng lại điều chỉnh giảm kế hoạch nhiều hơn so với số vốn đã thanh toán, hoặc cắt hẳn KHV …dẫn đến KHV phân bổ không phù hợp, tên dự án thì không thống nhất giữa các lần thông báo làm cho KBNN khó theo dõi. Việc không dùng mã dự án kèm theo

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

tên dự án trong biểu mẫu khi thông báo KHV đến các cơ quan có liên quan cũng là một bất tiện. Nhất là đối với các DA có tên gần giống nhau rất dễ bị nhầm lẫn…

Chính việc phân bổ và điều chỉnh kế hoạch vốn không chính xác gây áp lực rất nhiều cho CB KB, làm việc liên tục không nghỉ ngơi, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe CB KSC, ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ giải ngân VĐT, ảnh hưởng đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp, công trình đầu tư kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng công trình, đầu tư không hiệu quả…gây thất thoát NSNN.

Thứ hai, hạn chế trong việc tạm ứng và thu hồi tạm ứng

- Cán bộ KSC luôn bị tạo áp lực lớn về giải quyết hồ sơ giải ngân và thu hồi tạm ứng do các CĐT không chủ động giải quyết trong năm. Đặc biệt là công tác kiểm soát vốn GPMB còn gặp rất nhiều khó khăn do chính sách đền bù chưa được đồng bộ, đơn giá đền bù đôi khi chưa phù hợp với mặt bằng giá trị thực tế. Từ đó ảnh hưởng tới việc thu hồi tạm ứng vốn GPMB, tồn đọng số dư tạm ứng lớn, kéo dài qua nhiều năm. Trong công tác quản lý KSC tạm ứng VĐT XDCB vẫn còn tình trạng trì hoãn, chậm thu hồi tạm ứng vốn đầu tư diễn ra khá phổ biến nhằm tranh thủ nguồn vốn được phân bổ (đặt biệt là đối với những dự án được Ngân sách cấp trên hỗ trợ), vẫn còn phát sinh hiện tượng chạy tạm ứng vào cuối năm để tránh bị xem xét điều chuyển hoặc cắt bớt nguồn vốn. Do luật chưa qui định tỉ lệ thu ứng cụ thể mà do thỏa thuận trong hợp đồng giữa CĐT và nhà thầu nên tồn đọng số dư tạm ứng lớn, thu hồi chưa đúng qui định. Điều này biểu hiện rõ nhất khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 60/2016/NQ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016.

Thứ ba,về công tác kiểm soát, quản lý cam kết chi

Cán bộ Kho bạc mất nhiều thời gian trong khâu kiểm tra dự toán cũng như đăng ký cam kết chi. Theo Thông tư số 40/2016/TT- BTC ngày 01/03/2016 của Bộ Tài chình Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2008) thì các trường hợp chậm trễ cam kết chi như thời gian thực hiện cam kết chi không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực và

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

đối với những hợp đồng nhiều năm kể từ năm thứ 2 trở đi thời gian thực hiện cam kết chi không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày được giao dự toán, nếu quá thời hạn qui định thì sẽ bị xử lý vi phạm CĐT [22]. Tuy nhiên CĐT đã làm cam kết chi, gửi cán bộ thanh toán nhưng cán bộ thanh toán chưa đăng ký cam kết chi do Sở Tài chính chưa nhập dự toán. Và khi nhập dự toán thì cán bộ Sở Tài Chính chưa phối hợp chặt chẽ với Kho bạc về mã chương, ngành kinh tế đúng theo qui định cũng như thông báo ngày nhập. Nhiều khi Cán bộ KSC kiểm tra dự toán hằng ngày nhưng lại chưa có dự toán đến khi đã có dự toán thì lại không biết Sở tài chính nhập dự toán ngày nào để đăng ký cho kịp lúc do áp lực của cán bộ thanh toán là kiểm soát nhiều hồ sơ theo đúng quy định và không trễ hạn, nhất là vào thời điểm cuối mỗi quý, số lượng hồ sơ được CĐT gửi đến rất nhiều. Cho nên khi kiểm tra lại dự toán thì Sở Tài chính đã nhập quá 10 ngày quy định, khi đó đã trễ hạn cam kết chi. Vì vậy cần quy định công khai thời gian nhập dự toán cũng như trách nhiệm của Sở Tài Chính ảnh hưởng đến việc thực hiện cam kết chi tại KBNN trước khi ra quyết định xử phạt CĐT theo Thông tư số 54/2014/TT-BTC ngày 24/4/2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực KBNN và Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; Kho bạc Nhà nước.

Vì vậy, việc nhập dự toán cần công khai, minh bạch thì việc xử lý vi phạm của CĐT đối với cam kết chi mới rõ ràng và đúng qui định.

Thứ tư,chế độ thông tin báo cáo về tình hình thanh toán vốn đầu tư

Hiện tại, chế độ thông tin báo cáo được thực hiện theo quy định Thông tư số 99/2013/TT-BTC ngày 26/07/2013 của Bộ Tài chính và Chương trình THBC ĐTKB-LAN do KBNN xây dựng đưa vào vận hành trong toàn hệ thống nhằm phục vụ cho việc tổng hợp báo cáo nhanh, kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, do yêu cầu ngày càng cao của các Đoàn thanh tra, kiểm toán cần phải cung cấp thêm thông tin. Khi đó, chương trình báo cáo kết xuất không đủ, cán bộ KSC mất nhiều thời gian tiến hành rà soát lại, chấp, vá, nhiều báo cáo mới hoàn thành một báo cáo hoàn

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

chỉnh phục vụ Đoàn thanh tra, kiểm toán. Vì vậy các chương trình tổng hợp Báo cáo cần được nghiên cứu nâng cấp và cập nhật các chương trình Báo cáo cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Thứ năm, hạn chế trong việc nộp trả Ngân sách Nhà Nước

Mỗi công trình, dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể hiện sự chênh lệch giữa giá trị quyết toán và giá trị đề nghị quyết toán của CĐT khác nhau.

Khi giá trị quyết toán được duyệt nhỏ hơn số vốn đã thanh toán: CB KSC phải có trách nhiệm phối hợp với CĐT thu hồi số vốn đã chi trả lớn hơn so với số phê duyệt quyết toán, nộp NSNN và hạch toán giảm cấp phát cho dự án. Đa số các nhà thầu thi công/đơn vị tư vấn tuân thủ theo đúng quy định là nộp trả lại NSNN theo phê duyệt quyết toán. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại là một số nhà thầu/đơn vị vẫn không nộp số tiền phải trả NSNN, từ đó gây khó khăn cho CĐT cũng như KBNN Tiền Giang không thể nào tất toán được, hoặc một số trường hợp duyệt quyết toán quá muộn kể từ ngày công trình được nghiệm thu, khi đó có Doanh nghiệp đã phá sản nên không thể thu hồi nộp NSNN được, hoặc số tiền đền bù xuất toán không thu hồi được do người hưởng đền bù đã đi khỏi nơi cư trú hoặc đã mất…Vì vậy các công trình này lưu rất nhiều năm nhưng không thể tất toán được, gây lãng phí NSNN.

2.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế trong công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản

* Nguyên nhân chủ quan

- Hiện nay, trình độ của đội ngũ CB vẫn chưa đồng đều, hạn chế về mặt kinh nghiệm, trong khi thời gian gần đây thông tư, nghị định, văn bản, biểu mẫu... thay đổi, bổ sung khá nhiều, CB KSC vừa cập nhật, vừa giải quyết hồ sơ, vừa hướng dẫn các CĐT, Ban QLDA cập nhật, thực hiện sao cho đúng qui định, thêm vào đó là số lượng hồ sơ DA phát sinh rất nhiều nên đôi lúc CB KSC chưa đáp ứng yêu cầu về khâu kiểm tra, thanh toán đảm bảo chặt chẽ đúng chế độ, thời gian. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho chất lượng công tác kiểm soát, kiểm tra chi đầu tư trong thời gian qua chưa cao.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

-Các chương trình tin học KSC ĐT XDCB tuy đã phát huy được hiệu quả nhưng chưa cao, chậm đổi mới, các báo cáo đột xuất cung cấp các Đoàn thanh tra, kiểm toán còn diễn ra thủ công, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.KBNN chưa áp dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn Tiền Giang mà chỉ mới áp dụng dịch vụ công trực tuyến đối với KBNN TP.HCM, KBNN Cần Thơ… nên việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ thanh toán tại KBNN Tiền Giang chủ yếu thông qua giấy tờ. Chưa áp dụng chữ ký số điện tử nên sẽ rủi ro gây thất thoát NSNN.

* Nguyên nhân khách quan

Phê duyệt quy hoạch các dự án đầu tư xây dựng không hợp lý, hiệu quả thấp hoặc phải di dời gây lãng phí VĐT

Việc quy hoạch chi tiết chưa phù hợp với quy hoạch tổng thể, chưa dựa trên quy hoạch tổng thể của tỉnh, huyện, ngành.

Nhiều dự án sai về chủ trương đầu tư, không đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, không phù hợp với qui hoạch, có những dự án sau khi có quyết định đầu tư lại bị đình hoãn, giãn tiến độ thi công.

Định mức, đơn giá trong XDCB

Định mức, đơn giá trong XDCB tại tỉnh Tiền Giang còn thiếu, chưa đồng bộ, hệ thống đơn giá xây dựng theo khu vực còn mang tính bình quân chưa gắn với vị trí xây dựng và đặc điểm riêng biệt của sản phẩm xây dựng, chưa gắn với thực tế giá cả thị trường làm cho CĐT thiếu cơ sở trong việc lựa chọn, vận dụng các định mức, đơn giá phù hợp với đặc thù của dự án do từng CĐT quản lý. Sự không rõ ràng trong việc xác định định mức, đơn giá có thể sẽ là kẽ hở cho tiêu cực, gây thất thoát cho NSNN. Đồng thời, cùng với việc quy định CĐT chịu hoàn toàn trách nhiệm về đơn giá định mức, thì phần nào hiệu quả công tác kiểm soát thanh toán của KBNN tỉnh Tiền Giang cũng bị suy giảm.

Các qui định chồng chéo trong nhiều văn bản

Hoạt động ĐT XDCB là lĩnh vực rất nhạy cảm, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy việc quản lý hoạt động ĐT XDCB và VĐT XDCB được quy định trong rất nhiều các quyết định, Thông tư, Nghị định

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

khác nhau. Số lượng các văn bản liên quan tương đối lớn và được sửa đổi nhiều lần nên không tránh khỏi tình trạng chồng chéo nhau, không nhất quán, gây khó khăn trong việc thực hiện triển khai dự án do đó ảnh hưởng tới công tác KSC.

Cơ chế chính sách quản lý ĐT XDCB thay đổi rất nhiều, phức tạp, cán bộ chuyên quản đôi lúc cập nhật văn bản chế độ còn chậm do những thay đổi mới, phương pháp làm việc chưa khoa học. Đặc biệt là các cán bộ nghiệp vụ, khi năng lực công nghệ thông tin còn hạn chế, việc cập nhật kiến thức, nội dung mới phải có nhiều thời gian nghiên cứu nên có thể gây ra một số sai sót chủ quan trong công tác KSC.

Chấp hành qui định chi ĐT XDCB từ nguồn NSNN của Chủ đầu tư

Các CĐT thực hiện tham mưu công tác phân bổ kế hoạch vốn chậm, nhỏ lẻ và không sát thực tế do thiếu trình độ phân tích đánh giá tình hình dự án, không có kế hoạch cụ thể trong công việc, không bám sát những định hướng của chính quyền địa phương. Năng lực các cơ quan tư vấn chưa cao nên chưa phát huy được vai trò của mình trong công tác hỗ trợ cho CĐT, nhà thầu thực hiện dự án. Một số CĐT, nhà thầu năng lực quản lý còn hạn chế nên ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình, chưa kể đến cả hiện tượng móc nối để rút ruột công trình, tăng giá nguyên vật liệu…Tất cả các vấn đề trên đều gây khó khăn cho hoạt động KSC của KBNN trong việc phải thanh tra kiểm tra, rà soát đối chiếu nhiều lần các khoản mục của dự án.

Các CĐT thực hiện quản lý sử dụng NSNN chưa nghiêm túc nên việc thu hồi tạm ứng hay nộp trả NSNN còn chậm trễ, chưa đúng qui định. Nhiều CĐT không đôn đốc đơn vị làm khối lượng thực hiện để CĐT làm hồ sơ thanh toán hoặc chậm trễ trong việc chuẩn bị hồ sơ gửi Kho bạc, thường dồn vào những ngày cuối năm, gây quá tải hồ sơ và ảnh hưởng đến chất lượng KSC.

Quá trình thực hiện các dự án còn có quá nhiều sai phạm do CĐT, ban quản lý năng lực còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp cũng như chưa đánh giá đúng năng lực nhà thầu. Cơ chế đấu thầu hiện nay vẫn tồn tại bên trong những lỗ hổng cho tiêu cực diễn ra. Nhiều trường hợp đấu thầu chỉ mang tính chất hình thức.

Các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh.

Những năm gần đây, Nhà nước đã quan tâm, thay đổi, bổ sung cơ chế chính

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

sách quản lý vốn đầu tư XDCB tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định chi tiết về mức độ vi phạm và hình thức xử lý nghiêm minh trong một số trường hợp nhất định. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

CHƯƠNG 3:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC

NHÀ NƯỚC TỈNH TIỀN GIANG 3.1. Định hướng, mục tiêu

3.1.1. Định hướng, mục tiêu của KBNN

Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 138/2007/QDD-TTg ngày 21/08/2007 đã hoạch định và mở ra tầm cao mới cho Hệ thống Kho bạc Nhà nước, tạo bước tiến mới trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế với mục tiêu:

“Xây dựng Kho bạc Nhà nước hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định, vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động Kho bạc Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước tỉnh tiền giang (Trang 87)