5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.2.3. Quy hoạch các công trình đầu tư xây dựng cơ bản
*Việc quy hoạch các công trình ĐT XDCB tại tỉnh Tiền Giang được thực hiện theo quy định tại các Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ và các quy định hiện hành về lập và quản lý quy hoạch. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh đến năm
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các quy hoạch KT-XH cấp huyện, quy hoạch ngành và sản phẩm chủ yếu đã được lập, bổ sung, điều chỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể và điều kiện thực tiễn của tỉnh. Các Đề án quy hoạch đã được triển khai thực hiện và phát huy vai trò tích cực trong định hướng phát triển KT-XH của tỉnh và các ngành, các địa phương; làm cơ sở quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH đến năm 2020, đồng thời định hướng tốt cho việc đầu tư phát triển và kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2.2. Danh mục các dự án đầu tư trọng điểm tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015 – 2020[45]
STT Tên dự án Đơn vị tính Tổng mứcđầu tư Dự ÁnNhóm
1 Tiểu dự án kiểm soát và giảm rủi
ro do lũ vùng Ba Rài - Phú An Triệu đồng 335.386 B 2 Dự án Nâng cấp hệ thống kiểmsoát xâm nhập mặn vùng Gò Công Triệu đồng 142.034 B 3 Hạ tầng kỹ thuật – Quảng Trườngtrung tâm tỉnh Tiền Giang Triệu đồng 503.494 B 4
Dự án nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án TP.Mỹ Tho
Triệu đồng 1.152.539 A
5 Các cầu trên đường tỉnh 864 Triệu đồng 275.960 B
6
Khu neo trú bão cho tàu cá cửa sông Soài Rạp kết hợp bến cá Vàm Láng
Triệu đồng 157.528 B
7 Nâng cấp đê biển Gò Công Triệu đồng 887.166 B
8 Trường Đại học Tiền Giang (Khoakhoa học cơ bản) Triệu đồng 228.776 B 9 Cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đakhoa Trung Tâm tỉnh Tiền Giang Triệu đồng 94.997 B
(Nguồn: QĐ số 142/QĐ-TTg, ngày 28/01/2015)
Thực hiện Quyết định số 142/QĐ-TTg, ngày 28/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Tiền Giang đến năm 2020”. Ủy ban Nhân dân Tiền Giang xác định nhiệm vụ trọng tâm
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
của tỉnh là xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, kỹ thuật tại khu vực đô thị thành phố Mỹ Tho- đô thị loại I -hạt nhân trung tâm KT-XH của tỉnh, vừa là đô thị vệ tinh, là cực phát triển phía Tây Nam vùng TP. Hồ Chí Minh và cực phát triển phía Bắc của vùng ĐBSCL. KBNN Tiền Giang đã và đang thực hiện KSC VĐT XDCB tử nguồn NSNN nhiều dự án lớn trên địa bàn tỉnh như DA Quảng Trường Trung Tâm tỉnh Tiền Giang, Khu hành chính tỉnh Tiền Giang, DA Trường Đại học Tiền Giang, DA Xây dựng Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang với 1000 giường, DA nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiểu dự án TP.Mỹ Tho…
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh, huyện, lỵ cũng được làm mới, nâng cấp, sửa chữa. DA Đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, Dự án các cầu kênh Quốc lộ 1…đã được nghiệm thu và sử dụng trong nhiều năm qua, hiện nay đang thực hiện Dự án Đường cao tốc đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận dự kiến hoàn thành vào năm 2020 nhằm phục vụ các khu, cụm công nghiệp: KCN Mỹ Tho, Tân Hương, Long Giang, Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp; KCN Tân Phước 1 và KCN Tân Phước 2...góp phần tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Đầu tư XDCB các khu, cụm công nghiệp để thu hút các dự án đầu tư như khu công nghiệp Đông Nam Tân Phước, Gò Công, An Thạnh II ; nâng cấp hệ thống giao thông đường thủy: Dự án nâng cấp đê biển Gò Công, Dự án Thủy lợi Bảo Định giai đoạn 2, Hoàn thiện dự án ngọt hóa Gò Công. Hoàn chỉnh mạng cấp điện và cấp nước, xử lý ô nhiễm môi trường (Dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phô Mỹ Tho…) đáp ứng nhu cầu của một trung tâm kinh tế cấp vùng.
Ngoài ra, Tỉnh Tiền Giang hình thành các cực tăng trưởng, vùng trọng điểm: Nâng cấp, phát triển thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy đạt đô thị loại III; xây dựng hạ tầng đô thị thị trấn Vàm Láng để xứng tầm là khu trung tâm kinh tế biển, giao lưu kinh tế với các vùng phụ cận (Kiểng Phươc, Gia Thuận, Tân Phươc, Tân Điền, Cần Đươc, Cần Giờ, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh...) đồng thời là trung tâm trung chuyển hàng thủy hải sản của tỉnh và có vị trí quan trọng về an ninh – quốc phòng. Đầu tư các dự án khu dịch vụ hậu cần cảng biển tổng hợp năng lượng Tiền Giang
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
tại Gò Công Đông, Cảng Lê Thạch, Cảng nông sản thực phâm, Cảng hành khách Mỹ Tho; hỗ trợ triển khai, dự án Cảng quốc tế Nam Sài Gòn...Ngoài ra, UBND Tỉnh xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư thật sự thông thoáng và dễ thực hiện nhằm tạo lâp môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút các thành phần kinh tế đến đầu tư phát triển công nghiệp tại Tiền Giang. Trong đó đặc biệt ưu đãi đối với các nhà đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, dự án có vốn đầu tư lớn tạo ra giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại KT-XH phát triển nhanh và bền vững.
Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hạn chế như quy hoạch nhỏ lẻ, manh mún, khó hình thành đô thị có quy hoạch tổng thể thống nhất: công tác quy hoạch chưa được chú trọng đúng mức: bố trí ngân sách hàng năm cho công tác quy hoạch chưa thỏa đáng, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn chưa công khai, chất lượng quy hoạch về thị trấn, thị xã ở một số nơi chưa cao do không tuân thủ quy hoạch đã duyệt, mà theo ý tưởng của người có thẩm quyền, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, việc thực hiện quy hoạch còn thiếu sự kiểm tra, giám sát, chuyên môn, việc quản lý đô thị còn nhiều bất cập, hiện tượng xây dựng trái phép…gây lãng phí NSNN.