Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 42 - 45)

1.4.2.1 Kinh nghiệm của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Cao nguyên Mộc Châu với địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 1.050 m so với mặt nước biển. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm, mưa nhiều, đất đai màu mỡ, huyện Mộc Châu rất có tiềm năng, lợi thế để hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thực tế đã và đang tạo nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng, có tính cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích; tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp tại địa bàn; khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong vùng quy hoạch đầu tư hoặc liên doanh, liên kết theo hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu tập trung vào những cây, con chủ lực và có thế mạnh như bò sữa, chè. Năm 2016 toàn huyện hiện có tổng diện tích chè hiện có 1.850 ha, sản lượng đạt 23.380 tấn chè búp tươi; đàn bò sữa hiện có 18.680 con, sản lượng sữa tươi ước đạt 68.848 tấn. Cùng với đó, huyện chú trọng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi trồng cây ăn quả trên đất dốc, trồng cây phân tán. Đã chuyển đổi được 502 ha sang trồng cây ăn quả trên đất dốc, tăng 6,6 lần so với năm 2015; ghép mắt cho 659 ha, với 263.600 cây trồng. Trồng trên 92.200 cây phân tán, bằng 384,2% so với năm 2015; tổng diện tích cây chanh leo trên địa bàn huyện là 145 ha. Thành lập mới được 17 Hợp tác xã, 28 tổ hợp tác hoạt động theo Luật Hợp tác xã; vận động 07 Hợp tác xã tham gia chuỗi tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn; trồng mới 609,43 ha rừng tập trung, bằng 110,8% kế hoạch được giao. Hỗ trợ xây dựng 258 mô hình nông nghiệp từ nguồn sự nghiệp kinh tế của huyện; hướng dẫn xây dựng được 01 dự án cánh đồng sản xuất chè lớn.

Những yếu tố cơ bản dẫn đến sự thành công của nông nghiệp huyện Mộc Châu là: - Một là: Phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp toàn diện, đàn bò sữa, cây chè, rau, hoa, quả ôn đới là các mũi chủ lực.

- Hai là: Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái. Mộc Châu định hướng phát triển ngành du lịch trở thành khu du lịch Quốc gia, từng bước hình thành hệ thống đô thị du lịch mang bản sắc vùng thảo nguyên miền núi đa dân tộc. Đa dạng hoá sản phẩm du lịch trong đó có loại hình duc lịch, tham quan, nghiên cứu, trải nghiệm về nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao.

- Ba là: Phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm theo hướng tiên tiến hiện đại, tạo dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh. Tập trung vào một số sản

phẩm truyền thống là sữa và chè. Phát huy tối đa công suất các nhà máy chế biến hiện có; định hình chiến lược xây dựng thêm một số nhà máy chế biến theo quy mô phát triển đàn bò sữa và diện tích cây chè; hoàn thiện công nghệ chế biến, bảo quản, đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã, bao bì...

- Bốn là: Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trọng tâm tập trung vào giải quyết hệ thống giao thông, hệ thống đô thị để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT - XH, vừa thu hút vốn đầu tư làm khâu đột phá để phát triển các mặt hàng nông nghiệp mũi nhọn.

- Năm là: Phát triển nguồn nhân lực lao động, cơ bản đủ về số lượng, đạt về chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH và những yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp.

Mộc Châu là vùng hiếm có, đầy tiềm năng không chỉ đối với các huyện thuộc tỉnh Sơn La mà đối với cả nước. Phát triển nhanh Mộc Châu có thể xoay chuyển tình hình và vị thế kinh tế của tỉnh, góp phần tạo dựng thương hiệu quốc gia. Những kết quả đã đạt được cho thấy, Mộc Châu đã và đang đi đúng hướng, năng động, sáng tạo trong áp dụng tiến bộ KH - KT vào sản xuất nông nghiệp, tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất ngông nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, khẳng định thương hiệu sản phẩm nông nghiệp sạch.

1.4.2.2 Kinh nghiệm của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Cao Phong có tổng diện tích đất tự nhiên 25.527,83 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp 7.520 ha, diện tích mặt nước nuôi thủy sản khoảng 90 ha. Những năm gần đây, hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá, trong đó, tập trung 2 cây trồng chủ lực là cây ăn quả có múi và mía. Trong đó, cây mía khoảng 2.400 ha, cây ăn quả có múi trên 2.100 ha. Với tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp trong tổng cơ cấu kinh tế của huyện chiếm 48%; tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân đạt 6,3%/năm, những năm qua, huyện Cao Phong luôn dành sự đầu tư thỏa đáng để tạo đà cho nông nghiệp “cất cánh”.

- Một là: Thực hiện việc tái cơ cấu nền nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với việc xây dựng Nông thôn mới.

- Hai là: Phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, đồng thời huy động nguồn lực đầu tư cho hạ tầng thiết yếu các khu chế biến nông, lâm sản, ưu tiên vào các dự án phát triển nông nghiệp. Khuyến khích mạnh mẽ ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất thông qua doanh nghiệp.

- Ba là: Tổ chức lại sản xuất theo hướng khuyến khích tích tụ tập trung ruộng đất, đẩy mạnh cơ giới hóa, phát triển kinh tế hợp tác. Thực hiện tốt việc khảo sát dự báo thị trường để khuyến cáo các doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân điều chỉnh phương án sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường, xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp.

- Bốn là: Tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

- Năm là: Triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, hỗ trợ phát triển sản xuất như: hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, vắcxin phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất cây có múi, mía mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)