Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 53 - 57)

2.1.2.1 Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Việc xây dựng phát triển các tuyến giao thông gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù địa hình miền núi và đầu tư chưa đồng bộ, khả năng khai thác sử dụng các tuyến đường còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, giao lưu, trao đổi của nhân dân trong vùng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trên địa bàn huyện có hai loại hình giao thông đặc trưng là đường bộ và đường thuỷ.

+ Hệ thống giao thông đường bộ: Trên địa bàn huyện có 03 tuyến quốc lộ (QL6, QL

37, QL 4G) với tổng chiều dài 85 km. Đây là các trục đường quan trọng nối các trung

tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, an ninh quốc phòng của huyện với tỉnh, với các huyện và cả vùng Tây Bắc. Trong đó tuyến Quốc lộ 37 hiện đã được nâng cấp đóng góp phần không nhỏ cho việc giao lưu và trao đổi hàng hóa của nhân dân; có 04 tuyến tỉnh lộ

(TL 103,TL 110,TL 113,TL 117) nối liền các trung tâm kinh tế, văn hoá của huyện với

các huyện lân cận với tổng chiều dài 92 km. Trong đó Tỉnh lộ 103 dài 8 km (từ Cò Nòi

đến Yên Châu), Tỉnh lộ 110 dài 30 km (từ QL 6 đến cảng Tà Hộc), Tỉnh lộ 113 dài 50

km (từ xã Cò Nòi đến xã Phiêng Cằm), tỉnh lộ 117 dài 4 km (từ xã Mường Chanh đến

TP Sơn La). Hầu hết các tuyến đường tỉnh lộ là đường cấp V miền núi chất lượng còn

xấu, bề mặt nhỏ hẹp. Sự thông suốt giao lưu trao đổi hàng hoá còn hạn chế; đường huyện, xã, đô thị tổng chiều dài gần 544 km, với 143 tuyến đường bao gồm các tuyến đường nối mạng giao thông tỉnh lộ, quốc lộ tới các trung tâm xã. Tuy chất lượng còn kém chủ yếu là đường đất, nhưng hệ thống giao thông trên địa bàn huyện thường xuyên được nâng cấp, vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành công việc, giao lưu trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; đường xã, bản bao gồm các hệ thống đường nối các bản, các điểm kinh tế, các điểm tái định cư, các vùng nguyên liệu mía đường, sắn... luôn được tu sửa, mở mới. Đến nay có 100% số xã thị trấn trên địa bàn có đường ô tô đến các bản, vùng nguyên liệu tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội.

+ Hệ thống giao thông vận tải thuỷ: Cùng với hệ thống giao thông đường bộ, Mai Sơn còn khoảng 25 km đường sông (Sông Đà) với cảng chính là cảng Tà Hộc. Hệ thống

đường thuỷ đã giúp cho nhân dân vùng dọc sông trao đổi các nông sản, hàng hoá với bên ngoài rất kịp thời và có hiệu quả. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình hồ chứa việc giao lưu vùng lòng hồ với các trung tâm kinh tế gặp nhiều khó khăn, mặt khác giao thông đường thuỷ mới hình thành và phát triển và do hệ thống kho tàng, bến bãi, thiết bị bốc xếp còn thiếu và chưa đồng bộ nên hiệu quả khai thác còn thấp, khối lượng vận chuyển nhỏ, phân tán.

+ Hệ thống giao thông đường hàng không: Mai Sơn có sân bay Nà Sản, đây là sân bay nhỏ, trước đây sử dụng vào mục đích quân sự. Năm 1994 được đầu tư cải tạo, sửa chữa để phục vụ vận chuyển hành khách tuyến Hà Nội - Nà Sản - Điện Biên, năng lực vận chuyển 20.000 lượt hành khách/năm. Tuy nhiên hiện nay đang trong giai đoạn nâng cấp sửa chữa.

- Thuỷ lợi: Theo số liệu thống kê năm 2018, trên địa bàn toàn huyện có 21 hồ chứa với dung tích 6.570.000 m3 phục vụ tưới tiêu cho 633 ha; 60 đập xây phục vụ tưới tiêu cho 1.424,84 ha; 101 phai rọ thép và phai tạm phục vụ tưới tiêu cho 727,35 ha. Thuỷ lợi đã được quan tâm nhằm khai thác tiềm năng đất đai của huyện. Đến nay hệ thống thuỷ lợi đã cơ bản đảm bảo đủ nước tưới cho diện tích gieo trồng lúa. Ngoài ra các công trình còn góp phần tưới ẩm cho hàng trăm ha cây công nghiệp, cây ăn quả, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt cho 30% dân cư khu nông thôn và chăn nuôi gia súc… Các công trình thuỷ lợi đã góp phần đáng kể trong việc khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích, thâm canh tăng vụ và tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng thời góp phần giải quyết nước sinh hoạt cho một bộ phận đồng bào vùng thiếu nước. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư đồng bộ và bị ảnh hưởng do lũ, bồi lấp nên hiệu quả khai thác của các công trình bị hạn chế, tuổi thọ công trình ngắn, một số công trình do không được tu sửa thường xuyên nên đã bị xuống cấp, sạt lở và hư hỏng. - Hệ thống điện: Nguồn điện của huyện được cung cấp từ lưới điện quốc gia qua trạm biến áp và hệ thống lưới điện 35KV, 10KV và 0,4KV cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hệ thống điện lưới quốc gia đã đến 22/22 xã, thị trấn. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 90%, hệ thống đường dây 0,4 KV và hệ

thống trạm biến áp được quan tâm đầu tư. Ngoài ra các hệ thống thuỷ điện nhỏ đã giải quyết một phần điện cho nhu cầu sinh hoạt, song vào mùa khô nguồn nước ít hầu hết các máy thuỷ điện nhỏ không hoạt động được.

- Bưu chính viễn thông: So với mặt bằng chung của cả nước hệ thống hạ tầng bưu chính, phát hành báo chí phát triển còn chậm. Đến nay, đã được phủ sóng điện thoại di động phần lớn diện tích của huyện; 100% xã có bưu điện văn hoá xã; mật độ thuê bao điện thoại đạt 74 thuê bao/100 dân; đã phủ sóng điện thoại di động 22/22 xã, thị trấn; có 07% số hộ kết nối Internet đã góp phần tăng cường chất lượng thông tin liên lạc, phần nào đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc cho các cấp các ngành và nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, hiện nay thông tin liên lạc vẫn chưa đảm bảo thông suốt thường xuyên kịp thời đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa.

- Khoa học, kỹ thuật và công nghệ: Trong những năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của huyện, nhất là các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Nhiều dự án chuyển giao công nghệ về giống cây trồng, vật nuôi được triển khai. Thực hiện cơ giới hoá nhanh trong sản xuất nông nghiệp, năm 2017 ước tính có trên 60% diện tích trồng lúa khâu làm đất được làm bằng máy. Tiến bộ của khoa học công nghệ không những được ứng dụng ở khâu khai thác mà còn được ứng dụng vào cả khâu bảo quản, chế biến nông, thủy sản. Nhiều mô hình sản xuất đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng theo hướng thích hợp, cải thiện môi trường để phát triển bền vững.

2.1.2.2 Đặc điểm xã hội

- Dân số: Theo số liệu thống kê năm 2018 dân số toàn huyện là 160.624 người, trong đó khu vực thành thị chiếm 10,69%, khu vực nông thôn chiếm 89,31%. Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 112,58 người/km2, nhưng phân bố không đều chủ yếu tập trung ở thị trấn (bình quân 1.254,92 người/km2) [17].

Về dân tộc, toàn huyện có 6 dân tộc chính cùng chung sống, bao gồm: Dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,62% dân số toàn huyện; dân tộc Mông chiếm 7,42%; dân tộc Kinh chiếm 30,53%; dân tộc Sinh Mun chiếm 3,23%; dân tộc Mường chiếm 0,65%; dân tộc Khơ Mú chiếm 2,49%. Tỷ lệ gia tăng dân số năm 2015 là 1,35% [17].

- Lao động, việc làm: Theo số liệu thống kê, năm 2018 dân số trong độ tuổi lao động của Mai Sơn có khoảng 67.355 lao động, chiếm 41,93% tổng số dân, trong đó lao động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp chiếm 76,55%, công nghiệp - xây dựng chiếm 4,85%, thương mại - dịch vụ chiếm 18,60%. Nguồn lao động của huyện dồi dào, song lực lượng lao động phân bố không đều chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Chất lượng nguồn lao động nhìn chung còn rất thấp, số lao động đã qua đào tạo hiện nay mới chỉ chiếm 19,20% tổng số lao động, 80,80% số lao động còn lại là chưa qua đào tạo [17].

Trong thời gian tới nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện trong việc tiến tới công nghiệp hoá hiện đại hoá, thì việc đào tạo nâng cao chất lượng trình độ người lao động cần được quan tâm chú trọng đầu tư, đây là một vấn đề quan trọng để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

- Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 35,2 triệu đồng/người/năm. Mức sinh hoạt đời sống của nhân dân trong huyện Mai Sơn ngày càng được nâng cao và cải thiện, nhất là ở những xã vùng thấp. Tuy nhiên thu nhập có sự chênh lệch khác nhau giữa các khu vực trong huyện. Các xã vùng Quốc lộ 6 như Chiềng Ban, Cò Nòi, Chiềng Mung, Mường Bon, thị trấn Hát Lót là vùng kinh tế chủ lực, bình quân thu nhập đạt trên 39,0 triệu đồng/năm... Các xã vùng cao, biên giới (Phiêng Cằm, Chiềng

Nơi, Phiêng Pằn, Nà Ớt) đời sống nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn do sản xuất chậm

phát triển, thu nhập bình quân đạt 21,5 triệu đồng/năm [18].

- Về giáo dục - y tế: Theo số liệu thống kê năm 2018, trên địa bàn toàn huyện có: 30 trường Mầm non với tổng số 618 giáo viên và 12.570 trẻ, 41 trường Tiểu học với tổng số 961 giáo viên và 17.229 học sinh, 27 trường Trung học cơ sở với tổng số 564 giáo viên và 10.734 học sinh, 03 trường Trung học phổ thông với tổng số 230 giáo viên và 3.457 học sinh; 01 trường Cao đẳng và 01 Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề; có 01 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 01 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 03 phòng khám khu vực và 22 trạm y tế xã, thị trấn với 470 giường bệnh và 408 y, bác sỹ, nhân viên y tế; tỷ lệ xã, thị trấn có bác sĩ đạt 91%; 91,8% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin chiếm 97,7% [17].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)