2.3.1.1 Quy mô, sản lượng nông nghiệp
23.51 20.24 22.47 21.92 22.78 20.69 23.33 24.08 23.88 23.25 55.8 56.44 53.45 54.2 53.98 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2014 2015 2016 2017 2018 Thương mại-Dịch vụ Công nghiệp-Xây dựng Nông-Lâm nghiệp
Theo số liệu thống kê giai đoạn 2014-2018, từ Bảng 2.3 và 2.4 ta thấy tổng diện tích đất trồng cây nông nghiệp tăng từ 44.177 ha lên 48.111 ha; diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo loại rừng tăng từ 111,5 ha lên 263,0 ha; diện tích nuôi trồng thủy sản tăng từ 320 ha lên 342 ha, chủ yếu là nuôi cá nước ngọt theo phương thức nuôi thâm canh và bán thâm canh; tổng đàn gia súc tăng từ 126.319 con lên 182.395 con, tổng đàn gia cầm tăng từ 648.245 con 1.097.000 con [17].
Bảng 2.3. Diện tích sản xuất các nhóm ngành nông nghiệp giai đoạn 2014-2018 Đơn vị: ha
STT Nhóm Năm
2014 2015 2016 2017 2018
1 Cây trồng (ha) 44.177,0 43.652,0 45.614,0 47.436,0 48.111,0
1.1 Cây hàng năm 38.914,0 38.080,0 37.470,0 37.999,0 36.005,0 1.2 Cây lâu năm 5.263,0 5.572,0 8.144,0 9.437,0 12.106,0
2 Rừng trồng mới tập
trung theo loại rừng (ha) 111,5 285,0 363,0 348,0 263,0
2.1 Rừng sản xuất 45,8 55,0 180,0 312,0 121,0 2.2 Rừng phòng hộ 65,7 230,0 183,0 36,0 142,0
3 Nuôi trồng thủy sản (ha) 320,0 322,0 325,0 327,0 342,0
3.1 Cá 320,0 322,0 325,0 327,0 342,0 3.2 Thủy sản khác - - - - - 3.3 Ươm giống thủy sản - - - - -
Bảng 2.4. Quy mô đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2014-2018
Đơn vị: Con
STT Loại con Năm
2014 2015 2016 2017 2018 1 Trâu 14.025 13.553 13.355 13.017 12.406 2 Bò 18.425 19.422 23.552 23.663 27.899 3 Dê 23.109 25.410 30.197 30.256 30.662 4 Ngựa 562 458 58 43 51 5 Lợn 70.198 73.571 109.277 98.473 111.377 6 Gia cầm 648.245 704.000 964.000 1.175.000 1.097.000
Bảng 2.5. Sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp chính giai đoạn 2014-2018 STT Nhóm Đơn vị Năm 2014 2015 2016 2017 2018 1 Trồng trọt 472.398 429.175 505.447 598.734 623.428,7 1.1 Cây hàng năm Tấn 465.364 421.528 498.342 585.981 599.524,0 1.2 Cây lâu năm Tấn 7.034 7.647 7.105 12.753 23.904,7
2 Lâm nghiệp
2.1 Gỗ tròn m3 8.950,0 8.960,0 8.970,0 8.995,0 9.256,0 2.2 Củi khai thác Ste 215.250,0 215.300,0 154.300,0 162.000,0 120.500,0 2.3 Tre luồng 1000 cây 1.046,0 1.048,0 1.050,0 1.051,0 8.895,0 2.4 Nứa hàng 1000 cây 540,0 542,0 541,0 542,0 540,0 2.5 Song mây Tấn 302,0 301,0 301,0 301,0 301,0 2.6 Giang mây 1000 cây 330,0 332,0 332,0 23,0 24,0 2.7 Măng khô Tấn 147,0 147,0 147,5 147,9 168,0 2.8 Mộc nhĩ Tấn 2,2 2,8 2,0 2,0 5,0 3 Thủy sản 506,0 508,0 525,0 551,0 570,0 3.1 TS nuôi trồng Tấn 475,0 480,0 495,0 520,0 542,0 3.2 TS khai thác Tấn 31 28 30 31 28,0 4 Chăn nuôi 9.816,6 10.255,0 11.453,6 15.784,3 15.187,6 4.1 Trâu Tấn 244 269 272 285 297,0 4.2 Bò Tấn 232 259 300 304 324,0 4.3 Lợn Tấn 7674 7900 9001 13007 12.185,0 4.4 Ngựa Tấn 12 15 1,9 1,4 1,6 4.5 Dê Tấn 71 78 92,7 92,9 93,0 4.6 Gia cầm Tấn 1530 1679 1728 2033 2.163,0 4.7 Mật ong Tấn 53,6 55 58 61 124
Từ Bảng 2.5 ta thấy, sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2018: Sản lượng trồng trọt các loại cây trồng tăng từ 472.398 tấn lên 623.428,7 tấn, trong đó chủ yếu là cây hàng năm (đây vẫn là sản phẩm thế mạnh của huyện trong các năm qua); sản lượng gỗ tròn khai thác tăng từ 8.950 m3 lên 9.256 m3 và một số sản phẩm lâm nghiệp khác cũng có sự gia tăng nhất định tuy nhiên tăng ít và tốc độ chậm; sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng từ 506 tấn lên 570 tấn, trong đó chủ yếu là nuôi trồng thủy sản còn khai thác chiếm sản lượng rất nhỏ; sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng từ 9.816,6 tấn lên 15.187,6 tấn, chủ yếu vẫn là chăn nuôi lợn và gia cầm. Vào năm 2015 do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, lũ lụt xảy ra triền miên và ở nhiều nơi dẫn đến sản lượng các nhóm ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp giảm đáng kể và không đạt chỉ tiêu so với kế hoạch năm đề ra.
2.3.1.2 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ số liệu Bảng 2.6 cho thấy giai đoạn 2014-2018, tăng từ 1.935,9 tỷ đồng lên 2.562 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân là 8,49%/năm tuy nhiên không đồng đều và có sự biến động theo từng năm, cụ thể: Năm 2015 -14,25%, năm 2016 tăng 30,65%, năm 2017 tăng 4,20%, năm 2018 tăng 13,36% (Trong đó, tăng
mạnh nhất là nhóm ngành trồng trọt từ 1.318,173 tỷ đồng lên 1.746,75 tỷ đồng thể hiện đây vẫn là nhóm ngành chủ lực trong cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, tiếp đến là nhóm ngành chăn nuôi từ 509,344 tỷ đồng lên 715,590 tỷ đồng, riêng hai nhóm ngành lâm nghiệp và thủy sản có tăng nhưng không đáng kể). Đặc biệt vào năm 2015
tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giảm rõ rệt do ảnh hưởng của việc biến đổi của thời tiết, năm 2015 là năm nhiều thiên tai, lũ lụt gây nên tình trạng mất mùa, dịch bệnh, dẫn đến giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm đáng kể so với các năm và so với các ngành còn lại trong cơ cấu chung của nền kinh tế. Ngược lại vào năm 2016 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đã tăng trở lại, mặc dù không cao bằng năm 2017 nhưng năm này là một năm các sản phẩm nông nghiệp được thu mua với giá tương đối cao và làm cho giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng đáng kể so với các năm còn lại và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Bảng 2.6. Giá trị sản xuất các ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp giai đoạn 2014- 2018 STT Nhóm Năm 2014 2015 2016 2017 2018 1 Trồng trọt 1.318,173 1.035,367 1.461,822 1.445,745 1.746,75 2 Lâm nghiệp 84,257 80,525 68,330 69,957 70,110 3 Thủy sản 24,126 22,794 23,556 24,719 29,550 4 Chăn nuôi 509,344 521,434 615,292 719,579 715,590 Tổng giá trị 1.935,900 1.660,120 2.169,000 2.260,000 2.562,000
- Trồng trọt: Giai đoạn 2014-2018, giá trị sản xuất tăng từ 1.318,173 tỷ đồng lên 1.746,75 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân 9,86%/năm; giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha canh tác tăng từ 28,5 triệu đồng năm 2014 lên 37,7 triệu đồng năm 2018. Giá trị trồng trọt tăng tương đối đều theo từng năm do đây vẫn là nhóm ngành quan trọng và mũi nhọn trong cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, duy trì và mở rộng số lượng các
cây công nghiệp có lợi thế như mía, sắn, cà phê để cung cấp cho Nhà máy mía đường, tinh bột sắn và Nhà máy sơ chế cà phê và các loại cây ăn quả có giá trị cao.
Hình 2.5. Hình ảnh thu hoạch một số sản phẩm cây công nghiệp
Huyện đã từng bước thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc theo hướng phát huy lợi thế so sánh gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, chú trọng sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn VietGap, hỗ trợ xây dựng mã số vùng trồng; hình thành vùng trồng cây ăn quả với quy mô lớn đần và hướng nhóm ngành trồng trọt trở thành ngành mũi nhọn trong cơ cấu nông nghiệp của huyện; chủ động phối hợp với các sở, ngành của tỉnh trong việc quảng bá các loại sản phẩm, khâu nối giữa các đơn vị thu mua, chế biến
và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với các Hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất các sản phẩm thế mạnh của huyện.
Hình 2.6. Một số hình ảnh nông sản huyện Mai Sơn tại Hội chợ xúc tiến thương mại Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
- Khai thác lâm sản: Giai đoạn 2014-2018, giá trị sản xuất giảm từ 84,257 tỷ đồng xuống 70,110 tỷ đồng, với tốc độ tăng bình quân âm 4,24%/năm, giá trị giảm theo từng năm, đặc biệt là giảm mạnh vào năm 2015. Sản phẩm lâm sản chủ yếu là gỗ tròn và củi khai thác có giá trị kinh tế không cao, mặt khác do chủ trương của huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng chuyển dần sang hướng trồng cây ăn quả trên đất dốc và phát triển các vùng nguyên liệu cây công nghiệp, ngành lâm nghiệp dần chỉ phục vụ cho công tác trồng mới, chăm sóc và
bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc chứ chưa tập trung khai thác hoặc chỉ khai thác ở mức độ nhỏ lẻ đối với các loại lâm sản phụ có giá trị kinh tế không cao.
Hình 2.7. Rừng tự nhiên tại xã Tà Hộc được giao cho nhân dân quản lý và bảo vệ - Chăn nuôi: Giai đoạn 2014-2018, giá trị sản xuất của nhóm ngành chăn nuôi tuy không có bước đột phá nhưng duy trì tương đối ổn định, cụ thể: Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản tăng từ 24,126 tỷ đồng lên 29,550 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân 5,58%/năm, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha canh tác mặt nước từ 92,34 triệu đồng năm 2014 lên 113,1 triệu đồng năm 2018; giá trị sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng từ 509,344 tỷ đồng lên 715,59 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân 9,19%/năm. Đặc biệt, huyện đã chú trọng việc tạo điều kiện và hướng dẫn người dân tận dụng mặt nước của các hồ thủy lợi để nuôi trồng và khai thác thủy sản, đối với khu vực các xã vùng 3 thì chuyển đổi sang việc phát triển chăn nuôi đại gia súc và gia cầm giống địa phương có khả năng kháng bệnh, chống chịu được với thời tiết và có giá trị kinh tế cao.
Hình 2.8. Một sô hình ản chăn nuôi gia súc, gia cầm giống địa phương
2.3.1.3 Tăng trưởng các ngành trong nội bộ nông nghiệp
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành là không đồng đều và có sự phân hóa tương đối rõ rệt. Trong đó vẫn tập trung ở nhóm ngành trồng trọt theo chủ trương của huyện nhằm phát huy những lợi thế về mặt khí hậu và thổ nhưỡng, tiếp đến là ngành chăn nuôi với việc hình thành những vùng chăn nuôi đại gia súc và gia cầm với quy mô vừa và lớn, riêng đối với hai nhóm ngành lâm nghiệp và nuôi trồng, khai thác thủy sản chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ và có mức độ tăng trưởng kém hơn so với 02 nhóm ngành còn lại.
Hình 2.9. Tăng trưởng các nhóm ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp (Tỷ) - Nhóm ngành trồng trọt: Từ năm 2014 đến nay, ngành trồng trọt luôn chiếm giá trị dẫn đầu trong sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất tăng từ 1.318,173 tỷ đồng năm 2014 lên 1.746,75 tỷ đồng năm 2018, tập trung chủ yếu ở các loại cây: Cây lương thực có hạt như ngô; cây công nghiệp như cà phê, mía, sắn và các loại cây ăn quả. Hiện tại ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng 68,18% trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Đây là nhóm ngành quan trọng mũi nhọn trong cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, nhằm tận dụng hết khả năng, thế mạnh của huyện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng.
Bảng 2.7. Giá trị sản xuất nhóm ngành trồng trọt giai đoạn 2014-2018
Đơn vị: Tỷ STT Nhóm Năm 2014 2015 2016 2017 2018 I Tổng giá trị 1.318,173 1.035,367 1.461,822 1.445,745 1.746,750 1 Cây hàng năm 1.173,400 867,704 1.240,613 1.127,558 1.279,770 1.1 Cây lương thực có hạt 669,369 418,051 627,768 539,194 662,971 1.2 Cây chất bột lấy củ 156,633 142,438 186,845 146,863 163,943 1.3 Cây rau đậu 75,487 63,028 75,544 75,341 79,668 1.4 Cây công nghiệp 271,911 244,187 350,456 366,161 373,188
2 Cây lâu năm 144,773 167,663 221,209 318,187 466,980
2.1 Cây CN lâu năm 103,201 123,302 165,534 261,845 302,168 2.2 Cây ăn quả 41,572 44,361 55,675 56,342 164,812
1318.173 1035.367 1461.822 1445.745 1746.75 84.257 80.525 68.33 69.957 70.11 24.126 22.794 23.556 24.719 29.55 509.344 521.434 615.292 719.579 715.59 1935.9 1660.12 2169 2260 2562 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2014 2015 2016 2017 2018 Trồng trọt Lâm nghiệp Thủy sản Chăn nuôi Tổng giá trị sản xuất
- Nhóm ngành chăn nuôi: Từ Bảng 2.8 thể hiện giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng tương đối đều theo các năm và có tỷ lệ tăng khá trong toàn ngành, từ 533,470 tỷ đồng năm 2014 lên 745,140 tỷ đồng năm 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 9,01%/năm, tỷ trọng của nhóm ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện tăng từ 27,56% năm 2014 lên 29,08% năm 2018, giá trị sản xuất chính tập trung ở việc chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung ở các xã dọc Quốc lộ 6 và chăn nuôi đại gia súc tại các xã vùng 2, vùng 3 của huyện; nuôi trồng thủy sản chủ yếu là do tận dụng diện tích mặt nước ao, hồ, khe suối và nuôi cá lồng trên sông Đà tại xã Tà Hộc do đó chỉ chiếm giá trị rất nhỏ trong chăn nuôi.
Bảng 2.8. Giá trị sản xuất nhóm ngành chăn nuôi giai đoạn 2014-2018
Đơn vị: Tỷ STT Nhóm Năm 2014 2015 2016 2017 2018 1 Thủy sản 24,126 22,794 23,556 24,719 29,55 1.1 Thủy sản nuôi trồng 22,583 21,406 22,070 23,183 28,01 1.2 Thủy sản khai thác 1,543 1,388 1,487 1,537 1,54 2 Chăn nuôi 509,344 521,434 615,292 719,579 715,59 2.1 Gia súc 343,500 356,449 420,610 491,900 465,970 2.2 Gia cầm 148,163 152,549 180,008 210,518 215,290 2.3 Chăn nuôi khác 17,681 12,436 14,674 17,162 34,330
Tổng giá trị chăn nuôi 533,470 544,228 638,848 744,298 745,140
- Nhóm ngành lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện là 51.484,45 ha chiếm 36,09% tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên giá trị sản phẩm thu được từ sản xuất và khai thác lâm nghiệp tương đối thấp và có xu hướng giảm. Nhìn vào Bảng 2.9 ta thấy, giá trị sản xuất năm 2014 là 84,257 tỷ đồng giảm xuống còn 70,110 tỷ đồng vào năm 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là -4,24%/năm. Tuy nhiên diện tích rừng trồng mới tập trung lại tăng từ 111,5 ha năm 2014 lên 263,0 ha năm 2018. Một phần là do các sản phẩm của nhóm ngành lâm nghiệp có giá trị kinh tế không cao, mặt khác do chủ trương của huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng chuyển dần sang hướng trồng cây ăn quả trên đất dốc và phát triển các vùng nguyên liệu cây công nghiệp, ngành lâm nghiệp dần chỉ phục vụ cho công tác trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc chứ chưa tập trung khai thác hoặc chỉ khai thác đối
với một số sản phẩm lâm nghiệp phụ, có giá trị kinh tế không cao.
Bảng 2.9. Giá trị sản xuất nhóm ngành lâm nghiệp giai đoạn 2014-2018
Đơn vị: Tỷ
STT Nhóm Năm
2014 2015 2016 2017 2018
I Tổng giá trị 84,257 80,525 68,330 69,957 70,110
1 Gỗ tròn, củi khai thác 73,185 69,940 57,770 59,385 61,108 2 Cây lâm nghiệp khác 11,072 10,585 10,560 10,572 9,002 - Dịch vụ nông nghiệp là hình thái mới trong nông nghiệp, tuy nhiên trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp nó chiếm một giá trị rất nhỏ và không thống kê được. Tuy nhiên huyện cũng đã có những sự thay đổi trong hướng đi phát triển nông nghiệp trong thời gian tới. Đáng chú ý hơn là những năm trước đây các hoạt động dịch vụ nông nghiệp chưa hình thành rõ nét, nhưng những năm gần đây đã có sự phát triển, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện được thành lập tạo ra những điều kiện mới cho sự phát triển của các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và tạo ra sự phân công lao động mới hợp lý hơn, là một cơ sở quan trọng cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn.