Huy động các nguồn lực vào sản xuất và cung ứng dịch vụ nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 80 - 82)

- Vốn đầu tư vào nông nghiệp: Các nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp chủ yếu từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện và nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại từ ngân sách nhà nước. Tại Ngân hàng Chính sách đã cho vay theo cơ chế hỗ trợ lãi xuất cho 10.257 hộ với tổng số vốn là 284,52 tỷ đồng; cung ứng 7.218 kg thóc giống, ngô giống 328 kg, phân bón các loại 75,68 tấn, 295 gói men hoạt tính, 475 gói EMUNIV, gà giống 7.558 con, chim cút 760 con, 230 con vịt giống, 858 cây nhãn giống, 1.830 cây xoài giống, 2.800 cây gão vàng giống, 270 bịch nấm, thuốc bảo vệ thực vật... theo yêu cầu cho nhân dân; hỗ trợ truyền giống tinh nhân tạo bò được 185 con; hỗ trợ mô trồng Bưởi da xanh quy mô 03 ha với 8 hộ tham gia, hỗ trợ trồng Mận hậu quy mô 3,65 ha với 6 hộ tham gia; hỗ trợ mô hình trồng cây Sơn Tra quy mô 22,5 ha với 29 hộ tham gia; hỗ trợ mô hình trồng cây Bơ ghép xen cây Cà phê quy mô 10 ha với 30 hộ tham gia.

- Về phát triển hợp tác xã: Tổ chức hướng dẫn, thành lập mới 40 Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tổ chức hỗ trợ cho các Hợp tác xã theo các chính sách của tỉnh với số tiền 2.134,493 triệu đồng (Nguồn vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: 750,0 triệu đồng; sự nghiệp kinh tế năm 2018: 199,493 triệu đồng, nguồn vốn thực hiện Nghị quyết 57/NQ-HĐND 1.185 triệu đồng).

Chỉ đạo xây dựng vườn ươm giống cây ăn quả (tại Hợp tác xã Ngọc Lan, xã Hát Lót;

Hợp tác xã Nhãn chín muộn, xã Chiềng Mung; Công ty TNHH Mạnh Thắng, thị trấn Hát Lót), đã nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng cho các đơn vị.

- Lao động: Lao động làm việc trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhưng có xu hướng giảm dần. Phần lớn chưa qua đào tạo nghề, sản xuất chủ yếu bằng kinh nghiệm, ít tuân thủ lịch thời vụ và các hướng dẫn khoa học về chăm sóc cây trồng, con vật nuôi.

- Trang thiết bị máy móc trong nông nghiệp và thâm canh tăng năng suất: Cơ giới hóa trong sản xuất diễn ra rất chậm, chủ yếu bán cơ giới và thủ công; thâm canh tăng năng suất một số cây trồng chính phương thức canh tác ít đổi mới, mức tăng năng suất nông nghiệp thấp. Dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn chưa cao, chưa được thị trường đón nhận toàn bộ.

- Hệ thống cung ứng dịch vụ, kỹ thuật nông nghiệp: Hoạt động của hệ thống cung ứng dịch vụ hiệu quả thấp, chưa phát huy được vai trò nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, các cơ sở kinh doanh vật tư tự phát chưa được kiểm soát hoạt động một cách chặt chẽ và có chiều sâu. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện mới được thành lập, chưa phát huy được hết vai trò trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

2.4.5 Khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế nông nghiệp huyện

Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế của huyện bước đầu đã được quan tâm, chú trọng và đạt được những kết quả đáng ghi nhận:

- Công nghệ tưới ẩm tiết kiệm nước, nhà lưới: Ứng dụng công nghệ tưới ẩm cho 12,8 ha cho cây rau tại 02 xã , 20 ha dâu tây tại 02 Hợp tác xã, 07 ha cho cây ăn quả tại 03 Hợp tác xã, 30 ha cam, nhãn, xoài, chanh leo cho 03 Hợp tác xã.

- Nhà lưới: Phát triển sản xuất rau chất lượng trong nhà lưới tại 02 Hợp tác xã và Doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ cao với diện tích 4.600 m2 đã đưa vào sử dụng; triển khai hỗ trợ kinh phí cho 03 Hợp tác xã với quy mô diện tích 8.000 m2.

- Ứng dụng ghép mắt và trồng một số cây ăn quả giống mới có hiệu quả kinh tế cao: Mô hình trồng mới cây ăn quả giống ghép có hiệu quả kinh tế cao triển khai tại 06 Hợp tác xã với tổng diện tích 60 ha; hỗ trợ xây dựng 03 vườn ươm để sản xuất giống cây lưu vườn cho 03 Hợp tác xã với tổng diện tích vườn ươm 30.140 m2, số cây giống bình quân/vườn ươm là 1.900.000 cây/năm, số kinh phí đã được hỗ trợ là 1.500.000 đồng, trong đó ngân sách tỉnh 400.000.000 đồng, ngân sách huyện 1.100.000.000 đồng; diện tích trồng bằng các giống chất lượng cao đạt diện tích 130 ha.

- Quy trình sản xuất an toàn thực phẩm: Mô hình hỗ trợ chuỗi sản xuất, tiêu thu rau an toàn theo hướng VietGap quy mô 25,6 ha tại 04 Doanh nghiệp và Hợp tác xã; mô hình sản xuất quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô 140 ha tại 06 Hợp tác xã; cấp chứng nhận 10 mã vùng cho sản phẩm xoài, nhãn, chanh leo để xuất khẩu ra thị trường khó tính tại 08 Hợp tác xã.

thu hoạch: sử dụng 18 máy làm đất đa năng, tại 03 Hợp tác xã; triển khai lắp đặt hệ thống quản lý thông minh truy suất nguồn gốc cho cây ăn quả tại 01 Hợp tác xã.

- Ứng dụng trong chăn nuôi: Tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng cải tạo giống và chuyển giao kỹ thuật, sử dụng tối ưu nguồn nguyên liệu tại chỗ (cỏ, ngô, sắn và các phụ phẩm nông nghiệp) qua việc áp dụng khoa học công nghệ chế tạo thức ăn cung cấp cho đàn gia súc, gia cầm; mở rộng mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với các hộ gia đình để phát triển chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, chăn nuôi gia súc và đại gia súc theo hướng nhốt chuồng, như: Chăn nuôi lợn giống, lợn siêu nạc ứng dụng công nghệ cao tại 03 Doanh nghiệp và Hợp tác xã.

Tuy nhiên việc ứng dụng khoa học công nghệ trông nông nghiệp ở huyện chưa rộng rãi mới chỉ dừng lại ở một số doanh nghiệp và Hợp tác xã, nguyên nhân do thiếu các điều kiện về hạ tầng, nguồn lực đầu tư; chủ yếu là sản xuất nông nghiệp hộ gia đình với quy mô nhỏ lẻ và trình độ người nông dân còn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)