Giải pháp về kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 94 - 96)

Vấn đề xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng là rất cần thiết và chiếm vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng của huyện Mai Sơn. Tuy nhiên, như phân tích ở trên, kết cấu hạ tầng của huyện vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém; không đồng bộ và đồng đều giữa các địa phương trong huyện. Để nhanh chóng xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

- Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay, đó là vốn đầu tư từ Nhà nước. Trong khi yêu cầu phải tăng tỷ lệ đầu tư cho phát triển hạ tầng nông thôn theo hướng đồng bộ, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nhưng hiện nay vốn đầu tư cho khu vực này vẫn còn thấp. Do đó, cần nhanh có cơ chế chính sách khuyến khích hơn nữa các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng. Cùng với việc tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, cần nâng cao ý thức của người dân cũng như đào tạo các kỹ năng xác định các cơ sở hạ tầng cần

thiết và kỹ năng giám sát chất lượng các dự án phát triển kết cấu hạ tầng quy mô nhỏ tại địa phương để góp phần nâng cao được hiệu quả vốn đầu tư. Đổi mới cơ chế, chính sách để huy động mạnh nguồn lực đất đai vào phát triển hạ tầng.

- Cần tập trung ưu tiên những hạng mục kết cấu hạ tầng thiết yếu, có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Trên cơ sở đó, huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội, đặc biệt là các nguồn lực trong nhân dân, để đầu tư phát triển. Điều quan trọng là phải tạo được bước chuyển thực sự về nhận thức trong nhân dân, bởi lẽ chỉ khi nhân dân đồng thuận hưởng ứng, thì việc huy động các nguồn lực mới có hiệu quả. - Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đặc biệt kết cấu hạ tầng nông thôn phải gắn với phát triển các chuỗi giá trị nông nghiệp. Tăng cường kết cấu hạ tầng kết nối liên xã, liên huyện, kết nối nông thôn - đô thị, tăng cường liên kết vùng. Đặc biệt ở các xã vùng 2, vùng 3, vùng đặc biệt khó khăn cần được ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp cho tương xứng với tiềm năng đồng thời bắt kịp nhịp độ kinh tế với các vùng khác ở trong huyện.

Hình 3.2. Tuyến đường tỉnh lộ 113 nối liền trung tâm huyện với các xã vùng 2 và vùng 3 vừa được đầu tư xây dựng

- Phát triển hạ tầng nông nghiệp nông thôn phải đảm bảo: Phát triển giao thông nông thôn, nội đồng, cứng hóa đường lâm sinh trọng yếu, ưu tiên vùng khó khăn, đảm bảo

giao thông thông suốt; tập trung đầu tư thủy lợi đảm bảo chủ động nước tưới cho phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp; phóng tuyến điện đến tận thôn xóm vùng cao, xa bảo đảm đủ điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới với các tiêu chí cụ thể, phù hợp với đặc điểm từng vùng. Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai.

Hình 3.3. Đập bản Củ, xã Chiềng Ban được đầu tư nâng cấp phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai và thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 94 - 96)