Phát huy vài trò của Nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 103 - 110)

Cần phát huy hơn nữa vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn từ huyện đến cơ sở. Thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tiềm năng, lợi thế của huyện.

Hình 3.10. Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện- Cầu nối giữa Nhà nước và người nông dân trong phát triển nông nghiệp

- Cần tăng cường sự lãnh đạo của các Cấp ủy Đảng, năng lực triển khai thực hiện của hệ thống chính quyền từ huyện đến cơ sở thực thi các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp. Xác định được tầm quan trọng và mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh tế nông nghiệp với giải quyết các vấn đề xã hội đối với huyện miền núi như Mai Sơn. Trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu lớn đặt ra, các cấp, các ngành cần hoạch định các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, kết hợp đồng bộ sự phát triển các ngành kinh tế khác. Cần có cơ chế vận dụng linh hoạt, phù hợp để nhận được sự đồng tình hưởng ứng nhân dân.

- Huyện cần xây dựng các chính sách về đất đai, có quy hoạch và cơ chế bảo vệ vững chắc đất trồng cây lương thực và cây công nghiệp, có cơ chế sử dụng đất lâm nghiệp, đất vườn nhà, vườn đồi. Thực hiện việc dồn điền đổi thửa và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ, cơ sở hành nghề nông thuê đất hoạt động kinh doanh, miễn thuế đất cho các cơ sở sản xuất mới hình thành; xây dựng hoàn chỉnh chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Xây dựng cơ chế đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của huyện; có chính sách về vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các mô hình phát triển nông nghiệp trang trại

và Hợp tác xã, điều chỉnh cơ cấu đầu tư từ ngân sách nhà nước, ưu tiên bố trí các nguồn đầu tư phát triển nông nghiệp, tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi khuyến khích các ngân hàng cho vay đối với nông nghiệp; hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ máy móc, thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật, giống vào sản xuất cho nông dân. Có chính sách ưu tiên cho các cơ sở và hộ nông dân tiếp thu thành tựu của khoa học, công nghệ mới trong việc phát triển kinh tế vườn, trang trại và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vât nuôi. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và đào tạo nâng cao trình độ cho nông dân

Kết luận Chương 3

Từ việc phân tích thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Mai Sơn giai đoạn 2014 - 2018 và để tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền bền vững, Chương 3 đã đặt ra những mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Mai Sơn đến năm 2023 và đề xuất những giải pháp có tính khả thi, phát triển mạnh kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn tới, góp phần quan trọng vào phát triển KT - XH, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân ở địa phương được cải thiện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

Phát triển kinh tế ngành nông nghiệp trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế là chủ trương lớn đã được Đảng và Nhà nước ta đặt ra từ nhiều năm nay, là một vấn đề cần thiết có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận và thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế ngành nông nghiệp là tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện và hợp lí hơn trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực. Bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã tập trung phân tích các số liệu thống kê và đã chỉnh sửa khá nhiều lần nội dung nghiên cứu. Đến nay đề tài đã cơ bản đạt được mục đích yêu cầu đề ra. Cụ thể:

- Đề tài đã làm rõ những cơ sở lý luận về kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Đồng thời đề tài đã tổng kết thực tế phát triển kinh tế ngành nông nghiệp của nước ta, và tổng hợp những bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới từ đó rút ra những bài học quý giá cho quá trình phát triển kinh tế ngành nông nghiệp huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Đây là cơ sở khoa học để phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Mai Sơn, và đề xuất phương hướng giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

- Từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, đề tài đã tập trung phân tích và đánh giá quá trình phát triển kinh tế ngành nông nghiệp của huyện Mai Sơn trong giai đoạn 2014 - 2018 và các yếu tố tác động đến nó. Với phương pháp thống kê, thông qua hệ thống các bảng biểu đã đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch và phát triển của các nhóm ngành, nội bộ ngành, một số kết quả đạt được của sự phát triển kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Mai Sơn. Đồng thời đề tài đã chỉ ra những hạn chế của quá trình phát triển kinh tế ngành nông nghiệp, đặc biệt là nguyên nhân của những hạn chế. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ngành nông nghiệp huyện Mai Sơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện trong thời gian sắp tới.

- Để tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền bền vững, đề tài đã đưa ra phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế ngành nông nghiệp của huyện Mai Sơn đến 2023. Mặt khác đề tài đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ngành nông nghiệp huyện đó là: Giải pháp về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với tự nhiên; giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; thâm canh tăng năng suất cây trồng, con vật nuôi phù hợp; giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường và phát triển bền vững; tăng cường đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp và tổ chức hệ thống nông nghiệp theo hướng nông thôn mới; giải pháp về thị trường sản xuất, tiêu thụ nông sản; tăng cường năng lực cho nông hộ, định hướng các loại hình sản xuất nông nghiệp chính; phát huy vài trò của Nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp.

2 Kiến nghị

Từ những thực trạng đã được phân tích trên để kết quả nghiên cứu của tôi sớm đi vào cuộc sống góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ngành nông nghiệp, tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, ngoài việc thực hiện tốt các phương hướng, mục tiêu và giải pháp đã xác định nêu trên, tôi kiến nghị một số vấn đề chủ yếu sau đây:

- Đối với Nhà nước: Tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách, đặc biệt là các chính sách đối với phát triển nông nghiệp như chính sách đất đai, chính sách bảo hộ và trợ giá nông nghiệp, chính sách ưu đãi tín dụng đối với đầu tư và sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, chính sách khoa học công nghệ; quan tâm hỗ trợ nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, đảm bảo kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nông dân.

- Đối với địa phương: Cần nắm vững các quan điểm, mục tiêu, định hướng chỉ đạo phát triển kinh tế ngành nông nghiệp của Chính phủ và tỉnh Sơn La để vận dụng linh hoạt ở địa phương; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành và một số quy hoạch khác đảm bảo phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã vùng 2, vùng 3, vùng đặc biệt khó khăn; có giải pháp hiệu quả để ứng dụng khoa học, công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp; coi trọng công tác tổ chức thực

hiện, có kế hoạch triển khai hành động theo những thời gian và thực hiện một cách nghiêm túc các phương hướng, mục tiêu, giải pháp đã đề ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt. Hà Nội, Việt Nam: NXB Hồng Đức, 2018.

[2] Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học. Hà Nội, Việt Nam: NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2012.

[3] Từ điển Bách khoa Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam: NXB Từ điển bách khoa, 2011.

[4] T Gordon MacAulay, Phạm Văn Hùng Sally P.Marsh, Phát triển nông nghiệp và

chính sách đất đai ở Việt Nam., 2007.

[5] Vũ Văn Phúc, "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngông nghiệp, nông thôn-nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam," Tạp chí cộng sản, 2015.

[6] Nguyễn Kế Tuấn, "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn: Thực trạng, kiến nghị và giải pháp," Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến, số 202, 2014. [7] Nguyễn Kế Tuấn, Con đường và bước đi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp và nông thôn. Hà Nội, Việt Nam: NXB Chính trị Quốc gia, 2006.

[8] Nguyễn Danh Sơn, Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá

trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại. Hà Nội, Việt Nam: NXB Nông

nghiệp, 2010.

[9] Đặng Kim Sơn, Nông nghiệp, nông thôn, nông dâ Việt Nam: Hôm nay và mai sau. Hà Nội, Việt Nam: NXB Nông nghiệp, 2008.

[10] Nguyễn Từ, Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển nông nghiệp Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam: NXB Chính trị Quốc gia, 2008.

[11] Lưu Tiến Dũng, "Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hôi nhập kinh tế quốc tế," in Kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập: Cơ hội và thách thức, Hà Nội, 2016.

[12] Ngô Thắng Lợi Nguyễn Quang Thái, Phát triển bền vững ở Việt Nam- thành tựu,

cơ hội, thách thức và triển vọng. Hà Nội, Việt Nam: NXB Lao động-Xã hội, 2007.

[13] Trần Quang Tuyến Nguyễn Hồng Sơn, "Nâng cao mức sống dân cư trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: Thành tựu và những thách thức

đặt ra," Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, 2014. [14] Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. (2018) Phát

triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam 10 năm qua và định hướng chính sách trong thời gian tới. [Online]. https://kinhtetrunguong.vn

[15] Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, "Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm vừa qua," 2014.

[16] Cổng thông tin điện tử huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. [Online]. https://maison.sonla.gov.vn

[17] Chi cục Thống kê huyện Mai Sơn, Niên giám thống kê huyện Mai Sơn từ năm 2014-2018. Sơn La, Việt Nam, 2015, 2017, 2018.

[18] UBND huyện Mai Sơn, "Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Mai Sơn các năm," 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.

[19] Đảng bộ huyện Mai Sơn, "Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVIII trình Đại hội Đảng bộ huyện Mai Sơn lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015- 2020," 2015.

[20] Đảng bộ huyện Mai Sơn, "Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mai Sơn lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020," 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 103 - 110)