Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 59 - 60)

- Khu vực kinh tế nông nghiệp: Giá trị sản xuất của ngành nông - lâm nghiệp tăng từ 1.935,9 tỷ đồng vào năm 2014 lên 2.562 tỷ đồng vào năm 2018, với tốc độ tăng trưởng các năm: năm 2015 là -14,25%; năm 2016 là 30,65%; năm 2017 là 4,20%; năm 2018 là 13,36%. Trong thời gian qua ngành nông - lâm nghiệp có sự tăng trưởng nhưng không ổn định, chậm so với các ngành kinh tế khác, chưa xứng với tiềm năng của huyện. Mặc dù đã có nhiều mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản với quy mô được phát triển nhân rộng, tập trung đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất; duy trì các mô hình sản xuất nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác; chuyển đổi một số diện tích cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế thấp sang các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Nội tại ngành nông nghiệp đã có sự tăng trưởng nhưng chậm, cơ cấu ngành nông - lâm nghiệp vẫn thấp hơn so với các ngành khác trong tổng thể niền kinh tế của huyện và có xu hướng giảm, năm 2014 chiếm 23,51% tuy nhiên đến năm 2018 chỉ chiếm 22,78% [18].

- Khu vực công nghiệp - xây dựng: Trong những năm gần đây, công nghiệp - xây dựng của huyện có những bước đi vững chắc và tăng trưởng, với lợi thế có Trung tâm công nghiệp của tỉnh là Khu công nghiệp Mai Sơn đóng trên địa bàn tại địa phận 02 xã Chiềng Mung và Mường Bằng, ngành công nghiệp - xây dựng dần trở thành ngành kinh tế chủ lực của huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng của huyện tăng từ

1.703,6 tỷ đồng vào năm 2014 lên 2.615 tỷ đồng vào năm 2018. Ngành công nghiệp - xây dựng có cơ cấu 20,69 % vào năm 2014 thấp hơn so với ngành nông - lâm nghiệp nhưng đến năm 2018 cơ cấu của ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 23,25%, lớn hơn ngành nông - lâm nghiệp và vươn lên trở thành ngành kinh tế đứng thứ 2 trong tổng thể nền kinh tế của toàn huyện [18].

- Khu vực thương mại - dịch vụ: Với lợi thế là nằm trong cụm tam giác kinh tế Mai Sơn- Thành phố Sơn La- Mường La và vùng kinh tế động lực dọc trục Quốc lộ 6, có sân bay Nà Sản và bến cảng Tà Hộc, trong những năm qua ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện có bước tăng trưởng tương đối ổn định so với 02 ngành còn lại với nhiều loại hình dịch vụ khá đa dạng, giữ vững vị trí đứng đầu trong toàn nền kinh tế. Trong giai đoạn 2014-2018, ngành thương mại - dịch vụ luôn chiếm hơn một nửa trong tổng thể cơ cấu nền kinh tế, tuy nhiên đã giảm từ 55,80% vào năm 2014 còn 53,98% vào năm 2018, do ngành công nghiệp - xây dựng có những bước tăng trưởng nhất định trong cơ cấu nền kinh tế [18].

Hình 2.4. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Mai Sơn giai đoạn 2014-2018 (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)