Trình độ phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 57)

Từ điều kiện thực tế về tài nguyên đất đai, địa hình, khí hậu và cơ sở hạ tầng, huyện Mai Sơn đã hình thành 4 vùng kinh tế chính: Vùng quốc lộ 6 gồm thị trấn Hát Lót và các xã: Cò Nòi, Chiềng Mung, Mường Bằng, Mường Bon, Chiềng Lương và Hát Lót; vùng quốc lộ 4G gồm các xã: Chiềng Ban, Chiềng Mai, Chiềng Kheo, Chiềng Ve, Chiềng Dong, Chiềng Chung và Mường Chanh; vùng lòng hồ sông Đà gồm các xã: Chiềng Chăn, Tà Hộc, Nà Bó, Chiềng Sung; vùng cao biên giới gồm các xã: Phiêng Pằn, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi [19]. Trên cơ sở đó, huyện tiến hành quy hoạch lại khu dân cư, các vùng kinh tế động lực, khu công nghiệp, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Tuy nhiên nguồn thu của huyện chủ yếu vẫn là bổ sung từ ngân sách cấp trên, trình độ phát triển kinh tế của huyện không đồng đều giữa các vùng và ngành, cụ thể:

- Kinh tế của huyện chỉ phát triển tập trung tại các xã vùng Quốc lộ 6 và Quốc lộ 4G như: Chiềng Ban, Cò Nòi, Chiềng Mung, Mường Bon, Mường Bằng, Chiềng Mai, thị trấn Hát Lót và xã Hát Lót, còn đối với các xã vùng 2, và vùng 3 hoàn toàn là sản xuất nông nghiệp với quy mô hộ gia đình và kỹ thuật canh tác lạc hậu,

- Việc phát triển kinh tế giữa các ngành trong nền kinh tế cũng không đồng đều, ngành nông nghiệp có số lượng lao động chiếm tới 76,55% nhưng giá trị sản xuất luôn thấp hơn so với ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Điều đó thể hiện nền nông nghiệp của huyện vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển và năng suất thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)