Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mai Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 76 - 77)

- Việc phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện đã đạt được những kết quả nhất định về hiệu quả kinh tế - xã hội, đã tác động tích cực đến vấn đề xã hội của huyện. Đã góp phần giảm thiểu các mặt tồn tại của xã hội, xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao thu nhập; thu nhập bình quân đầu người

của người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tăng từ 15,19 triệu đồng/người/năm vào năm 2014 lên 24,98 triệu đồng/người/năm vào năm 2018. Thu nhập tăng lên sẽ tác động ngược trở lại làm cho các ngành kinh tế tăng trưởng, bởi vì thu nhập tăng lên nhân dân sẽ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, đặc biệt là đối với các mặt hàng đắt tiền, có điều kiện để đi du lịch, nghỉ dưỡng, chăm lo đến sức khỏe, từ đó cũng làm cho các dịch vụ phát triển và mở rộng. Khi đời sống kinh tế của nhân dân được nâng cao thì chất lượng cuộc sống của họ cũng tăng theo, trình độ dân trí được quan tâm.

- Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận một cách khách quan là việc phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong giai đoạn qua chưa khai thác và phát huy được hết thế mạnh, tiềm năng nông nghiệp của huyện. Nhìn chung địa hình hiểm trở, đồi núi, chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên việc quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gặp khó khăn, quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp còn thấp, năng suất chất lượng chưa cao, điểm xuất phát thấp, tập quán canh tác, thói quen dựa vào kinh nghiệm ít ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thiếu vốn đầu tư vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế nông nghiệp đạt thấp, bên cạnh đó cơ cấu các nhóm ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp còn chưa đa dạng, các ngành nghề phụ trợ tạo động lực phát triển nông nghiệp chưa có; nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng năng lực trình độ còn hạn chế, mức sống của người lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn thấp; hệ thống hạ tầng giao thông rất thấp kém. Mạng lưới giao thông nông thôn, đường liên xã, liên bản, đường nội đồng rất ít và thô sơ, rất khó khăn trong quá trình vận chuyển, lưu thông hàng hóa nông sản. Hệ thống thủy lợi chưa khái thác được tiềm năng về nguồn nước, phân bố không đều, chất lượng và kỹ thuật các công trình thủy lợi thấp nên việc dẫn nước vào đồng, cấp nước tưới hoa màu, vườn đồi rất hạn chế, đây là điểm yếu trong tổ chức sản xuất, phát triển nông nghiệp; nhận thức của người dân còn thấp, chậm thay đổi phương pháp canh tác và chịu ảnh hưởng rất lớn của tập quán, thói quen lạc hậu đã tác động xấu tới môi trường sống của người dân và phát triển nông nghiệp bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)