Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu. Nêu ra nhu cầu thông tin để thực hiện nghiên cứu, quy trình thực hiện nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, thang đo quyết định chọn ngân hàng gửi tiết kiệm gồm 7 thành phần. Sau đó,
tác giả nêu lên một số phương pháp phân tích dữ liệu sẽ được thực hiện trong chương 4 tiếp theo.
CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả mẫu
Nghiên cứu này được thực hiện từ ngày 01 tháng 08 năm 2019 đến 20 tháng 10 năm 2019 tại Bà Rịa-Vũng Tàu, và khi tiến hành lấy mẫu, chỉ chọn khách hàng có sử dụng dịch vụ tiền gởi tiết kiệm cá nhân để khảo sát. Số phiếu thu về là 200 phiếu. Sau khi loại bỏ 10 phiếu không hợp lệ do không đầy đủ thông tin cần thiết cho mục đích phân tích, số phiếu hợp lệ còn lại là 190 phiếu được nhập vào phần mềm SPSS 18.0 để xử lý.
Trong số 190 khách hàng tham gia khảo sát, tỉ lệ giữa nam và nữ khá chênh lệch với 74,7% là nữ và chỉ có 25,3% là nam. Điều này cho thấy xu hướng gửi tiết kiệm thì nữ chiếm đa số. Độ tuổi phân bố cao nhất ở độ 44-49 tuổi với 23.2%, 20,5% từ 37 – 43 tuổi, 18,4% từ 31 – 36, 16,3% từ 25-30 tuổi, 15,8% trên 50 tuổi và chỉ 5,8% từ 18-24 tuổi. Điều này phù hợp với thực tế thị trường, với tuổi càng cao, thu nhập càng cao và nhu cầu gửi tiết kiệm cũng gia tăng.
Nhóm có thu nhập từ 15-20 triệu là nhóm gửi tiết kiệm nhiều nhất – chiếm 33,2%, kế đến là nhóm 10-15 triệu – chiếm 26,3%, nhóm từ 20 triệu trở lên đứng thứ 3 với 19,5%, nhóm từ 5-10 triệu chiếm 16,8% và chỉ 4,2% nhóm có thu nhập dưới 5 triệu đồng có hành vi gửi tiết kiệm. Phần lớn nhóm khách hàng được khảo sát thuộc nhóm kinh doanh (34,2%), công nhân viên chức 24,7%, Thủy sản (đánh bắt hoặc nuôi) chiếm 22,6%, 12,1% làm nông nghiệp (trồng trọt hoặc chăn nuôi) và 6,3% nhóm thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác.
Phần lớn khác hàng gửi tiết kiệm vì xem như một kênh đầu tư an toàn (32,1%). Kế đến là nhóm khách hàng gửi tiết kiệm vì có phần thu nhập dư, tiền nhàn rỗi (28,9%). Thứ ba là nhóm gửi tiết kiệm để sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng (23,2%). Chỉ 13,2% gửi tiết kiệm vì mục đích để dành và còn lại là các nhu cầu khác 2,6%.
Đối tượng khảo sát theo cách lấy mẫu thuận tiện nên kết quả ngẫu nhiên gồm: 10% từ VietinBank, 12,1% từ VietcomBank, 13,7% từ BIDV, 26,3 % từ Agribank, 8,4% từ SCB và ngân hàng khác chiếm 12,6%.