CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.3 Khái niệm động lực làm việc
Maier & Lawler (1973) cho rằng, động lực làm việc là sự khát khao và tự nguyện làm việc của mỗi cá nhân (Maier and Lawler, 1973). Nhà nghiên cứu Kreitner (1995) (Kreitner, 1995) (Kreitner and Kinicki, 2009) cho rằng, động lực làm việc là một quá trình tâm lý mà nó định hướng cá nhân theo
mục đích nhất định. Năm 1994, Higgins đưa ra khái niệm “động lực là lực đẩy từ bên trong cá nhân để đáp ứng các nhu cầu chưa được thỏa mãn”.
Động lực làm việc là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.Biểu hiện của động lực làm việc là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của người lao động.Vậy, khái
niệm chung nhất về động lực làm việc “Là sự khát khao và tự nguyện của con
người nhằm tăng cường sự nỗ lực để đạt được mục đích hay một kết quả cụ thể”.Động lực cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, các nhân tố này ln thay đổi và khó nắm bắt. Chúng được chia thành ba loại yếu tố cơ bản đó là:
Loại 1: Những yếu tố thuộc về con người tức là những yếu tố xuất hiện
trong chính bản thân con người thúc đẩy con người làm việc như: lợi ích và mục tiêu cá nhân được thỏa mãn, khi cá nhân thấy rằng cơng việc của mình có
đóng góp lớn cho doanh nghiệp.
Loại 2: Các nhân tố thuộc môi trường là những nhân tố bên ngồi có ảnh
hưởng đến người lao động như: văn hố của doanh nghiệp, các chính sách về nhân sự.
Loại 3: Các nhân tố thuộc về nội dung bản chất công việc là nhân tố
chính quyết định ảnh hưởng đến nghiên cứu của đề tài này.