Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại bưu điện TP nha trang (Trang 31)

2.6.1. Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở các nghiên cứu trước và mối quan hệ giữa các loại nhu cầu với động lực làm việc, mô hình bên dưới được đề xuất nhằm nhận dạng và đo

lường các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc dựa theo Thuyết 2 nhân tố của Herzberg :

Hình 2. 1: Mô hình đề xuất ban đầu

* Biến độc lập

Các biến độc lập xây dựng cho mô hình được chia thành 02 nhóm các nhân tố thúc đẩy và duy trì, gồm các biến sau:

* Biến độc lập thuộc nhóm các nhân tố thúc đẩy - Biến Đặc điểm công việc (job)

- Biến Cơ hội thăng tiến (promotion)

- Biến Sự ghi nhận đóng góp cá nhân (recognize - Biến Quan hệ công việc (relation)

* Biến độc lập thuộc nhóm các nhân tố duy trì - Biến Chính sách tiền lương (salary

- Biến Chính sách phúc lợi (benefit)

Nhóm các nhân tố duy trì Nhóm các nhân tố thúc đẩy

Động lực làm việc của nhân viên BĐTPNT Chính sách tiền lương

Chính sách phúc lợi Quan hệ công việc Sự ghi nhận đóng

góp cá nhân Cơ hội thăng tiến Đặc điểm công việc

* Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc là động lực làm việc của nhân viên tại Bưu điện thành phố Nha Trang

2.6.1.1 Những nhân tố thúc đẩy

Herzberg cho rằng nhóm các nhân tố thúc đẩy, mang lại “sự thỏa mãn trong công việc” là:

- Đặc điểm công việc: sự ảnh hưởng tích cực từ công việc lên mỗi người.

- Sự thăng tiến: là những phấn đấu, không ngừng nỗ lực bản thân trong môi trường làm việc.

- Sự ghi nhận đóng góp cá nhân: Sự ghi nhận việc hoàn thành tốt một công việc thể hiện ở chỗ năng suất làm việc của cá nhân hoặc thông qua sự nhận xét của tập thể.

- Quan hệ công việc: Herzbeg cho rằng nguyên nhân gây nên công việc không thuận lợi, khó khăn một phần cũng do mối quan hệ của các thành viên trong nhóm xấu đi. Nhưng khi các mối quan hệ này tôt đẹp, nó sẽ không gây ra sự khác biệt đáng kể nào.Chúng ta đã nghiên cứu về những nhu cầu của con người trong các mối quan hệ tương tác, về mong muốn được người khác thừa nhận là có thật. Tuy nhiên, vấn đề còn nhiều tranh luận khi mối quan hệ này có tác dụng đến việc tạo động lực đến mức độ nào cũng chưa được kiểm chứng rõ ràng.

2.6.1.2. Những nhân tố duy trì

Những nhân tố mà Herzberg phát hiện có tác dụng gây ra bất mãn nhưng không làm tăng động lực làm việc gọi là nhân tố duy trì. Dựa theo thuyết 2 nhấn tố Herzberg tác giả rút ra các nhân tố duy trì:

- Lương thưởng: Một phát hiện đáng ngạc nhiên của Herzbeg là tiền lương nhìn chung không có tác dụng tạo động lực cho nhân viên mặc dù việc chậm trả lương có thể khiến mọi người bất mãn.Quan điểm này của Herzbeg hoàn toàn trái ngược với quan điểm của trường phái cổ điển. Vì cuộc sống cần nhiều chi phí, mọi người phải đi làm để kiếm tiền giải quyết những chi phí đó, nhưng nếu họ có niềm đam mê với công việc thì họ cũng sẽ bớt đi những đặt nặng vào nguồn lương. Một ví dụ sinh động đó là trường hợp của những người tham gia các hoạt động tình nguyện.Tuy nhiên tiền lương lại trở thành cực kỳ quan trọng khi nhân viên có cảm giác mình bị trả lương không thỏa đáng hay khi công ty chậm trễ trong việc trả lương. Việc này nếu được làm đúng theo quy định thì mang lại hiệu quả động viên rất cao.

- Chính sách phúc lợi: Các chương trình phúc lợi phải thể hiện rõ ràng sự quan tâm của doanh nghiệp đối với nhân viên. Thực hiện đầy đủ một số chế độ phúc lợi cần thiết như chính sách trợ cấp thâm niên cho nhân viên sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu, chính sách bảo hiểm tai nạn khi làm việc, chính sách cho vay ưu đãi đối với những nhu cầu chính đáng và bức thiết khi nhân viên gặp khó khăn, chính sách hỗ trợ học phí cho con em nhân viên có hoàn cảnh khó khăn...

2.6.2. Các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu từ mô hình:

Giả thuyết H1: “Chính sách tiền lương” ảnh hưởng cùng chiều (dương) đến động lực làm việc của nhân viên Bưu điện thành phố Nha Trang

Giả thuyết H2: “Chính sách phúc lợi” ảnh hưởng cùng chiều (dương) đến động lực làm việc của nhân viên Bưu điện thành phố Nha Trang

Giả thuyết H3: “Đặc điểm công việc” ảnh hưởng cùng chiều (dương) đến động lực làm việc của nhân viên Bưu điện thành phố Nha Trang

Giả thuyết H4: “Cơ hội thăng tiến” ảnh hưởng cùng chiều (dương) đến động lực làm việc của nhân viên Bưu điện thành phố Nha Trang

Giả thuyết H5: “Sự ghi nhận đóng góp cá nhân” ảnh hưởng cùng chiều (dương) đến động lực làm việc của nhân viên Bưu điện thành phố Nha Trang

Giả thuyết H6: “Quan hệ công việc” ảnh hưởng cùng chiều (dương) đến động lực làm việc của nhân viên Bưu điện thành phố Nha Trang

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 tác giả đã làm rõ được những nội dung sau đây: - Tổng quan về Bưu điện TP Nha Trang

- Phân tích những khái niệm về nhu cầu, động cơ,động lực làm việc

- Xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn dựa trên mô hình của Herzberg. - Từ mô hình nghiên cứu tác giả xây dựng những giả thuyết nghiên cứu để làm căn cứ cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp ở phần sau.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, trong đó mục đích nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng khảo sát còn mục đích nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng và kiểm định mô hình.

3.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành theo hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và định lượng sơ bộ, (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.

Nghiên cứu sơ bộ:

Nghiên cứu định tính sơ bộ:

Dựa trên cơ sở lý thuyết được đề cập, nghiên cứu đưa ra các thang đo để đo lường các khái niệm nghiên cứu (gọi là thang đo nháp 1). Thông qua các hình thức thảo luận nhóm, mô hình nghiên cứu được đánh giá để chuẩn hóa mô hình lý thuyết, khám phá các ý tưởng, đồng thời thu thập thêm thông tin, bổ sung, điều chỉnh các thang đo. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy đa số đều đồng ý gọi là thang đo nháp 2 để được sử dụng cho nghiên cứu sơ bộ định lượng.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Mô hình đề xuất được dùng để phỏng vấn thử với mẫu 50 nhân viên theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, để đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA. Sau bước này, thang đo được hoàn chỉnh và sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức.

Nghiên cứu chính thức:

Tác giả thực hiện bằng phương pháp khảo sát trực tiếp, mục đích của phương pháp này dùng để phân tích Cronbach Alpha phân tích nhân tố.

Tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu cho luận văn của mình gồm những giai đoạn và các công việc như sau:

Cronbach alpha: (1) Đánh giá hệ số tương quan biến -

tổng, (2) Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach alpha

Nghiên cứu sơ bộ (n=50) Thang đo nháp 2 Thảo luận nhóm Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp 1

EFA: (1) Kiểm tra hệ số tải, (2) yếu tố, (3) phần trăm

phương sai trích

Thang đo chính thức

Nghiên cứu chính thức (n=150)

Phân tích Cronbach Alpha Mục tiêu

nghiên cứu

Kết luận và hàm ý quản trị Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích hồi quy

Điều chỉnh thang đo

Hình 3. 1:Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Đề xuất của tác giả

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm đảm bảo rằng mô hình nghiên cứu và các biến quan sát của các thang đo là phù hợp với đối tượng các nhân viên đang làm việc tại Bưu điện thành phố Nha Trang.

Kết quả nghiên cứu định tính: Tổng số nhân viên tham gia phỏng vấn là 05 người, họ là những người làm việc có kinh nghiệm lâu năm trong đơn vị. Với kết quả thảo luận nhóm: Những người tham gia thảo luận nhóm đều đồng ý và hiểu rõ 06 yếu tố mà tác giả đã nêu trong quá trình thảo luận là khá đầy đủ về nghiên cứu động lực làm việc. Trên cơ sở góp ý kiến và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, nhóm thảo luận sẽ bổ sung, điều chỉnh các biến quan sát cho phù hợp với thực tế tại đơn vị, cụ thể:

- Thang đo về Chính sách tiền lương:

Thang đo về chính sách tiền lương dựa trên thang đo của Trần Văn Huynh (2016) và tác giả có bổ sung, điều chỉnh gồm có 05 biến quan sát:

Bảng 3. 1. Thang đo về Chính sách tiền lương

STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều chỉnh/bổ

sung Nguồn

1

Mức lương hiện tại tương xứng vơi năng lực làm việc của tôi

Tiền lương anh/chị được trả xứng đáng với công sức anh/ chị bỏ ra

Trần Văn Huynh (2016) và tác giả

2

Tiền lương anh/ chị nhận được đủ để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống

Tác giả bổ sung

3

Tiền lương được trả công bằng giữa các nhân viên với nhau

Tác giả bổ sung

4

Tiền lương được trả đúng thời hạn

Giữ nguyên Trần Văn Huynh

(2016)

5

So với các đơn vị tương tự khác, tôi thấy thu nhập của mình là cao

Giữ nguyên

Trần Văn Huynh (2016)

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

- Thang đo về Chính sách phúc lợi:

Thang đo về Chính sách phúc lợi dựa trên thang đo của Trần Văn Huynh (2016) gồm có 03 biến quan sát:

Bảng 3. 2: Thang đo về Chính sách phúc lợi

STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều chỉnh/bổ

sung Nguồn

1

Anh/chị được đóng bảo hiểm

đầy đủ Giữ nguyên

Trần Văn Huynh (2016) 2

Anh/chị được nhận tiền thưởng vào các dịp lễ/tết

Giữ nguyên

3

Anh/chị được hỗ trợ tiền công tác phí trong quá trình làm việc như: ăn uống, liên lạc, nghỉ ngơi..

Giữ nguyên

- Thang đo về Đặc điểm làm việc:

Thang đo về Đặc điểm làm việc dựa trên thang đo của Trần Văn Huynh (2016) gồm có 04 biến quan sát:

Bảng 3. 3:Đặc điểm làm việc

STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều chỉnh/bổ

sung Nguồn

1

Công việc Anh/chị đang làm phù hợp với sở trường và năng lực của mình Giữ nguyên Trần Văn Huynh (2016) 2

Công việc Anh/chị đang làm có bảng mô tả và được phân công rõ ràng

Giữ nguyên

3

Anh/chị có thể cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc tôi đang làm tại cơ quan

Giữ nguyên

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

- Thang đo về Thăng tiến:

Thang đo về Thăng tiến dựa trên thang đo của Trần Văn Huynh (2016) và tác giả có điều chỉnh gồm có 03 biến quan sát:

Bảng 3. 4. Thăng tiến

STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều chỉnh/bổ

sung Nguồn

1

Tôi có nhiều cơ hội để thăng tiến trong công việc đang làm

Anh/chị có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc

Trần Văn Huynh (2016), tác giả có

2 Cơ hội thăng tiến là công bằng cho mọi người

Cơ hội thăng tiến tại Bưu điện là công bằng với mọi người

điều chỉnh

3 Tôi được biết rõ các điều kiện cần thiết để thăng tiến

Anh/chị có được biết rõ điều kiện để được thăng tiến với vị trí mình mong muốn

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

- Thang đo về Sự ghi nhận đóng góp cá nhân:

Thang đo về Sự ghi nhận đóng góp cá nhân dựa trên thang đo của Trần Văn Huynh (2016) và tác giả có điều chỉnh gồm có 03 biến quan sát:

Bảng 3. 5. Sự ghi nhận đóng góp cá nhân

STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều chỉnh/bổ

sung Nguồn

1

Những đóng góp của tôi luôn được đồng nghiệp, cấp trên ghi nhận

Những đóng góp của anh/chị luôn được cấp trên, đồng nghiệp ghi nhận, tuyên dương

Trần Văn Huynh (2016), tác giả có

điều chỉnh

2 Những đóng góp hữu ích của tôi sẽ được áp dụng rộng rãi

Những đóng góp của anh/chị được áp dụng rộng rãi tại Bưu điện

3

Những đóng góp hữu ích của tôi sẽ được khen thưởng

Khi có đóng góp hữu ích, anh/ chị được khen thưởng xứng đáng

Trần Văn Huynh (2016), tác giả có

điều chỉnh

- Thang đo về Quan hệ công việc:

Thang đo về Quan hệ công việc dựa trên thang đo của Trần Văn Huynh (2016) gồm có 03 biến quan sát:

Bảng 3. 6. Quan hệ công việc

STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều chỉnh/bổ

sung Nguồn

1 Đồng nghiệp của anh/chị có

vui vẻ, thoải mái

Tác giả bổ sung

2 Tôi và đồng nghiệp luôn phối hợp và sẵn sàng giúp đỡ nhau

Anh/chị luôn có sự phối hợp trong công việc với đồng nghiệp mình

Trần Văn Huynh (2016), tác giả có

điều chỉnh

3

Sếp của anh/chị luôn theo dõi, nhắc nhở và động viên anh/chị trong quá trình làm việc cũng như cuộc sống cá nhân

Tác giả bổ sung

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

- Thang đo về Động lực làm việc:

Thang đo về Động lực làm việc dựa trên thang đo của Trần Văn Huynh (2016) gồm có 03 biến quan sát:

Bảng 3. 7:Động lực làm việc

sung

1

Anh/chị luôn nỗ lực hết sức mình để hoàn thành công việc được giao

Giữ nguyên

Trần Văn Huynh (2016) 2

Anh/chị có thể duy trì nỗ lực thực hiện công việc trong thời gian dài

Giữ nguyên

3

Anh/chị luôn nỗ lực vì mục tiêu công việc và hoạt động của Bưu điện

Giữ nguyên

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng 3.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu 3.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu

Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện do hạn chế về thời gian. Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng.

Để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu thì tác giả lựa cọn phương pháp lấy mẫu thuận tiện

Mẫu nghiên cứu sơ bộ (n = 50): Tại Bưu điện thành phố Nha Trang, ngoài các nhân viên làm giờ hành chính, các nhân viên bộ phận sản xuất làm theo ca. Hạn chế là khó tiếp xúc với đối tượng khảo sát. Vì vậy, tác giả sử dụng cỡ mẫu n = 50 để đánh giá sơ bộ thang đo.

Dùng phương pháp lấy mẫu thuận tiện để chọn mẫu. Những người tham gia khảo sát là các nhân viên đang làm việc tại Bưu điện TP Nha Trang. Nhân viên sẽ nhận trực tiếp các câu hỏi. Cụ thể hơn, tác giả đã liên hệ trước với Tổ Trưởng các Tổ để nhận được sự đồng ý khảo sát. Sau đó tác giả đến tận nơi thực hiện và kiểm tra bảng khảo sát, chỉ giữ lại những bảng có điền đầy đủ thông tin và mang tính khách quan. Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác của bảng khảo sát tác giả đã loại những phiếu chỉ chọn 1 mức độ ví dụ như chỉ đánh vào mức độ 2, mức độ 4. Danh sách các nhân viên được cung cấp bởi Tổ Kế toán - Tổng hợp Bưu điện thành phố Nha Trang.

3.2.1.3. Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu

Quy trình phân tích dữ liệu được thực hiện qua hai giai đoạn trong nghiên cứu định lượng:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định lượng sơ bộ với cỡ mẫu n = 50 nhân viên, kĩ thuật phân tích và tiêu chí đánh giá được thể hiện trong Bảng 3.9.

Bảng 3. 8: Quy trình phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng sơ bộ

Thứ tự phân tích

Kĩ thuật phân tích

Tiêu chí đánh giá Nguồn

Bước 1 Cronbach’s

Alpha

Hệ số tương quan biến tổng > 0,3

Giá trị Cronbach’s Alpha: > 0,6 Nunnally &

Burnstein (1994) Bước 2

EFA

Giá trị KMO nằm trong khoảng (0,5; 1); và giá trị Sig: < 0,5

Hệ số tải: > 0,5

Phương sai trích lũy kế: > 50%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại bưu điện TP nha trang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)