Đào tạo, bồi dưỡng viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 32)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng viên chức

Đào tạo là quá trình tác động đến con người nhằm làm cho họ lĩnh hội và nắm vững các tri thức, kỹ năng…một cách có hệ thống để chuẩn bị thích nghi với sự thay đổi của cuộc sống. Đào tạo, bồi dưỡng viên chức là nhằm giúp viên chức cập nhật thông tin, tri thức mới, nâng cáo trình độ, năng lực.

Đội ngũ viên chức luôn có nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao được trình độ, năng lực được giao và chuẩn bị các điều kiện để thích ứng và phát triển. Trên cơ sở phân tích nhu cầu nhiệm vụ của ngành BHXH, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết, cơ sở xác định nhu cầu đào tạo là đối chiếu về khả năng thực hiện nhiệm vụ của viên chức so với yêu cầu nhiệm vụ đang đảm nhận, với mục tiêu dự kiến đã định trước để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những yếu kém, thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng của viên chức so với yêu cầu của công việc

Đào tạo viên chức thường là việc cử viên chức tham gia các khóa học (thường là từ 12 tháng trở lên) nhằm học tập các kỹ năng nghề nghiệp nhằm đảm nhận được một công việc nhất định. Bồi dưỡng viên chức là việc cử cán bộ tham gia các lớp học ngắn hạn (thường là dưới 12 tháng) nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng được đào tạo.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành BHXH trong giai đoạn hiện nay được tập trung theo hướng:

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị, bao gồm những hiểu biết về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực và cán bộ đang công tác.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, quản lý kinh tế.

Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, đội ngũ viên chức ngành BHXH cần được bồi dưỡng, đào tạo kiến thức về ngoại ngữ, tin học, khoa học quản lý hiện đại, hiểu biết về pháp luật, thông lệ quốc tế.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng có thể thực hiện theo hai phương thức là chính thức và tại chỗ. Chương trình bồi dưỡng chính thức do các chuyên gia thực hiện, chương trình bồi dưỡng tại chỗ bằng cách tập làm thay thế, luân phiên công việc, kèm cặp.

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức cần được đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra, so với yêu cầu của tổ chức và người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)