Giải pháp quy hoạch viên chức quản lý theo hướng động và mở:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 79)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.2Giải pháp quy hoạch viên chức quản lý theo hướng động và mở:

BHXH tỉnh Quảng Ninh cần phải quán triệt sâu sắc Nghị quyết Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21 tháng 10 năm 2008 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Thực hiện Hướng dẫn số 120-HD/BCSĐ ngày 30/8/2017 của Ban cán sự Đảng Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2021 – 2026 và việc rà soát bổ sung quy hoạch hàng năm. BHXH tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện đúng nguyên tắc đó là: Thực hiện quy hoạch “động” và “mở” một cách linh hoạt, một

tác quy hoạch phải đảm bảo dân chủ, khách quan và đúng quy trình; viên chức hoạch phải đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định, có triển vọng phát triển; Quy hoạch viên chức là công tác thường xuyên; định kỳ hàng năm phải xem xét, đánh giá để bổ sung, đồng thời đưa ra khỏi quy hoạch các trường hợp không còn đủ tiêu chuẩn quy định; Ngoài việc quy hoạch theo từng đơn vị, việc quy hoạch cán bộ còn được thực hiện giữa các đơn vị của BXH Việt Nam ở Trung ương và địa phương với nhau (quy hoạch chéo).

Trong thời gian tới, các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh phải tiến hành rà soát, đánh giá tình hình thực hiện công tác quy hoạch viên chức quản lý của đơn vị mình. Trên sở đó điều chỉnh, bổ sung để đưa vào những nhân tố mới và đưa ra khỏi quy hoạch những viên chức không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện. Đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ viên chức dự nguồn, nhất là đối với những viên chức chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết để giữ các chức danh được quy hoạch. Xây dựng và và tổ chức thực hiện kế hoạch luân chuyển, bố trí, sử dụng viên chức để tạo điều kiện cho viên chức trong quy hoạch rèn luyện thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm ở các vị trí công tác khác nhau, nhất là vị trí công tác kế cận cho chức danh quy hoạch, đồng thời để kiểm chứng bản lĩnh, trình độ, phẩm chất, tạo vị thế và uy tín cần thiết, qua đó sàng lọc, tuyển chọn viên chức.

Quy hoạch viên chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ: để thực hiện tốt công tác chuyên môn, BHXH tỉnh cần tiến hành rà soát nguồn đội ngũ viên chức làm công tác chuyên môn hiện có. Trong quy hoạch phát triển đội ngũ viên chức chuyên môn cần đảm bảo cơ cấu hợp lý về lĩnh vực chuyên ngành, trình độ đào tạo, độ tuổi, giới tính. Trên cơ sở phát triển đội ngũ viên chức làm công tác chuyên môn trong từng giai đoạn, phải xây dựng kế hoạch cụ thể về phương án tạo nguồn; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển dụng; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để phát triển nguồn nhân lực.

tỉnh Quảng Ninh.

3.2.3.1. Chú trọng thực hành trong đào tạo, nâng cao năng lực viên chức.

Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng viên chức đảm bảo tính liên kết giữa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức mới với đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng, nhiệm vụ quản lý cho viên chức nhắm nâng cao năng lực, trình độ viên chức từ văn phòng BHXH tỉnh đến các BHXH cấp huyện.

Thường xuyên làm tốt công tác đánh giá, phân loại viên chức trường hợp viên chức dù cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ được phân công nhưng năng lực chuyên môn còn yếu cần cho đi đào tạo bồi dưỡng thêm để đáp ứng được công việc thực tế được giao.

Hàng năm BHXH tỉnh Quảng Ninh cần có kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn chung, kiến thức quản lý Nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cũng như kỹ năng giao tiếp ứng, xử, văn hóa công sở và đạo đức công vụ của viên chức.

Đa dạng hóa các hình thức đạo tạo như: Đào tạo tập trung, đào tạo không tập trung, đào tạo tại chức đặc biệt đào tạo nâng cao trình độ đại học và trên đại học như thạc sỹ chuyên ngành Bảo hiểm

Chương trình đào tạo cán bộ của BHXH tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới cần chú trọng đến các nội dung sau:

+ Quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

+ Tăng cường đào tạo nội dung về quản lý kinh tế, tài chính, tiền tệ; kiến thức nhà nước về pháp luật BHXH; khoa học tổ chức và quản lý…

+ Kỹ năng thực hành công vụ, nhất là cách xử lý tình huống và phối hợp trong hoạt động.

Phương pháp đào tạo hiện nay vẫn áp dụng phương pháp truyền thống là giảng viên lên lớp thuyết trình bài giảng và học viên nghe và ghi chép, vì vậy phương pháp

học viên. Phương pháp đạo tạo được mô tả theo các bước sau:

Hình 8: Mô hình phương pháp đào tạo hai chiều

(nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

+ Thuyết trình với mục đích giới thiệu nội dung đào tạo tới học viên.

+ Trao đổi, đối thoại giữa giảng viên và học viên giúp học viên hiểu rõ về nội dung vừa được nghe thuyết trình.

+ Thực hành giúp học viên có cơ hội áp dụng kiến thức trong thực tế.

+ Thảo luận về các nội dung trên giúp học viên tự đánh giá vấn đề và được đặt ra và phương án giải quyết vấn đề tối ưu.

Thông qua việc được trực tiếp thảo luận, được tự làm và được tự đánh giá kết quả làm việc của mình, học viên sẽ nhận thức một cách sâu sắc hơn vấn đề đặt ra và kinh nghiệp học hoạt động thực tiễn của mình.

3.2.3.2. Thường xuyên đào tạo nghiệp vụ đối với đội ngũ viên chức

Hàng năm, BHXH tỉnh cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ về chính sách, chế độ BHXH, BHYT; về nghiệp vụ công tác thu, cấp sổ thẻ; hồ sơ giải quyết chế độ BHXH; quy trình giám định BHYT... Các cuộc thi này không những khuyến khích việc tự học nâng cao trình độ mà còn giúp giải quyết những vướng mắc khi triển khai chế độ chính sách tại cơ sở, cũng như tạo bầu không khí thi đua giữa các phòng nghiệp vụ, giữa BHXH các huyện. Cuộc thi có thể giao cho Ban chấp hành Công đoàn cơ sở chủ trì, phối hợp với các tổ chức đoàn thể xây dựng bộ câu hỏi và đáp án nghiệp vụ. Cần tập trung khai thác các yếu tố ứng dụng chế độ chính sách vào thực tiễn cuộc sống, tránh sa đà vào lý thuyết chung chung bằng các câu hỏi phụ

Thuyết

công tác thu, cấp sổ thẻ, việc tiếp nhận hồ sơ và xét duyệt, giải quyết chế độ cho đối tượng thụ hưởng thay đổi. Hay trong quá trình triển khai thực hiện những nội dung công tác nghiệp vụ, tại các cơ sở khi va vấp thực tiễn, gặp nhiều khó khăn vướng mắc, chưa thống nhất phương thức cũng như cách thức giải quyết. BHXH tỉnh cần triển khai tổ chức tập huấn nghiệp vụ, chính sách nội bộ cho đội ngũ viên chức. Để đảm bảo yêu cầu của công tác tập huấn nghiệp vụ đạt kết quả, chất lượng cũng như mong muốn cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: các phòng nghiệp vụ thu thập thông tin về những khó khăn vướng mắc gặp phải khi triển khai nghiệp vụ. Yêu cầu BHXH các huyện, thành phố báo cáo thông qua quá trình triển khai nghiệp vụ được giao. Tuy nhiên cần lưu ý phải đối chiếu, rà soát ký việc nghiên cứu triệt để văn bản, quy trình hướng dẫn, loại trừ các yếu tố chủ quan của viên chức khi áp dụng thực hiện nghiệp vụ. Từng viên chức các phòng nghiệp vụ được giao chuyên quản đối với cấp huyện tổng hợp những khó khăn vướng mắc, những bất cập xảy ra trong quá trình tác nghiệp, cũng như đối chiếu so sánh phương pháp, cách thức triển khai, tính đặc thù cụ thể tại địa phương giữa các huyện. Thông qua hoạt động quản lý, nghiên cứu khảo sát, lãnh đạo các phòng nghiệp vụ, cán bộ tổng hợp thuộc các phòng nắm bắt và tập hợp những vấn đề bất cập trong hoạt động nhiệm vụ, những yêu cầu đòi hỏi đối với công tác quản lý thực hiện nhiệm vụ cần được uốn nắn, chấn chỉnh.

Bước 2: Trưởng các phòng nghiệp vụ nghiên cứu những yêu cầu đổi mới công tác nghiệp vụ theo văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam, đối chiếu với yêu cầu quản lý cũng như thực tiễn các đợt kiểm tra nghiệp vụ tại cơ sở để đề xuất nội dung cần triển khai tập huấn nghiệp vụ.

Bước 3: Biên soạn tài liệu tập huấn

Cần tập hợp đầy đủ các nội dung tài liệu của các bước trên. Phân định rõ những nội dung nghiệp vụ mới và những uốn nắn về sai sót được tổng hợp từ các cơ sở. Nội dung tài liệu phải cô đọng nhằm giúp cho viên chức dễ tiếp thu, thực hiện, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như tiêu chí đề ra của tập huấn nghiệp vụ. BHXT tỉnh cần thành lập “Tổ giảng viên” do một đồng chí lãnh đạo làm tổ trưởng, thành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thảo luận về tài liệu do các phòng nghiệp vụ biên soạn, đối chiếu với yêu cầu quản lý, sự phối hợp giữa các lĩnh vực nghiệp vụ, chỉnh lý tài liệu trình Giám đốc phê duyệt trước khi tập huấn. Đây là yêu cầu rất quan trọng, quyết định chất lượng các đợt tập huấn nghiệp vụ; khắc phục được tình trạng kết thúc tập huấn mà người thực hiện không hiểu rõ nội dung, không chuyển đổi được tư duy cũng như hành vi của bản thân khi thao tác nghiệp vụ (hay nói cách khác là vẫn dậm chân tại chỗ).

Bước 4: Triển khai tập huấn

Tài liệu được phát đầy đủ đến tất cả thành phần tham dự, giúp cho mọi người có khả năng theo dõi những nội dung truyền đạt. Phần trình chiếu phải cô đọng, xúc tích, tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất giúp người nghe hiểu và nắm chắc yêu cầu, có đủ kiến thức để có thể phát biểu ý kiến trong phần thảo luận. Người chủ trì phải khơi dậy được không khí thảo luận, nêu ra tất cả các tình huống vướng mắc tại các cơ sở, đồng thời giải đáp mọi câu hỏi đề ra. Người giảng dạy cũng cần đưa ra được các giải pháp đối với một số địa bàn đặc thù tại các huyện miền núi có thể xảy ra vướng mắc khi triển khai nghiệp vụ.

3.2.3.3 Xây dựng kế hoạch tạo động lực kích thích viên chức rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Xây dựng kế hoạch tạo động lực kích thích viên chức rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể:

+ Hàng ngày vào buổi sáng đầu giờ dành một lượng thời gian nhất định để cho viên chức ngành BHXH được nghiên cứu, cập nhật các chế độ chính sách mới thông qua làm việc nhóm hoặc đọc báo đầu giờ.

+ Khuyến khích hỗ trợ kinh phí cho viên chức học trên đại học thực hiện cơ chế viên chức nào có nhu cầu thi cao học hoặc nghiên cứu sinh thì BHXH tỉnh tạo điều kiện cho tham gia, sau khi có kết quả trúng tuyển hỗ trợ một khoản kinh phí nhất định cho cả khóa học để viên chức yên tâm học tập và có trách nhiệm vụ phục vụ ngành BHXH ngày một tốt hơn.

thông qua hội thảo, tập huấn và kinh nghiệm các BHXH tỉnh, BHXH cấp huyện trong nước có mô hình quản lý BHXH hiệu quả.

+ Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ thông qua công tác kiểm tra nghiệp vụ BHXH để lựa chọn viên chức BHXH có trình độ chuyên môn cao, nắm vững chế độ chính sách BHXH để khen thưởng, nguồn viên chức quy hoạch các chức danh viên chức quản lý và có kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao.

3.2.3.4 Tăng cường đào tạo công nghệ thông tin, triển khai ứng dụng tin học

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa BHXH để nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia và hưởng BHXH, BHYT đã trở thành yêu cầu cấp thiết.

Thời gian qua, BHXH đã xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung toàn ngành; hệ thống cấp số định danh quản lý người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được thống nhất trên phạm vi toàn quốc... Đặc biệt, hệ thống thông tin giám định BHYT đã được đưa vào vận hành, kết nối gần 100% cơ sở khám, chữa bệnh BHYT từ tuyến xã đến Trung ương trên phạm vi toàn quốc để thực hiện quản lý khám, chữa bệnh, giám định và thanh toán BHYT. Ðồng thời, ngành BHXH đã tạo lập xong cơ sở dữ liệu cho hộ gia đình tham gia BHYT với thông tin của 92,6 triệu dân tương ứng với 24,3 triệu hộ gia đình toàn quốc. Theo lộ trình, từ 1/1/2020, BHXH Việt Nam sẽ triển khai thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) điện tử cho người tham gia.

Đội ngũ viên chức BHXH tỉnh quảng Ninh hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế trong trình độ tin học. Để đảm bảo viên chức có thể vận hành, sử dụng, khai thác dữ liệu trên các

Vì vậy nhiệm vụ đào tạo, hướng dẫn, tập huân về công nghệ thông tin đối với đội ngũ viên chức trong giai đoạn tới cần đặc biệt quan tâm theo hướng:

- Đào tạo về vận hành, khai thác hệ thống các ứng dụng tin học đang được triển khai đối với toàn bộ viên chức, viên chức quản lý của BHXH tỉnh.

- Tập huấn ứng dụng cấp thẻ BHYT điện tử cho viên chức làm chuyên môn cấp sổ, thẻ.

Các cán bộ phòng Công nghệ thông tin phải thường xuyên tổng hợp nhu cầu đào tạo, tập huấn công nghệ thông tin của các phòng, đơn vị BHXH cấp huyện. Từ đó lên kế hoạch và triển khai đào tạo, tập huấn công nghệ thông tin cho đội ngũ viên chức.

3.2.3.5. Tăng cường công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho đội ngũ viên chức.

Thường xuyên thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho viên chức BHXH; quán triệt và triển khai thực hiện cơ bản kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp Luật của Nhà nước, các quy định của ngành,

Tiếp tục đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", xây dựng chuẩn mực đạo đức người viên chức ngành BHXH theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Thường xuyên nắm bắt kịp thời tư tưởng chính trị, tâm tư tình cảm và hoàn cảnh gia đình của từng viên cức nhằm làm tốt hơn công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng, lối sống cho cán bộ, công chức.

Lãnh đạo thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế về chuyển đổi vị trí công tác, luân phiên công việc đối với viên chức. Thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình, công tác nhận xét, đánh giá viên chức.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; kịp thời, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực trong thực thi công vụ của cán bộ.

Thường xuyên tổ chức tốt công tác kiểm tra nội bộ, lấy ý kiến phát giác của các tổ chức và nhân dân để phát hiện và xử lý nghiêm minh các tiêu cực trong quản lý BHXH và các tệ nạn xã hội, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính BHXH, lắp đặt số điện thoại đường dây nóng nhằm tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của nhà nước, của công đồng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ BHXH.

tỉnh nói riêng, ngoài những công tác trên, BHXH Việt Nam cũng cần hoàn thiện một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 79)