Xây dựng tiêu chuẩn, chức danh viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 28)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.3.1. Xây dựng tiêu chuẩn, chức danh viên chức

Khâu đầu tiên, hết sức quan trọng trong công tác tổ chức là việc xác định rõ hệ tiêu chuẩn, chức danh của từng loại hình viên chức, nếu không xây dựng được hệ tiêu chuẩn phù hợp sẽ rất khó tiến hành quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng, đánh giá viên chức một cách chuẩn xác. Tiêu chuẩn, chức danh viên chức là những quy định có tính chuẩn mực về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ (văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ), năng lực, sức khỏe đối với từng loại viên chức ngành BHXH. Dựa vào những tiêu chuẩn này, các cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm viên chức, là mục tiêu để mỗi viên chức tự rèn luyện, phấn đấu nhằm hoàn thiện bản thân.

Việc xây dựng tiêu chuẩn, chức danh viên chức ngành BHXH cần đáp ứng được những yêu cầu và đặc điểm của từng loại viên chức, phù hợp với môi trường và điều kiện họat động. Để xây dựng tiêu chuẩn viên chức cần thực hiện ba (3) bước sau: Xây dựng tiêu chuẩn chức danh viên chức Quy hoạch Đào tạo, bồi dưỡng Tuyển dụng, bố trí sử dụng, đề bạt, luân chuyển Đánh giá Chế độ chính sách cán bộ

- Dựa trên chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức theo quy định của pháp luật để xác định nhiệm vụ của từng chức danh. Xác định nhiệm vụ của từng chức danh đối với viên chức ngành BHXH cần chú trọng phân loại theo trình độ kết hợp với theo lĩnh vực kế hoạch, tài chính, giám định, công nghệ thông tin, tổ chức, thanh tra kiểm tra

- Lập bản mô tả công việc, xác định các nhiệm vụ và kết quả cần đạt được của công việc, những kỹ năng, năng lực cần có để hoàn thành công việc đó.

- Xây dựng tiêu chuẩn chức danh phù hợp với từng vị trí công việc, các tiêu chuẩn chức danh cần được xác định trên cơ sở các yêu cầu đối với viên chức ngành BHXH, cụ thể:

Về phẩm chất chính trị: trước hết là “có tinh thần yêu nước sâu sắc”, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Về phẩm chất đạo đức: xác định phẩm chất đạo đức qua các đức tính: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội.

Về trình độ: viên chức ngành BHXH phải hiểu biết về lý luận chính trị, pháp luật, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng tốt các yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn có hiệu quả.

Trong thực tế xây dựng tiêu chuẩn, chức danh viên chức ngành BHXH cần phân biệt rõ điều kiện và tiêu chuẩn cán bộ. Điều kiện là những yếu tố bắt buộc phải có đối với mỗi viên chức; tiêu chuẩn bao hàm nội dung rộng hơn, đầy đủ hơn, là thước đo chất lượng của viên chức. Trong công tác xác định tiêu chuẩn chức danh viên chức ngành BHXH cần tránh tình trạng lấy điều kiện cần như bằng cấp, học vị, độ tuổi, quá trình công tác…để thay thế cho những tiêu chuẩn như phẩm chất đạo đức, kiến thức, năng lực công tác…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)