6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.1.1 Mục tiêu và giải pháp cải cách ngành BHXH
3.1.1.1 Mục tiêu phát triển.
BHXH Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch hành động số 5458/KH-BHXH của BHXH Việt Nam Triển khai thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Kế hoạch nhằm mục đích triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; phát huy tối đa nguồn lực, xây dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam bền vững, hiệu quả, hiện đại.
Theo Kế hoạch, mục tiêu phát triển bền vững là thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, BHYT, BHTN, tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH,BHYT, BHTN. Phấn đấu đến năm 2021 đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia BHTN; khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; tỷ lệ giao dịch điện tử đạt 100%. Thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan BHXH với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 80%.
Phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện, chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá
95% dân số.
Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH; trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện, chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; có khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 90%. Tỷ lệ tham gia BHYT đạt 95% dân số.
Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối quỹ BHXH trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối Quỹ BHYT. Xây dựng hệ thống BHXH, BHYT hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
3.1.1.2. Giải pháp phát triển ngành BHXH
Tập trung đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT; đẩy nhanh tiến độ BHYT toàn dân; thu đầy đủ, kịp thời, khắc phục tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT. Khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện nhằm đảm bảo phát triển bền vững, tiến bộ công bằng xã hội góp phần hoàn thiện thể chế gắn kết bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ công bằng xã hội.
Tổ chức thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; triển khai tốt Luật BHXH; Luật BHYT; Luật Việc làm; Luật An toàn, vệ sinh lao động; Luật Dược đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Thực hiện giải quyết chính sách BHXH đảm bảo đúng pháp luật, kịp thời, thuận lợi cho đối tượng thụ hưởng.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN đến các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân qua đó tạo sự thống nhất giữa nhận thức và hành động trong việc thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.
tư, đồng thời thường xuyên nắm bắt và kiểm soát chặt chẽ các khoản đầu tư để thu hồi gốc, lãi đầy đủ theo quy định của pháp luật, đảm bảo bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng nhà nước trong việc xác định danh sách của Ngân hàng thương mại xếp loại tín nhiệm cao để lựa chọn ngân hàng thực hiện hoạt động đầu tư; theo dõi chặt chẽ diễn biến lãi suất trái phiếu Chính phủ, lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại để xác định lãi suất đầu tư phù hợp.
Nghiên cứu hoàn thiện quy chế và quy trình quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động đầu tư quỹ, đảm bảo chặt chẽ, an toàn, hiệu quả theo quy định của pháp luật. Thực hiện đầu tư trái phiếu Chính phủ chủ yếu thông qua phương thức đấu thầu trên thị trường phù hợp với việc cải cách quản lý dòng tiền và phương thức đầu tư các quỹ BH.
Xây dựng và hoàn thiện bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ngành BHXH và hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ giám sát, đánh giá, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ; hoàn thiện hệ thống các phần mềm; cơ sở dữ liệu tập trung, thực hiện liên thông dữ liệu với các bộ, ngành; mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4; nghiên cứu thực hiện việc thay thế sổ BHXH, thẻ BHYT bằng thẻ BHXH điện tử.
Kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự ngành BHXH theo hướng tinh gọn đầu mối gắn với tinh giản biên chế. Tổ chức phân loại viên chức theo vị trí việc làm; sắp xếp, bố trí lại cơ cấu viên chức theo hướng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành BHXH, chú trọng đội ngũ lãnh đạo, hoạch định chính sách. Xây dựng tổ chức bộ máy của ngành BHXH phù hợp với tinh thần Chính phủ kiến tạo phát triển, trong sạch, vững mạnh, liêm chính, quyết liệt hành động, lấy nhân dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, đồng thời đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu nhiệm vụ của Ngành trong giai đoạn mới.
Quảng Ninh
3.1.2 .1. Mục tiêu nâng cao chất lượng viên chức BHXH tỉnh Quảng Ninh
Gắn liền với quá trình đổi mới, công tác quản lý nhân lực phải hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý viên chức. Thực hiện kế hoạch hành động số 5458/KH- BHXH của BHXH Việt Nam Triển khai thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. BHXH tỉnh Quảng Ninh quyết tâm thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia nhất là BHXH tự nguyện; thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Quản lý, sử dụng an toàn và đảm bảo cân đối quỹ BHXH, quỹ BHYT. Xây dựng hệ thống BHXH hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu tổng quát: Xây dựng đội ngũ viên chức BHXH tỉnh Quảng Ninh có phẩm chất, năng lực, uy tín, đủ về số lượng và chất lượng, có cơ cấu phù hợp với chiên lực phát triển của tỉnh và của ngành.
Mục tiêu cụ thể: Từ năm 2019 đến năm 2025 xây dựng được đội ngũ viên chức đủ về số lương, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chất lượng. 100% viên chức có trình độ đại học và trên đại học. Toàn thể cán bộ viên chức sử dụng thành thạo kỹ năng tin học văn phòng, sử dụng và khai thác thành thạo các phần mền,hệ thống của ngành BHXH. Đội ngũ viên chức có kiến thức, chuyên môn vững về chính sách bảo hiểm xã hội, năng lực triển khai công việc tốt, nắm vững pháp luật; có phẩm chất đạo đức tổ, trách nhiệm trong thực thi công vụ, công tâm, chuyên nghiệp, thạo việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
3.1.2.2. Phương hướng nâng cao chất lượng viên chức BHXH tỉnh Quảng Ninh
Thứ nhất, nâng cao chất lượng viên chức BHXK tỉnh từ cần nhất quán trong tư tưởng, nhận thức và hành động về vai trò của viên chức; coi trọng nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới. Từ đó có chính sách, biện pháp cụ thể và phù hợp đầu tư phát triển đội ngũ Viên chức, Viên chức quản lý cũng như quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực.
đồng bộ, toàn diện, khả thi, kế thừa và phát huy tối đa nguồn lực viên chức BHXH tỉnh hiện có. Đổi mới cơ chế chính sách quản trị điều hành; cải cách hành chính; cải tiến lề lối tác phong làm việc; văn hóa ứng xử, giao tiếp trong từng thời kỳ.
Thứ ba, có cơ chế phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng phát triển, duy trì đội ngũ viên chức. Chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, phát triển viên chức giỏi, đội ngũ viên chức quản lý chủ chốt các cấp có đủ năng lực quản lý điều hành, trình độ chuyên môn, phù hợp với công việc. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghệp cho đội ngũ viên chức của BHXH tỉnh theo chức trách và nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành.
Thứ tư, có chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút và giữ chân được nhân tài. Đánh giá và sử dụng viên chức phải gắn với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn viên chức và hiệu quả công tác thực tế làm thước đo chủ yếu. Tổ chức sắp xếp lại lao động gắn với việc xây dựng chính sách hợp lý để khuyến khích tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng nhân lực bằng cách định kỳ kiểm tra đánh giá chất lượng, kịp thời thay thế những viên chức yếu kém về năng lực, loại thải những cá nhân thoái hóa vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật.
Thứ năm, tiếp tục đổi mới công tác quản lý viên chức theo hướng:
- Cơ cấu và sắp xếp đội ngũ viên chức đảm bảo chất lượng, nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển đội ngũ viên chức tác nghiệp giỏi. Thực hiện quy hoạch đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm đội ngũ viên chức quản lý theo hướng trẻ hóa, đảm bảo tính ổn định, kế thừa và phát triển.
- Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất của viên chức trên từng vị trí công tác.
- Thực hiện quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc được giao. Thực hiện đãi ngộ theo vị trí công tác và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Theo đó trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 đội ngũ viên chức ngành BHXH phải đạt được những mục tiêu cơ bản sau:
chính sách pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật; tận tụy phục vụ nhân dân; có đạo đức và lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực.
Về trình độ và năng lực: được đào tạo và trang bị kiến thức trên các lĩnh vực lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, pháp luật, ngoại ngữ, tin học và các kiến thức xã hội khác; có đủ kỹ năng chuyên môn và năng lực thực tiễn xây dựng chính sách, tổ chức điều hành để thực thi công vụ đạt hiệu quả, đáp ứng tốt các dịch vụ công của cơ quan Nhà nước đối với người dân; có đủ sức khỏe để hoàn thành chức trách đảm nhiệm.
Về cơ cấu của đội ngũ viên chức: phải có số lượng thích hợp, cơ cấu về ngạch, bậc, trình độ, tuổi tác giới tính, dân tộc đồng bộ và hợp lý.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng viên chức BHXH tỉnh Quảng Ninh 3.2.1. Giải pháp xây dựng tiêu chuẩn, chức danh viên chức ngành BHXH 3.2.1. Giải pháp xây dựng tiêu chuẩn, chức danh viên chức ngành BHXH
3.2.1.1 Hoàn thiện công tác phân tích công việc
Phân tích công việc là quá đánh giá bản chất hoặc nội dung của công việc một cách có hệ thống các nhiệm vụ và các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc trong tổ chức; phân tích công việc là quá trình nghiên cứu bản chất, nội dung công việc, nhằm xác định rõ các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, các mối quan hệ trong công việc, xác định điều kiện tiến hành và các khả năng, các phẩm chất cần thiết của viên chức phải có để thực hiện công việc. Việc phân tích công việc nói có tác dụng như mô tả công việc có thể chỉ ra được các yếu tố đặc điểm kỹ thuật của công việc chỉ ra loại nhân công cần thiết để thực hiện công việc một cách hoàn hảo. Các nhà quản lý của ngành BHXH sẽ sử dụng thông tin này để lập kế hoạch nguồn nhân sự và tổ chức tuyển dụng có hiệu quả. Việc phân tích công việc cụ thể chi tiết còn chỉ ra được các nội dung và chương trình cần đào tạo, huấn luyện và phát triển nhân lực, cũng như đánh giá công việc làm cơ sở cho việc xác định mức thù lao cần thiết cho mỗi công việc.
Việc phân tích, mô tả công việc giúp cho các nhà quản lý ngành BHXH tỉnh Quảng Ninh sẽ đánh giá chính xác yêu cầu đòi hỏi của công việc, từ đó có thể tuyển
năng lực sở trường từ đó phát huy được hiệu quả của cán bộ, công chức.
Việc phân tích công việc bao gồm được các nội dung chính sau: Thu thập các thông tin về công việc và tổ chức viết các phiếu phân tích công việc. Việc thực hiện phân tích công việc phải đảm bảo các bước cụ thể như sau:
Bước 1. Xác định công việc cần phân tích, cần tham khảo các sơ đồ tổ chức, các sơ đồ quy trình BHXH Việt Nam đã ban hành và các văn bản mô tả công việc trước đó (nếu có).
Bước 2. Xác định các phương pháp thu thập thông tin. Cần lựa chọn và kết hợp hợp lý các phương pháp thích hợp để thu thập thông tin.
Bước 3. Tiến hành thu thập thông tin.
Bước 4. Kiểm tra, xác định tính chính xác và đầy đủ của các thông tin thông qua các viên chức thực hiện công việc, cũng như thông qua viên chức quản lý giám sát công việc hoặc đối chiếu các tiêu chuẩn chuyên môn đã có.
Bước 5. Xây dựng các phiếu mô tả công việc, phiếu tiêu chuẩn kết qủa công việc và phiếu yêu cầu trình độ chuyên môn công việc. Để có được các phiếu phân tích công việc có chất lượng cần tham khảo các chuyên gia, các nhà quản lý, giám sát và kết quả phân tích đã có.
3.2.1.2 Xác định tiêu chuẩn thực hiện công việc
Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức đối với từng lĩnh vực công tác gắn với bản mô tả công việc ở tưng vị trí công việc để thực thi công việc đạt kết quả cao hơn, mang tính chuẩn hóa; xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đội ngũ viên chức nguồn, viên chức quản lý của ngành BHXH.
3.2.1.3 Đánh giá thực hiện công việc.
Đánh giá thực hiện trên 4 tiêu chí với tổng số điểm (95 điểm) cụ thể như sau: Tiêu chí 1: Thực hiện nhiệm vụ được giao (điểm tối đa 60 điểm).
Tiêu chí 2: Chấp hành chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, kỷ cương, kỷ luật của
chuyên môn (điểm tối đã là 10).
Tiêu chí 4: Tham gia các phong trào thi đua và các hoạt động phong trào do các tổ chức đoàn thể và các phong trào thể dục thể thao, nhân đạo, từ thiện, các hội thi do ngành yêu cầu tham gia hoặc phát động.
Thực hiện chế độ điểm thưởng khi đánh giá viên chức điểm thưởng tối đa là 5 điểm: viên chức quản lý xem xét để cho điểm thưởng đối với cá nhân đạt từ 91 điểm trở lên. Việc đề xuất dựa vào trên mức độ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua của cá nhân, cụ thể: