6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.3.4 Tuyển dụng, bố trí sử dụng, đề bạt, luân chuyển viên chức
- Tuyển dụng viên chức.
Tuyển dụng viên chức là khâu quan trọng, mở đầu trong công tác tổ chức- cán bộ, nếu làm tốt công tác tuyển dụng sẽ lựa chọn được những người có đủ năng lực, phù hợp với vị trí, chức danh công tác, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức nói chung cũng như viên chức ngành BHXH nói riêng và phù hợp với quỹ tiền lương của đơn vị.
Những yêu cầu cơ bản của tuyển dụng viên chức nói chung gồm: + Xuất phát từ nhu cầu công việc để tuyển người phù hợp;
+ Đảm bảo tiêu chuẩn chức danh cần tuyển;
+ Đảm bảo công minh, bình đẳng và thực hiện công khai;
+ Đảm bảo tính cạnh tranh, ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số.
Quy trình tuyển dụng viên chức gồm các khâu: + Công bố công khai thông tin về tuyển dụng; + Tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng;
+ Lựa chọn ứng viên đủ điều kiện;
Để đảm bảo công khai, khách quan công tác tuyển dụng cán bộ phải được thực hiện thông qua hình thức thi tuyển. Việc tuyển dụng phải được thông báo, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời niêm yết công khai tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ. Các chế độ ưu tiên trong tuyển dụng, xét tuyển (thông qua kiểm tra sát hạch bằng hình thức vấn đáp) cũng phải được tuân thủ chặt chẽ theo đúng quy định đối với các đối tượng cụ thể theo Luật định.
Nội dung thi tuyển cần bám sát yêu cầu chức danh cần tuyển, xác định yêu cầu đối với công việc đó là gì, cách thực hiện như thế nào và kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc đó. Ngoài ra cần chú trọng kiến thức hành chính nhà nước và sự hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mà thí sinh dự tuyển.
Ngoài yêu cầu chung về trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh hiện nay, mỗi đơn vị, địa phương cũng cần có thêm quy định cụ thể (không trái với pháp luật) cho phù hợp với đặc điểm của mỗi vị trí hay đặc thù của địa phương.
Trong thời gian qua, nhiều địa phương, bộ ngành đã thực hiện hình thức thi tuyển các chức danh quản lý. Cách làm này đã cho thấy nhiều ưu điểm, được sự chấp nhận của xã hội và trực tiếp tác động đến đội ngũ viên chức. Việc thi tuyển đã tạo động lực thúc đẩy viên chức tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành, khuyến khích được đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng lực; huy động và khơi dậy các nguồn lực từ bên ngoài; khắc phục tình trạng đề bạt, bổ nhiệm viên chức quản lý khép kín trong từng cơ quan, đơn vị; những viên chức trẻ thực sự có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức không còn rơi vào tình trạng “xếp hàng” chờ đợi.
- Bố trí sử dụng viên chức ngành BHXH.
Tại điều 26, Luật Viên chức năm 2010 quy định tại nội dung hợp đồng làm việc phải quy định rõ về công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc của viên chức.
Việc sử dụng, bổ nhiệm viên chức phải xuất phát từ nhiều yếu tố, căn cứ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, công việc của từng bộ phận, đối với viên chức ngành bảo hiểm xã hội thì căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng là yêu cầu của công việc và điều kiện nhân lực hiện có của ngành BHXH.
Bố trí, sử dụng viên chức đúng người, đúng việc sẽ tạo cơ hội cho từng cá nhân tự rèn luyện, nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời là cơ sở để phát huy sức mạnh tập thể. Sau khi bố trí, sử dụng viên chức thì phải thường xuyên theo dõi và kịp thời phát hiện những chỗ mạnh, chỗ yếu, những điểm chưa phù hợp để kịp thời uốn nắn hoặc sắp xếp lại.
Việc bố trí, sử dụng viên chức cần chú ý một số điểm sau:
+ Bố trí viên chức phải đảm bảo tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường viên chức. Phải xem xét các yếu tố tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, nguyện vọng, cá tính của từng người.
+ Trọng dụng người tài, không phân biệt đối xử giữa đảng viên và quần chúng, người ở trong nước, giữa nam và nữ ở cùng vị trí việc làm hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Phải căn cứ vào quy hoạch viên chức và chiến lược phát triển kinh tế của địa phương để bố trí, sử dụng viên chức nhằm chuẩn bị tốt nguồn nhân lực có chất lượng cho tương lai.
- Đề bạt, bổ nhiệm viên chức quản lý
Theo quy định của Luật Viên chức năm 2010 thì việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ quản lý và theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.
Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) nhấn mạnh việc bổ nhiệm, đề bạt cán bộ như sau: “Đề bạt, cân nhắc phải đúng lúc, đúng người, đúng việc. Bố trí, đề bạt không đúng có thể dẫn đến thừa, thiếu cán bộ công chức một cách giả tạo, công việc kém phát triển, tiềm lực không được phát huy. Trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức ngành BHXH phải dựa vào những định hướng có nguyên tắc sau:
+ Ban Cán sự đảng BHXH Việt Nam (gọi chung là Ban Cán sự đảng), các cấp ủy đảng trực tiếp lãnh đạo công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm hoặc từ chức đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý theo đúng thẩm quyền được phân cấp.
+ Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt hoặc quyết định bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm về quyết định hoặc đề xuất của mình.
+ Công chức, viên chức được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm theo quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngành.
+ Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; phải căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, tiêu chuẩn của chức danh và năng lực, sở trường của cán bộ.
+ Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Viên chức sau khi được đề bạt, bổ nhiệm phải được tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện, giúp đỡ trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Điều động, luân chuyển viên chức
“Điều động là việc viên chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác” .
Cơ quan lãnh đạo, quản lý ở các cấp đều có quyền điều động cán bộ, viên chức theo sự phân cấp về thẩm quyền quản lý viên chức. Cơ quan chuyên trách về công tác tổ chức - cán bộ có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu điều động và tham mưu cho Lãnh đạo về nội dung, nhiệm vụ, địa chỉ, và thời gian thi hành khi thực hiện điều động viên chức. Viên chức được điều động có quyền trình bày nguyện vọng của mình để được xem xét, trước khi có quyết định chính thức; khi đã có quyết định
điều động thì phải nghiêm chỉnh chấp hành, nếu không sẽ bị xử lý theo Pháp lệnh cán bộ.
“Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ”.
Luân chuyển cán bộ thực chất là việc điều động, tăng cường viên chức nhưng thực hiện theo một cách chủ động, theo quy hoạch và kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ. Nghị quyết số 11/NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ chính trị nhấn mạnh việc luân chuyển cán bộ nhằm tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, viên chức, giúp cán bộ, viên chức trưởng thành và toàn diện hơn, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của toàn bộ hệ thống chính trị, từng bước điều chỉnh cán bộ một cách hợp lý hơn.