6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.3.5. Đánh giá viên chức
Đánh giá viên chức là việc làm rõ phẩm chất chính trị đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao so với yêu cầu, tiêu chuẩn nhiệm vụ đã được phân công.
Đánh giá viên chức là khâu rất quan trọng, nhưng là khâu khó khăn và phức tạp, nhạy cảm. Việc đánh giá viên chức đúng đắn và khoa học có ý nghĩa lớn đối với từng khâu của công tác tăng cường chất lượng đội ngũ viên chức từ xây dưng tiêu chuẩn chức danh, quy hoạch, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đến thực hiện chính sách đối với viên chức.
Mục đích đánh giá viên chức là làm rõ những mặt được, mặt chưa được của từng viên chức để có căn cứ thực hiện các khâu của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển viên chức.
Việc đánh giá viên chức phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người được đánh giá.
Việc đánh giá, phân loại viên chức quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị được giao quản lý, phụ trách. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
Đồng thời việc đánh giá phải bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, thiên vị, trù dập, hình thức.
Việc đánh giá công chức được thực hiện theo các nội dung sau:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; - Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tiến độ và kết quả lãnh đạo, quản lý, tổ chức, điều hành; - Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; - Thái độ phục vụ nhân dân;
- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;
- Năng lực lãnh đạo, quản lý;
- Thái độ công tâm, khách quan; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức, viên chức.
Căn cứ vào kết quả đánh giá, viên chức được phân loại theo các mức như sau:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. - Hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Hoàn thành nhiệm vụ.
Kết quả phân loại, đánh giá viên chức được lưu vào hồ sơ và thông báo đến viên chức được đánh giá.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn đánh giá đúng cán bộ phải có quan điểm toàn diện, cụ thể và lịch sử”. Như vậy muốn đánh giá đúng cán bộ ngoài việc xem mặt ngoài còn phải xem toàn bộ quá trình công tác của họ.
Đánh giá không đúng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các khâu khác của công tác tăng cường chất lượng đội ngũ viên chức, phá vỡ quy hoạch, luân chuyển, lãng phí đào tạo, bồi dưỡng, ảnh hưởng xấu tới chất lượng đội ngũ viên chức và đặc biệt là làm mất đi cơ hội để sử dụng được người có tài, có đức.
Trong tình hình hiện nay, trước những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế, trước những tác động tiêu cực, mặt trái của nền KTTT đã làm cho không ít viên chức thoái hóa, biến chất thì công tác đánh giá viên chức càng trở lên quan trọng và luôn là khâu khó nhất trong công tác nâng cao chất lượng độ ngũ viên chức ngành.