6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế
- Đội ngũ viên chức tiếp nhận từ ngày đầu thành lập có nhiều hạn chế về trình độ, năng lực và khả năng vận dụng khoa học công nghệ trong công tác nghiệp vụ chuyên môn. Năng lực của một số viên chức còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá ngành BHXH đặc biệt một số bộ phận viên chức khai thác và thu nợ, thanh tra, kiểm tra, giám định BHYT chưa được đào tạo kỹ năng chuyên sâu, chuyên nghiệp còn hạn chế về năng lực, chưa thực hiện đúng các bước quy trình nghiệp vụ có hiệu quả.
- Việc nhận thức về tầm quan trọng, quan tâm chỉ đạo xây dựng quy trình nghiệp vụ chưa sâu sát; sự chủ động phối hợp với các phòng nghiệp vụ chưa cao còn hạn chế. Tinh thần trách nhiệm của một số viên chức còn yếu, tác phong làm việc chậm đổi mới, thái độ phục vụ nhân dân chưa cao, chưa chịu khó nghiên cứu học tập nâng cao trình độ; đặc biệt khi chế độ, chính sách BHXH, BHYT thường xuyên thay đổi.
- Công tác nhận xét đánh giá viên chức hàng năm vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, hình thức. Làm cho công tác nhận xét đánh giá chưa thực sự là công cụ đắc lực đối với công tác đội ngũ viên chức trong đơn vị.
- Chưa thực sự đánh giá, kiểm nghiệm chất lượng, giá trị và hiệu quả công tác quy hoạch, đào tạo nâng cao năng lực cho viên chức trường hợp có quy hoạch để quá lâu hoặc thậm trí quy hoạch treo không cho đi đào tạo, bổi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, hoặc luân chuyển để tạo môi trường cho viên chức công hiến và thể hiện được năng lực, sở trưởng của mình trước những khó khăn thử thách.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ mới đạt yêu cầu về số lượng lớp và số người tham gia; chất lượng hiệu quả còn hạn chế do chất lượng biên soạn tài liệu, cách thức truyền đạt còn yếu. Chính sách đào tạo còn chạy theo hình thức. Trình độ chuyên môn về tin học chưa được một số viên chức quan tâm đúng mức, nhất là viên chức BHXH huyện làm ảnh hưởng chung đến chất lượng đội ngũ viên chức của BHXH tỉnh.
động hăng say và tâm huyết với công việc, việc trả lương vào đầu tháng là chưa thực sự phù hợp, chưa căn cứ vào ngày giờ công của cán bộ, viên chức cũng như tạo sự nới lỏng trong ý thức chấp hành nội quy, quy chế của cán bộ, viên chức.
Chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài, phân cấp sử dụng và bổ nhiệm viên chức còn chưa thỏa đáng. Chỉ mới dừng khen thưởng đột xuất và nâng lương trước thời hạn, chưa có chính sách, cơ chế cụ thể để thu hút nhân tài một cách có hiệu quả kể cả việc sử dụng nhân tài một cách hợp lý để phấn đấu, cống hiến và trưởng thành.
- Công tác quản lý viên chức, quản lý thời gian, chất lượng hiệu quả công việc có lúc có nơi còn lỏng lẻo. Ý thức tự học tập chưa cao, năng lực trình độ của nhiều viên chức còn yếu, thực thi công vụ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, khó bố trí công việc, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật của một số viên chức trong ngành còn chưa thực sự nghiêm túc.
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC