6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.3.2. Quy hoạch viên chức ngành BHXH
Quy hoạch viên chức là một nội dung cơ bản và quan trọng của việc xây dựng đội ngũ viên chức ngành BHXH, đặc biệt là đội ngũ viên chức quản lý, đó là việc phát hiện sớm nguồn viên chức trẻ có đức, tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý và đưa vào quy hoạch để tạo nguồn các chức danh quản lý, đáp ứng tốt các nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của cơ quan. Trong chiến lược nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp. chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”.
- Mục đích của quy hoạch viên chức là:
Tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác viên chức, khắc phục tình trạng hụt hẫng trong đội ngũ viên chức quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị.
Quy hoạch viên chức là quá trình chuẩn bị trước và tạo nguồn viên chức dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ viên chức, đảm nhận các chức danh quản lý các cấp vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, có thực tiễn tốt, đáp ứng về số lượng và đồng bộ về cơ cấu.
Quy hoạch viên chức quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của Ngành. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ, công tác quy hoạch phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ, bảo đảm sự liên thông quy hoạch của cả đội ngũ cán bộ trong toàn Ngành. Đánh giá đúng cán bộ là cơ sở để lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch và đảm bảo tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo quy định của BHXH Việt Nam, bao gồm đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực thực tiễn; uy tín;
sức khoẻ; chiều hướng, triển vọng phát triển của cán bộ đưa vào quy hoạch. Quy hoạch cán bộ quản lý phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển, quan tâm tạo nguồn cán bộ trẻ có đầy đủ năng lực, nhiệt huyết và thành tích xuất sắc trong quá trình công tác.
- Yêu cầu của quy hoạch viên chức.
Công tác quy hoạch phải tuân thủ các nguyên tắc về công tác cán bộ của Đảng, nắm vững các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, tiêu chuẩn và các giải pháp về công tác cán bộ của thời kỳ đổi mới.
Quy hoạch đảm bảo tính hệ thống giữa các cấp, lấy quy hoạch cấp dưới là cơ sở cho quy hoạch cấp trên, quy hoạch cấp trên tạo điều kiện thực hiện tốt quy hoạch cấp dưới. Quy hoạch đội ngũ viên chức ngành BHXH phải gắn với quy hoạch chung của đội ngũ viên chức toàn ngành. Thực hiện quy hoạch “động” và “mở” một cách linh hoạt, một chức danh có thể quy hoạch nhiều người, một người có thể quy hoạch nhiều chức danh, đồng thời phải luôn xem xét, đánh giá để bổ sung, điều chỉnh hàng năm.
Quy hoạch cần đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và khách quan, vừa tạo nguồn để đào tạo, xây dựng đội ngũ viên chức, vừa tạo động lực thúc đẩy viên chức phấn đấu vươn lên vừa mang tính nhất quán, khoa học nhưng không cứng nhắc đồng thời tạo môi trường bình đẳng về điều kiện và cơ hội để viên chức được rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành.
- Quy trình quy hoạch viên chức
Nội dung, quy trình quy hoạch cán bộ dựa trên thực tiễn, dựa vào tiêu chuẩn cán bộ, tiến hành quy trình quy hoạch theo quy định. Theo Quyết định số 1808/QĐ- BHXH ngày 11/10/2017 của BHXH Việt Nam ban hành quy định về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Theo Nghị quyết số 42-NQ/TW năm 2004 của Bộ Chính trì thì các cán bộ đưa vào quy hoạch cần đạt các tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực; về đạo đức, lối sống; có triển vọng vươn lên; kinh qua thực tiễn lãnh đạo, quản lý ở cấp dưới; đủ
tuổi; được đào tạo bài bản. Trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ, yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và kết quả công tác cụ thể, tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng tình hình đội ngũ viên chức trên các mặt: số lượng, chất lượng, cơ cấu.
Dự báo nhu cầu viên chức quản lý trong lĩnh vực BHXH cho từng thời kỳ được căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý. Dự báo nhu cầu cán bộ không chỉ về số lượng hoặc các chức danh mà quan trọng hơn là cơ cấu viên chức, viên chức quản lý và đặc biệt là yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ…đồng thời dự báo được nhu cầu cán bộ trong hiện tại và tương lai, trên cơ sở đó tiến hành lựa chọn, giới thiệu cán bộ đi đào tạo bồi, dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực quản lý, năng lực thực hiện, nhất là năng lực trí tuệ và năng lực thực tiễn.
Đối tượng của nguồn bổ sung được xác định theo phương châm “động” là sau mỗi nhiệm kỳ kiểm điểm, đánh giá viên chức có điều chỉnh bổ sung nhân tố mới, đồng thời đưa ra khỏi quy hoạch những viên chức không còn đủ tiêu chuẩn và “mở” là nguồn cán bộ quy hoạch không chỉ khép kín trọng mỗi địa phương, đơn vị và còn được mở rộng không hạn chế ở cơ quan, đơn vị với điều kiện đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu đặt ra. Khi lập nguồn bổ sung cần chú ý những viên chức, viên chức quản lý có thành tích xuất sắc trong các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế ở trung ương, địa phương, trong các doanh nghiệp, các đối tượng chính sách: con em gia đình có công với cách mạng, cán bộ nữ…
Quy hoạch và xây dựng quy hoạch viên chức phải đảm bảo mở rộng, dân chủ, khách quan trong việc phát hiện nguồn, lấy kết quả nhận xét, đánh giá cán bộ thường xuyên và định kỳ hàng năm làm cơ sở để lựa chọn viên chức đưa vào quy hoạch. Quy hoạch phải đạt được cơ cấu hợp lý như bố trí kết hợp giữa 3 độ tuổi, thực hiện trẻ hóa, độ tuổi trung bình khóa sau thấp hơn khóa trước, có tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ dân tộc thiểu số thích hợp.
Hàng năm cần kiểm tra, tổng kết nhằm nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; qua kiểm tra, đánh giá để kịp thời có những biện pháp xử lý tình huống và
điều chỉnh quy hoạch; sau mỗi nhiệm kỳ tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch viên chức.