Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong quá tình phân tích
24
đối thủ cạnh tranh trong ngành, doanh nghiệp cần tập trung vào 02 mảng vấn đề chủ đạo:
Thứ nhất, đó là phân tích nội bộ ngành kinh doanh, bao gồm các yếu tố: Tình trạng ngành: Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng, số lượng đối thủ... Cấu trúc của ngành: Ngành tập trung hay phân tán
Các rào cản rút lui (Exit Barries): Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn: Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư; Ràng buộc với người lao động; Ràng buộc với Chính phủ, các tổ chức liên quan; Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Anh, 2017)
Hình 1.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện có
Thứ hai, đó là phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
Việc nhận thức được các quan điểm của đối thủ cạnh tranh cho phép doanh nghiệp biết đối thủ cạnh tranh có thể phản ứng như thế nào với các kiểu tấn công cạnh tranh khác nhau của các đối thủ khác. Đồng thời, xác định được đối thủ cạnh tranh có đổi hướng chiến lược hiện tại hay không? Nếu có thì dự báo hướng phát triển mới của họ như thế nào?
25
Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh sẽ cho doanh nghiệp biết được khả năng thực thi chiến lược và mức độ thành đạt mục tiêu chiến lược phát triển của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp có kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý để có thể kiểm soát được năng lực cạnh tranh của đối thủ và tăng cường năng lực cạnh tranh của mình.