Nhà nước tăng cường vai trò quản lý đối với ngành Than; rà soát, sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan nhằm tạo động lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành Than.
Nhà nước đảm bảo đủ vốn điều lệ cho các doanh nghiệp nòng cốt của ngành Than gồm Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc để đầu tư phát triển các mỏ than mới, đầu tư cải tạo mở rộng các mỏ than hiện có nhằm đảm bảo sản lượng than theo Quy hoạch; đồng thời huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư xã hội để tham gia phát triển các dự án than.
Nhà nước chủ trương việc củng cố, sắp xếp lại tổ chức hoạt động, cơ cấu lại vốn chủ sở hữu, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, cơ chế quản lý, quản trị nguồn nhân lực.
99
Nhà nước hỗ trợ tập trung đầu tư đổi mới công nghệ khai thác, chế biến than nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm tỷ lệ tổn thất than, hạ giá thành sản phẩm và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
Chính phủ xây dựng và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến về chất lượng sản phẩm, an toàn và môi trường trong ngành Than. Kiên quyết không chấp thuận đầu tư các dự án có công nghệ lạc hậu, sử dụng tài nguyên không hiệu quả, không đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường.
Kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực và chương trình đã được phê duyệt; chỉ quyết định đầu tư khi dự án đã xác định nguồn vốn và đảm bảo hiệu quả kinh tế.
100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 là chương thực hiện mục đích nghiên cứu sau cùng của nghiên cứu. Cụ thể:
Thứ nhất, xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược và các mục tiêu phát triển của Tổng công ty Đông Bắc giai đoạn 2020-2030.
Thứ hai, nghiên cứu đề xuất các định hướng chiến lược phát triển lớn từ phân tích SWOT cho Tổng công ty Đông Bắc.
Thứ ba, làm rõ các nội dung cơ bản trong phương án chiến lược phát triển đã được lựa chọn; đồng thời, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chiến lược và kiến nghị nhằm thực hiện thành công các giải pháp này. Những giải pháp và kiến nghị được đề xuất có thể được thực hiện ngay, cũng có thể chưa đủ điều kiện thực hiện, nhưng về mặt dài hạn thì cần phải quyết liệt thực hiện đồng bộ để đảm bảo chiến lược phát triển của Tổng công ty Đông Bắc được triển khai thành công nhất.
101
KẾT LUẬN
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, mọi sự điều hành đều phải xuất phát từ định hướng và tầm nhìn chiến lược phát triển của Ban lãnh đạo doanh nghiệp đó. Điều đó có nghĩa là việc xây dựng chiến lược phát triển là việc làm có ý nghĩa tiên quyết trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, với những thăng trầm qua các giai đoạn phát triển. Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, Tổng công ty Đông Bắc đã đạt được những thành tích đáng tự hào như ngày hôm nay.
TCT Đông Bắc là một doanh nghiệp lớn mạnh ở cả quy mô lao động, quy mô khai thác – chế biến than, và quy mô kinh tế vì vậy tất yếu TCT phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển hiệu quả và các bước điều chỉnh chiến lược phù hợp nhằm đảm bảo khả năng phản ứng tốt với những biến động của môi trường kinh doanh ngành than.
Hoạch định chiến lược phát triển của TCT giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc áp dụng các lý luận về chiến lược vào quá trình xây dựng chiến lược của TCT sẽ giúp cho công ty thực hiện việc xây dựng chiến lược được bài bản hơn. Nhờ đó, chiến lược đưa ra sẽ phù hợp hơn, đúng đắn hơn, đem lại hiệu quả cao, thực hiện được vai trò cần thiết của nó.
Thực tế cho thấy, Ban lãnh đạo TCT Đông Bắc luôn có quan tâm đặc biệt tới việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển của TCT. Tuy nhiên, TCT hiện nay mới chỉ xây dựng chiến lược phát triển cho trung hạn (giai đoạn 05 năm) mà chưa có tầm nhìn chiến lược dài hạn. Bên cạnh đó, mặc dù các chiến lược phát triển mà TCT Đông Bắc xây dựng luôn thể hiện tính hiệu quả, giúp TCT vượt qua những khó khăn của điều kiện môi trường kinh doanh, vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh để đứng vững trên thị trường ngành than Việt Nam, nhưng trong quá trình triển khai các chiến lược phát triển, TCT gặp phải khá nhiều những khó khăn và khả năng điều chỉnh, thích nghi với những biến động của TCT còn hạn chế. Nguyên nhân được xác định là do tính linh hoạt của các chiến lược phát triển được TCT xây dựng được đánh giá là thấp.
102
Trong thời gian làm việc tại Tổng công ty Đông Bắc, tôi đã vận dụng các lý luận về chiến lược phát triển doanh nghiệp cùng sự giúp đỡ của các đồng nghiệp tác giả đã tiến hành thực hiện luận văn thạc sĩ: “Hoạch định chiến lược phát triển Tổng công ty Đông Bắc” với mục đích sau cùng là xây dựng chiến lược phát triển cho TCT Đông Bắc với tầm nhìn dài hạn; đồng thời, đề xuất những giải pháp cụ thể, có cơ sở khoa học nhằm giúp TCT có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển đã đề xuất, từ đó, giúp TCT đẩy nhanh tốc độ phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững; đồng thời, giúp TCT Đông Bắc thực hiện tốt sứ mệnh hoạt động của mình.
Tuy nhiên, dù đã có nỗ lực trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu nhưng do thời gian hạn hẹp, hạn chế về nguồn tài liệu, nên không tránh khỏi những thiếu xót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy cô và các đồng nghiệp để có thể hoàn thiện hơn vấn đề nghiên cứu.
Cuối cùng tác giả muốn gửi lời cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Lê Thái Phong, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các bạn đồng nghiệp tại Tổng công ty Đông Bắc đã cung cấp số liệu và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi nghiên cứu thực hiện luận văn.
103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alfred D. Chandler, Strategy and structure, Cambridge Massachusetts, USA 1962.
2. Nguyễn Ngọc Anh, Nghiên cứu chiến lược phát triển của Tổng công ty cổ phần Vân tải Dầu khí đến năm 2025, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội 2017.
3. Bộ môn Quản trị doanh nghiệp Đại học kinh tế quốc dân, Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội 2013.
4. Carl Von Clausewitz, Vom Kriege, Werner Hahlweg, Germany 1832.
5. Nguyễn Khắc Dịu, Xây dựng chiến lược kinh doanh tại CTCP Giấy Việt giai đoạn 2015 – 2020, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế, Hà Nội 2015.
6. Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội 2013.
7. Bùi Văn Đông, Strategy and business Policy, NXB Thống kê, Hà Nội 1998. 8. Fred R. David, Khái luận về quản trị chiến lược, Bản dịch, NXB Thống Kê,
TP HCM 2015.
9. Vũ Thị Thu Hiền, Cơ sở lý luận về chiến lược, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội 2012.
10. Lê Đức Hòa, Hoạch định chiến lược phát triển Tổng công ty Vận tải Dầu khí đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, TP.HCM 2010.
11. Vương Quân Hoàng, Bài viết Nội dung quản trị chiến lược và trọng tâm trong thế kỷ XXI, Hà Nội 2014.
12. Đào Duy Huân, Quản trị chiến lược toàn cầu hóa kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội 2007.
104
13. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà, Quản lý học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2012.
14. James B. Quinn, Strategies for Change: Logical Incrementalism, Homewood, Illinois, Irwin 1980.
15. Kenichi Ohmae, The Mind Of The Strategist, McGraw-Hill Education (India) Pvt Limited, Japan 2013.
16. Nguyễn Đăng Khôi, Đồng Thị Thanh Phương, Quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Hà Nội 2007.
17. Lê Thị Bích Ngọc, Quản trị chiến lược, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, Hà Nội 2014.
18. Philip Kotler, Quản trị Marketing, NXB Lao Động – Xã hội, Hà Nội 2013. 19. Nguyễn Mạnh Phương, Xây dựng chiến lược phát triển Công ty TNHH một
thành viên Công trình giao thông công chánh đến năm 2015, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế TP.HCM, TP.HCM 2011.
20. Nguyễn Thanh Phương, Hoạch định chiến lược phát triển Tổng công ty Lương thực miền Nam đến năm 2015, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, TP.HCM 2008.
21. Mai Anh Tài, Xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2020, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, TP.HCM 2012.
22. Lê Văn Tâm, Giáo trình Quản lý chiến lược kinh doanh, NXB Thống kê Hà Nội 2000.
23. Ngô Kim Thanh, Quản lý chiến lược kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2011.
24. Ngô Kim Thanh, Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2012.
105
25. Lại Xuân Thu, Quản trị chiến lược, NXB Trường Đại học Kinh tế- ĐH Huế, Thừa Thiên Huế 2011.
26. Nguyễn Minh Tuấn, Quản trị chiến lược, NXB Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, TP.HCM 2012.
27. Vũ Huy Từ, Bài giảng Quản lý chiến lược kinh doanh, Hà Nội 2012. 28. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị chiến lược, NXB Tổng hợp, TP.HCM 2011. 29. Trần Nguyên Vũ, Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH sản
xuất - Thương Mại - Dịch vụ Hồng Hưng, Luận án Tiến sĩ, Đại học kinh tế TP.HCM, TP.HCM 2011.
30. Michael E. Porter, Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ, TP.HCM 2016. 31. Michael E. Porter, Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, TP.HCM 2016.
32. Michael E. Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ, TP.HCM 2016. 33. Michael E. Porter, Mô hình 5 áp lực cạnh tranh, NXB Khoa học kỹ thuật,
Hà Nội 1995.
34. Peter Drucker, Quản trị trong thời kỳ khủng hoảng, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội 2013.
35. Raymond alian, Thietart, Chiến lược doanh nghiệp, NXB Thanh niên, Hà Nội 1999.
36. Richard Kunh, Hoạch định chiến lược theo quy trình, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2003.
37. Thomas L. Wheelen, David J. Hunger, Strategic Management andBusiness Policy Concepts, Pearson Prentice Hall, USA 2004.
38. Tổng công ty Đông Bắc, Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty Đông Bắc năm 2016, Quảng Ninh 2016.
39. Tổng công ty Đông Bắc, Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty Đông Bắc năm 2017, Quảng Ninh 2017.
106
40. Tổng công ty Đông Bắc, Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty Đông Bắc năm 2018, Quảng Ninh 2018.
41. Tổng công ty Đông Bắc, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đông Bắc năm 2018, Quảng Ninh 2018.
42. https://www.gso.gov.vn
43. http://tongcongtydongbac.com.vn
44. www.sbv.gov.vn
xi
PHỤ LỤC 1
PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỌNG SỐ VÀ CHO ĐIỂM MA TRẬN
Phương pháp chuyên gia: được tác giả sử dụng nhằm làm sáng tỏ hơn nữa các nội dung nghiên cứu, đặc biệt là ý kiến của các chuyên gia về việc cho điểm trọng số đánh giá các ma trận trong luận án (như: ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - EFE; ma trận đánh giá các yếu tố bên trong - IFE; ma trận hình ảnh cạnh tranh).
Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về những ý kiến đánh giá xung quanh lĩnh vực đang nghiên cứu. Phương pháp này chủ yếu hướng đến việc xin ý kiến đánh giá về: tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của TCT Đông Bắc; đồng thời xin ý kiến góp ý về việc điều chỉnh chiến lược phát triển của TCT Đông Bắc trong thời gian tới.
Phương pháp điều tra xã hội học: Nội dung điều tra sẽ xoay quanh việc đánh giá các yếu tố thuộc môi trường bên trong, môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của TCT Đông Bắc.
Thời gian tiến hành điều tra được thực hiện trong vòng 01 tháng: từ tháng 5 đến 6 năm 2019. Phương pháp điều tra được thực hiện chủ yếu bằng cách phát phiếu điều tra.
Mô tả vị trí công tác của những người được điều tra
STT Vị trí công tác Số lượng
1 Ban Giám đốc 5
2 Ban Kiểm soát 3
3 Kế toán trưởng 1
4 Trưởng phòng 11
5 Phó phòng 11
Tổng 31
Phương pháp xử lý số liệu: Dữ liệu được thu thập từ điều tra khảo sát sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel. Trọng số và điểm đánh giá tầm quan trọng của từng yếu
xii
tố tác động trong các ma trận được quy ước thành các biến định lượng và được tính bằng phương pháp tính trung bình từ kết quả khảo sát.
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐÔNG BẮC
Tên tôi là Đỗ Ngọc Sơn, tôi đang thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ đề tài: “Hoạch định chiến lược phát triển Tổng công ty Đông Bắc”. Mục tiêu nghiên cứu là xây dựng chiến lược phát triển cho TCT Đông Bắc với tầm nhìn dài hạn; đồng thời, đề xuất những giải pháp cụ thể, có cơ sở khoa học nhằm giúp TCT Đông Bắc có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển đã đề xuất, từ đó, giúp TCT Đông Bắc đẩy nhanh tốc độ phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững cho TCT Đông Bắc; đồng thời, giúp TCT thực hiện tốt sứ mệnh hoạt động của mình.
Tôi rất mong quý Ông/Bà dành chút thời gian tham gia nghiên cứu này bằng việc trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát dưới dây. Những thông tin mà quý Ông/Bà cung cấp sẽ là tài liệu quý giá cho việc hoàn thành nghiên cứu và sẽ được đảm bảo bí mật, chỉ dành cho mục đích nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Ông/Bà!
I. Phần thông tin cá nhân
1.1. Họ và tên: 1.2. Vị trí công tác:
1.3. Trình độ chuyên môn:
1.4. Độ tuổi (đánh dấu X): Dưới 30 tuổi 30 – 45 Trên 45 tuổi 1.5. Thâm niên công tác tại Tổng công ty:... (năm)
II. Phần câu hỏi
1. Ông/Bà hãy đánh giá mức độ phản ứng của Tổng công ty Đông Bắc với những cơ hội, nguy cơ từ các yếu tố tác động bên ngoài.Ông/ Bà đánh dấu (X) vào lựa chọnmà Ông/Bà cho là chính xác nhất.
xiii
Phản ứng tốt nhất: 4 Phản ứng trên trung bình: 3 Phản ứng trung bình: 2 Phản ứng yếu: 2
Các yếu tố bên ngoài chủ yếu 4 3 2 1
1. Tín hiệu tốt về kinh tế trong nước, quốc tế 2. Sự biến động của tỷ giá, lãi suất ngân hàng
3. Nhu cầu sử dụng than phục vụ công nghiệp ngày càng tăng lên 4. Sự ổn định của chính trị, pháp luật, chính sách
5. Ngành than ngày càng được quan tâm phát triển 6. Công nghệ khai thác, chế biến ngày càng phát triển 7. Chủ động về nguyên liệu sản xuất
8. Nguy cơ ô nhiễm môi trường 9. Sự trung thành của khách hàng
10. Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt
2. Ông/Bà hãy đánh giá khả năng đáp ứng của các yếu tố bên trong của Tổng công ty Đông Bắc và hai đối thủ cạnh tranh là: Công ty cổ phần Than Hà Lầm (HLC) và Công ty cổ phần kinh doanh than miền Bắc (TMB). Ông/ Bà đánh dấu (X) vào lựa chọnmà Ông/Bà cho là chính xác nhất.
Rất mạnh: 4 Khá mạnh: 3 Khá yếu: 2 Rất yếu: 1
Các yếu tố bên trong chủ yếu HLC TMB TCT Đông Bắc 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
1. Năng lực tài chính