Từ kết quả phân tích môi trường bên ngoài và phân tích nội bộ Tổng công ty Đông Bắc được trình bày ở trên, nghiên cứu có thể đưa ra nhận xét tóm tắt về những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của TCT Đông Bắc:
2.4.1. Cơ hội
- Chính trị ổn định, chủ trương, pháp luật, chính sách tạo thuận lợi cho phát triển ngành than.
- Ngành than đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm nên được nhà nước quan tâm và ưu tiên.
- Cơ hội mở rộng với thị trường ngoài nước trong quá trình hội nhập.
- Là doanh nghiệp đầu mối ngành Than nên TCT Đông Bắc được Nhà nước đặc biệt quan tâm khuyến khích đầu tư và phát triển.
- Nhiều dự án khai thác, thăm dò được triển khai và được sự hỗ trợ từ nước ngoài về công nghệ.
- Nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra (khách hàng) ổn định.
2.4.2. Thách thức
- Trong những năm tới, tình hình kinh tế dự báo vẫn khó khăn gây ra nhiều biến động.
- Sự biến động về lãi suất ngân hàng có thể gây rủi ro cho TCT Đông Bắc do nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn.
- Ngành than phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, trữ lượng than ngày càng ít đi, khai thác ngày càng khó.
- Áp lực cạnh tranh ngành lớn, đòi hỏi năng lực đầu tư phát triển khoa học, công nghệ, cũng như sự sáng tạo và năng động trong hoạt động kinh doanh của TCT.
- Sản xuất kinh doanh của ngành than tiếp tục gặp nhiều khó khăn do than trong nước phải cạnh tranh với than nhập khẩu có giá thành thấp.
77
2.4.3. Điểm mạnh
- TCT có năng lực tài chính lớn mạnh, hoạt động kinh doanh có sự phát triển tốt trong giai đoạn 2016-2018.
- Thương hiệu Đông Bắc là một thương hiệu mạnh trong ngành than, tạo dựng được sự uy tín và mối quan hệ thân thiết đối với khách hàng.
- TCT Đông Bắc có một nền tảng công nghệ khá tốt, có khả năng đáp ứng, hỗ trợ và xử lý được hầu hết các vấn đề kỹ thuật có liên quan tới lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của mình.
- Nguồn nhân lực dần trẻ hóa và chất lượng dần được cải thiện; chính sách tạo động lực tốt.
- Khả năng tốt trong việc tận dụng các nguồn lực phục vụ hoạt động kinh doanh. - Năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp tốt.
2.4.4. Điểm yếu
- Hệ số nợ duy trì ở mức cao, dấu hiệu của việc mất cân đối về nguồn vốn và là dấu hiệu tiềm ẩn gây mất an toàn tài chính. Hiệu quả sản xuất tăng nhưng ở mức thấp, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cũng như việc quản trị chi phí của TCT kém hiệu quả.
- TCT chưa có bộ phận nghiên cứu thị trường, hoạt động marketing do phòng kinh doanh đảm nhiệm nhưng do tính không chuyên nghiệp nên hoạt động marketing chưa mang lại hiệu quả cao.
- Hoạt động R&D chưa mang lại hiệu quả cao phục vụ cho hoạt động kinh doanh của TCT.
- Cơ cấu tổ chức còn cồng kềnh, chức năng giữa các bộ phận còn chồng chéo, chưa phát huy tối đa ưu thế của một doanh nghiệp đầu ngành. Trình độ chuyên môn và tay nghề của cán bộ công nhân viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao.
- TCT Đông Bắc chưa xây dựng được tầm nhìn chiến lược dài hạn phù hợp với sứ mệnh, mục tiêu và vị thế của TCT.
78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 nghiên cứu đã làm rõ được những vấn đề sau:
Thứ nhất, tìm hiểu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, vai trò chức năng của các phòng ban, lĩnh vực hoạt động của TCT Đông Bắc.
Thứ hai, nghiên cứu phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài TCT Đông Bắc (bao gồm: môi trường vĩ mô và môi trường ngành) với nguyên tắc đảm bảo tính thời sự cũng như sự logic với những lý luận đã xây dựng ở chương 1. Từ đó, nghiên cứu xác định những cơ hội, thách thức đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT hiện tại và tương lai.
Thứ ba, nghiên cứu cũng phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên trong TCT Đông Bắc, đặt các phân tích trong tương quan so sánh với một số đối thủ cạnh tranh của TCT trong các mảng kinh doanh cụ thể. Qua đó, nghiên cứu xác định những điểm mạnh, điểm yếu của TCT so với các đối thủ cạnh tranh.
Thứ tư, tác giả đã xây dựng các ma trận đánh giá mức độ phản ứng của TCT Đông Bắc với các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, xây dựng ma trận đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các yếu tố thuộc môi trường bên trong TCT. Kết quả có được từ 2 ma trận này chính là cơ sở lựa chọn chiến lược phát triển tối ưu cho TCT ở chương tiếp theo của nghiên cứu.
79
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO TỔNG CÔNG TY ĐÔNG BẮC