phát triển kinh doanh của Tổng công ty Đông Bắc
2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô
2.2.1.1. Phân tích môi trường kinh tế
❖ Phân tích ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Hình 2.2. Biến động GDP của Việt Nam giai đoạn 2014-2018
Sau những khó khăn kinh tế và tài chính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, sự ổn định kinh tế vĩ mô đã được phục hồi và Việt Nam đã nổi lên thành một nền kinh tế thu nhập trung bình thấp phát triển mạnh và quốc gia xuất khẩu mạnh. Mặc dù tăng trưởng kinh tế trong 5 năm gần đây thấp hơn so với mức cao kỷ lục trong thập kỷ 1990, nhưng lại khá bền vững, thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên gần gấp 5 lần kể từ năm 1988 đến nay.
Tuy nhiên, mặc dù đã phục hồi trong những năm gần đây, nhưng xu thế phát triển hiện nay vẫn còn chưa mạnh, thể hiện ở việc suy giảm, ở các mức độ khác nhau, trong năng suất, lực lượng lao động và tăng trưởng đầu tư. Tốc độ tăng trưởng hiện nay vẫn còn quá thấp để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2035. Quan trọng hơn, việc tăng trưởng chậm lại của Việt Nam có vẻ như xảy ra sớm hơn so với các nền kinh tế Đông Á khác, các quốc
5.98 6.68 6.21 6.81 7.08 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2014 2015 2016 2017 2018 Đơn vị %
41
gia này đã duy trì được mức độ tăng trưởng cao hơn khi họ ở mức thu nhập hiện nay của Việt Nam.
Với một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, để thoát “bẫy thu nhập trung bình”, thì an ninh năng lượng phải là trụ cột trong chính sách phát triển. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, đầu tư cho ngành năng lượng, gồm điện - than - dầu khí, suy giảm đã tạo ra khoảng trống, gây áp lực lớn lên an ninh năng lượng của nước ta. Với 3,096 triệu tấn than nhập khẩu có trị giá 364 triệu USD vào năm 2014, Việt Nam đã chuyển từ nước xuất khẩu năng lượng ròng sang nhập khẩu năng lượng ròng sớm hơn dự báo. Năm 2018, cả nước nhập khẩu 22,8 triệu tấn, 6 tháng đầu năm 2019 đã nhập 13,3 triệu tấn. Hiện có khoảng 150 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu than.
Là một doanh nghiệp nòng cốt của ngành than, TCT Đông Bắc chịu tác động trực tiếp của tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam và những khó khăn chung của ngành than. Nhìn nhận và đánh giá được những khó khăn thách thức này, Ban Lãnh đạo TCT Đông Bắc đã có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt nhằm từng bước đưa TCT thoát khỏi khó khăn này và duy trì hoạt động sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trong bối cảnh kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty than và cả trong nước đang bấp bênh, thì những thành tích của TCT là đáng khích lệ.
❖ Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Hình 2.3. Diễn biến lạm phát ở Việt nam giai đoạn 2014-2018
4.09 0.6 4.74 3.53 3.54 0 1 2 3 4 5 2014 2015 2016 2017 2018 Đơn vị %
42
Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, lạm phát Việt Nam lên đến 20% và duy trì ở mức hai con số ba năm tiếp theo. Từ năm 2012, Chính phủ tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát nhưng đi kèm là các hệ lụy như: tăng trưởng tín dụng thấp, vốn đầu tư toàn xã hội suy giảm. Tổng cầu tăng yếu nên nền kinh tế có dấu hiệu từ lạm phát chuyển sang thiểu phát. Từ đầu năm 2014, lạm phát đã xuống dưới mức 5%, thậm chí có dấu hiệu thiểu phát vào năm 2015 trước khi quay lại mốc 5% vào năm 2016 và đạt mục tiêu dưới 4% năm 2017. Đến nay, có thể nói, lạm phát nước ta đang trong giai đoạn ổn định ở mức vừa phải nhờ cả các yếu tố chủ quan từ chính sách kinh tế vĩ mô lẫn yếu tố khách quan từ thị trường quốc tế.
Lạm phát cũng là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng khá phức tạp đến hoạt động của TCT Đông Bắc. Cụ thể:
Thứ nhất, khi lạm phát tăng, chi phí hoạt động kinh doanh của TCT sẽ tăng, từ đó làm giảm lợi nhuận của TCT.
Thứ hai, khi lạm phát xuống quá thấp sẽ khiến cho thị trường tài chính suy thoái, tác động đến tỷ giá khiến cho TCT có thể sẽ bị lỗ chênh lệch tỷ giá các khoản nợ vay dài hạn.
Như vậy, việc giữ cho nền kinh tế có một tỷ lệ lạm pháp hợp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung, đối với TCT Đông Bắc nói riêng.
❖Phân tích ảnh hưởng lãi suất và xu hướng lãi suất
Trong 5 năm qua, các thay đổi trong điều hành lãi suất của NHNN luôn tuân thủ nguyên tắc không gây ra những cú sốc thị trường, đảm bảo tính ổn định và thực hiện các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế. NHNN đã có những đánh giá, nhận diện khá chính xác tình hình để có được hướng điều hành hợp lý nhất. NHNN đã điều hành chính sách lãi suất một cách một cách linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô và diễn biến thị trường, giữ mặt bằng lãi suất tương đối ổn định để tạo điều kiện đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh sản xuất, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. NHNN đã điều hành để giữ mặt bằng lãi suất trong nước tương đối ổn định trong
43
bối cảnh Mỹ tăng lãi suất, mặt bằng lãi suất thế giới tăng lên do các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Tỷ lệ vốn vay trên tổng nguồn vốn của TCT Đông Bắc luôn chiếm khoảng trên 60%. Chính vì vậy, biến động của lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của TCT. Trong quan hệ tín dụng giữa TCT Đông Bắc và các NHTM, lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà TCT phải trả cho các NHTM. Lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào của hoạt động kinh doanh của TCT. Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của TCT Đông Bắc hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của TCT.
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Hình 2.4. Diễn biến lãi suất giai đoạn 2014-2018
Tóm lại: yếu tố lãi suất và xu hướng lãi suất trong thời gian tới dự báo có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của TCT Đông Bắc. Mặc dù TCT đã có những biện pháp đối phó khá hiệu quả nhưng trước những diễn biến khó lường của thị trường, TCT cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng đến yếu tố này khi xây dựng chiến lược phát triển của mình trong giai đoạn tiếp theo.
❖ Phân tích ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái
TCT Đông Bắc là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, kinh doanh than với thị phần nội địa, nguồn thu chủ yếu bằng tiền VND; trong khi đó, giao dịch
44
xuất nhập khẩu than chủ yếu bằng đồng USD. Vì vậy, việc biến động tỷ giá ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của TCT.
Trong 05 năm giai đoạn 2014-2018, mặc dù công tác điều hành chính sách tỷ giá phải chịu nhiều sức ép và các cú sốc bên ngoài, song Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thể hiện được bản lĩnh và kiên định trong từng thời điểm, đồng thời phối hợp đồng bộ với chính sách lãi suất và các công cụ chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối và công tác truyền thông để ổn định thị trường ngoại tệ, nâng cao niềm tin vào đồng Việt Nam.
(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam)
Hình 2.5. Diễn biến tỷ giá USD/VNĐ giai đoạn 2014-2018
Áp lực đối với lãi suất và tỷ giá hiện nay đã giảm rất nhiều so với giai đoạn trước. Sức ép lên VND trong năm 2019 được dự báo là không quá lớn, nhờ dự trữ ngoại hối của NHNN được củng cố và duy trì ở mức khá, USD nhiều khả năng sẽ đi xuống nhẹ trong năm 2019 khi Fed giãn tăng lãi suất. Ngoài ra, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư 7,2 tỷ USD trong năm 2018 sẽ tạo thêm dư địa cho ổn định tỷ giá tại Việt Nam. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia dự báo, năm 2019, khả năng USD không tăng nhiều, chỉ tăng nhẹ khoảng 1,5 -2%, nhằm cân đối hai mục tiêu là ổn định vĩ mô và hỗ trợ xuất khẩu.
45
Như vậy, với cách thức điều hành mới của NHNN, tỷ giá hối đoái nói chung, tỷ giá đồng USD nói riêng sẽ linh hoạt hơn, hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động của TCT Đông Bắc.