Luật Đầu tư 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư TRỰC TIẾP của hàn QUỐC vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản tại VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 41 - 42)

2.2. Các văn bản luật điều chỉnh đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất

2.2.1. Luật Đầu tư 2014

Luật Đầu tư 2014 (Số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 có hiệu lực từ 1/7/2015) của Việt Nam tác động đến tất cả các hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và cả những hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Có thể nhận thấy điểm nổi bật của Luật Đầu tư nói chung đã không có sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Điều này được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao. Thời hạn của các dự án đầu tư cũng được kéo dài đến 50 năm và có thể gia hạn thêm đến 70 năm. Thời hạn thực hiện dự án đầu tư từ 50-70 năm được coi là tương đối dài so với các quốc gia trong khu vực có cùng điều kiện kinh tế. Điều này góp phần khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nói chung và lĩnh vực BĐS nói riêng, khi mà lĩnh vực này được biết đến với đặc điểm nổi bật là có yêu cầu vốn đầu tư lớn, do vậy thời hạn thu hồi vốn và sinh lợi nhuận cũng tương đối dài.

Các thủ tục cấp phép cũng diễn ra đơn giản và nhanh chóng hơn. Bộ Kế hoạch Đầu tư đã giao cho Sở Kế hoạch Đầu tư ở từng địa phương tiến hành thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài. Việc phân quyền này có thể nói rằng rất đúng đắn và thích hợp. Ngoài việc các thủ tục được thẩm tra kiểm định nhanh chóng hơn, tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành nghề tại Việt Nam, trong đó có ngành BĐS. Ngoài ra, nhờ có việc phân quyền hợp lý, việc quản lý giám sát thực hiện của Nhà Nước cũng được tiến hành chặt chẽ hơn. Đặc biệt hơn nữa, luật đầu tư 2014 đã rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo điều 37 của luật đầu tư 2014, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư là năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ

trương đầu tư; còn đối với các dự án khác là 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ. Điều 40, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh là mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ. Có thể nói, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được Luật Đầu tư 2014 rút ngắn đáng kể so với Luật Đầu tư 2005.

Luật Đầu tư 2014 cũng thu hẹp phạm vi áp dụng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo Luật Đầu tư 2005 tất cả các dự án có vốn nước ngoài không xác định tỷ lệ của nhà đầu tư nước của doanh nghiệp vẫn phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nay theo Luật Đầu tư 2014 qui định đối với các dự án nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài. Đây thực sự là một bước mở nhằm góp phần thu hút, khuyến khích đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

Có thể thấy rằng, bằng việc tăng đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư nước ngoài, cải cách thủ tục hành chính cấp phép…, luật đầu tư của Việt Nam qua các thời kỳ cũng đã thể hiện cho các nhà đầu tư thấy được phần nào định hướng của các cấp lãnh đạo của nước ta trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư TRỰC TIẾP của hàn QUỐC vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản tại VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)