Kiềm chế và ổn định lạm phát, giảm thâm hụt ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư TRỰC TIẾP của hàn QUỐC vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản tại VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 91 - 93)

3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc

3.2.3.1. Kiềm chế và ổn định lạm phát, giảm thâm hụt ngân sách

Chính sách vĩ mô, tỷ lệ lạm phát, thâm hụt ngân sách luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Thâm hụt ngân sách cao và lâu dài tất yếu dẫn tới việc nhà nước buộc phải phát hành thêm tiền để tài trợ thâm hụt, và điều này đến lượt nó dẫn tới lạm phát. Nếu tỷ lệ lạm phát tăng cao kiến cho các chính sách kinh tế vĩ mô bất ổn định, lạm phát cao cũng làm cho việc thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách thêm trầm trọng hơn.

Chính những chính sách vĩ mô bất ổn định, tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụt ngân sách ở mức cao khiến cho các nhà đầu tư nản lòng, muốn rút khỏi thị trường. Do đó phải ổn đinh các chính sách vĩ mô kiềm chế lạm phát là yêu cầu bức bách hiện nay. Theo nhà kinh tế học Milton Friedman-đoạt giải Nobel về kinh tế học 1976 cho rằng: dù cho có nhiều nguyên nhân, nhưng “lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ”. Chính vì vậy chỉ đạo của thủ tướng chính phủ để giảm lạm phát thì nhóm phương án hàng đầu là chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm lượng cung tiền tệ trong lưu thông. Nhóm giải pháp thứ hai được đề ra là nhóm chính sách tài khoá giảm đầu tư công và chi tiêu. Đầu tư công có rất nhiều dự án đầu tư kém hiệu quả gây lãng phí và thất thoát lớn, và các dự án đầu tư xây dựng cơ bản - được ước lượng là thất thoát trung bình 30%.

Chính phủ cần có quyết tâm mạnh mẽ trong việc áp dụng những và chính sách cần thiết để ổn định vĩ mô đúng đắn. Thắt chặt và nâng cao hiệu quả của chi tiêu công, đặc biệt là áp đặt kỷ luật nghiêm ngặt đối với hoạt động đầu tư của các tập đoàn nhà nước là điều kiện tiên quyết để có thể khôi phục lại cân bằng vĩ mô và gia

tăng hiệu quả, tính ổn định và đà tăng trưởng cho nền kinh tế. Điều này giúp, lấy lại, củng cố và tăng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài.

3.2.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thị trường bất động sản Việt Nam

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu chung ở bất kì ngành nghề hay lĩnh vực nào trong tiến trình hội nhập kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, và đây cũng là yêu cầu tất yếu để phát triển. Đặc biệt yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực BĐS lại càng cần thiết và quan trọng vì thị trường BĐS Việt Nam hiện nay còn rất non trẻ, hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp. Thị trường bất động sản ở nước ta phát triển quá nhanh so với sự phát triển của công tác đào tạo nhân lực cho lĩnh vực này.

Trên thực tế, hiện có một số cơ sở có đào tạo về kinh doanh bất động sản, như đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh có ngành Quản lý đất đai và Thị trường bất động sản nhưng trọng tâm về quản lý đất đai; Học viện Tài chính có chuyên ngành Thẩm định giá, trong đó có thẩm định giá bất động sản... một số đơn vị cũng tổ chức các khoá đào tạo về kinh doanh bất động sản theo phương thức bồi dưỡng ngắn hạn. Ngoài ra, các công ty kinh doanh môi giới bất động sản cũng có những khóa học ngắn hạn để đào tạo nhân lực cho công ty của mình. Tuy những khóa học ngắn hạn này về cơ bản có thể cung cấp các kỹ năng cơ bản nhất cho đội ngũ nhân sự của ngành, nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu nhân sự cấp cao, được đào tạo bài bản.

Đào tạo hệ đại học đúng chuyên ngành kinh doanh bất động sản hiện nay còn hạn chế. Tại Thành phố Hồ Chí Minh có hai trường là Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh và Trường Đại học Tài Chính – Marketing, tại Hà Nội cũng chỉ có duy nhất đại học Kinh tế Quốc dân. Việc mở rộng quy mô đào tạo và nhân rộng những mô hình đào tạo như vậy ở nước ta là vô cùng cần thiết.

Do vậy, giải pháp đề ra là Chính phủ có những chính sách hỗ trợ khuyến khích các trường đại học mở các chương trình đào tạo chính quy, giúp bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành BĐS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư TRỰC TIẾP của hàn QUỐC vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản tại VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)