Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc trong lĩnh vực bất động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư TRỰC TIẾP của hàn QUỐC vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản tại VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 62 - 67)

2.3. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực bất động sản Việt

2.3.2.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc trong lĩnh vực bất động

Việt Nam

a. Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 1/1/1988- 31/12/2017

(Nguồn: Tổng hợp dữ liệu của Cục Đầu tư Nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Biểu đồ 2.1: Phân bổ vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam

(Tính các dự án còn hiệu lực từ ngày 1/1/1988 đến 20/12/2017)

Theo số liệu của Biểu đồ 2.1 về cơ cấu vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam từ năm 1988 đến hết năm 2017, có thể thấy rằng, đến 70.38% vốn đầu tư đăng ký đổ vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Tiếp đến là ngành kinh doanh BĐS với

70.38% 15.71%

5.55% 2.22%

6.14%

Phân bổ vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam

CN Chế biến, chế tạo KD Bất động sản Xây dựng Vận tải kho bãi Các ngành khác

15,71% tổng vốn đầu tư. Thứ ba là ngành xây dựng cũng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư Hàn Quốc với 5,55% tổng vốn đầu tư. Mặc dù là ngành thu hút nhiều vốn đầu tư của Hàn Quốc thứ 2, chỉ sau ngành chế biến chế tạo, nhưng số vốn ngành kinh doanh BĐS thu được chỉ bằng 1/4,5 số vốn của ngành đứng vị trí thứ nhất. Tỷ trọng này cũng tương tự với tỷ trọng thu hút vốn FDI của tất cả các đối tác. Theo như báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư Nước ngoài – Bộ kế hoạch và Đầu tư (phụ lục 3), tính đến 20/2/2018, ngành kinh doanh BĐS đứng thứ hai, thu hút được 655 dự án với tổng vốn đầu tư 53,56 tỷ USD, chiếm 2,6% số dự án và 16,61% tổng vốn đầu tư. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là ngành thu hút được nhiều vốn FDI nhất với 12.594 số dự án và 188,52 tỷ USD, chiếm 50% số dự án và 58,48% tổng vốn đầu tư. Điều này chứng tỏ, các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc nói riêng muốn tận dụng nguồn nhân lực dồi dào với chi phí cạnh tranh của nước ta.

Năm năm gần đây (từ năm 2012 đến năm 2016), Hàn Quốc luôn dẫn đầu danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Năm 2017, mặc dù không còn đứng thứ nhất trong danh sách (chỉ sau Nhật Bản), Hàn Quốc và Singapore vẫn cùng nhau bỏ xa các nước còn lại trong danh sách những quốc gia có vốn FDI vào Việt Nam. Điều này chứng tỏ, dù có sự thay đổi trong tổng vốn đầu tư vào Việt Nam qua các năm, Hàn Quốc đã và đang coi Việt Nam là một trong những đối tác đầu tư quan trọng nhất. Ngoài ra, với việc Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc chính thức có hiệu lực kể từ tháng 12 năm 2015, hai bên cũng đã có những điều khoản, cam kết liên quan đến vấn đề đầu tư giữa hai quốc qua, góp phần tạo khung pháp lý rõ ràng, giúp các nhà đầu tư Hàn Quốc yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực bất động sản – một lĩnh vực chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của các văn bản luật liên quan nói riêng.

Nhận định về sức hấp dẫn của thị trường BĐS tại Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài, một số chuyên gia cho rằng, Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 cho phép người nước ngoài có quyền sở hữu đa dạng đối với BĐS cho nhiều mục đích khác nhau như: cho thuê lại, thế chấp và thừa kế. Điều luật này áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức nước ngoài như: quỹ đầu tư,

ngân hàng và doanh nghiệp BĐS. Đây được xem là một trong những động lực phát triển cho lĩnh vực nhà ở. Cùng với các điều chỉnh về luật, TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, thị trường BĐS Việt Nam vẫn đang có những lợi thế riêng. Hiện nay dân số Việt Nam gần 100 triệu người, nhu cầu về nhà ở lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh, công nghiệp phát triển, các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều. Mặt khác, những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một địa chỉ hấp dẫn du lịch. Sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào BĐS du lịch, cộng với việc Việt Nam hội nhập sâu rộng, đầy đủ vào quốc tế, là thành viên của nhiều tổ chức thương mại…Từ những dẫn chứng nêu trên không khó để nhận thấy, BĐS ở Việt Nam vẫn là thị trường có nhiều tiềm năng để đặt nhiều kỳ vọng.

Theo báo cáo phân tích thị trường BĐS quý 4 năm 2017 của Công ty TNHH Jones Lang LaSalle (JLL), trong năm 2017, ở cả hai thị trường lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nguồn cung các mặt bằng thương mại đang chững lại trong khi nhu cầu thì vẫn đang tăng đều khiến cho giá thuê cả văn phòng và mặt bằng bán lẻ có điều chỉnh tăng nhẹ. Dự kiến trong năm 2018, giá thuê cho thị trường mặt bằng văn phòng và mặt bằng bán lẻ cho thuê vẫn sẽ tăng nhẹ nhờ vào nguồn cầu ổn định. Ngoài ra, Hàn Quốc là nhà đầu tư rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cao ốc, văn phòng và đặc biệt là xây dựng khu đô thị mới và khách sạn ở Việt Nam. Chúng ta ai cũng biết hoặc nghe qua cái tên Daewoo, khách sạn năm sao Daewoo nằm ngay giữa thủ đô Hà Nội. Tập đoàn Daewoo cũng triển khai một loạt dự án mở rộng đầu tư ở Việt Nam: Daewoo là một trong năm nhà đầu tư Hàn Quốc chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị Tây Hồ Tây ven sông Hồng, với vốn đăng ký đầu tư là 314 triệu USD. Năm 2011, tại Hà Nội, Tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) đã khánh thành tổ hợp Keangnam Hanoi Landmark Tower với vốn đầu tư 500 triệu USD và quy mô 578.957 m2 tổng diện tích xây dựng. Cho tới thời điểm này, tòa nhà Landmark 72 tầng trong tổ hợp Keangnam Hanoi Landmark Tower vẫn đang là tòa nhà cao nhất Việt Nam (349.7m) với 70 tầng nổi và 2 tầng hầm, trong đó có 11 tầng là khu bán lẻ, 35 tầng văn phòng cho thuê, 13 tầng căn hộ dịch vụ với 378 phòng cao cấp và 10 tầng khách sạn 5 sao với 359 phòng do Intercontinental

quản lý được khánh thành vào tháng 9 năm 2017. Tổ hợp còn có 2 tháp chung cư cao 48 tầng với tổng 910 căn hộ cao cấp. Bên cạnh đó, 4 năm sau khi tổ hợp Keangnam Hanoi Landmark được khánh thành, tập đoàn Lotte cũng đã đưa vào khai thác tổ hợp Lotte Center với các chức năng tương tự bao gồm khu căn hộ dịch vụ, văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ chung cư tại vị trí trung tâm đắt giá giao giữa đường Liễu Giai và Đào Tấn, thuận tiện kết nối với trung tâm thành phố. Tại TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017, Ủy ban Nhân dân Thành phố và đại diện Tập đoàn Lotte cũng đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng thực hiện dự án Khu phức hợp thông minh tại khu chức năng số 2A trong khu đô thị mới Thủ Thiêm với số vốn đầu tư xây dựng lên tới 886 triệu USD. Theo đó, bốn công ty thuộc tập đoàn Lotte là Lotte Asset Development Co. Ltd., Lotte Shopping Co. Ltd., Hotel Lotte Co. Ltd. và Lotte Engineering & Construction Co. Ltd tham gia vào dự án này với mục tiêu hình thành và phát triển một khu tài chính, thương mại - dịch vụ tổng hợp và dân cư đa chức năng, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý điều hành và phục vụ đời sống của người dân theo mô hình đô thị sinh thái thông minh.

b. Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực BĐS Việt Nam theo chuyên ngành

Mặc dù số liệu không được công bố đầy đủ, qua việc điểm lại những dự án BĐS mà các nhà đầu tư Hàn Quốc đã và đang thực hiện ở Việt Nam, về cơ bản cũng có thể vẽ lên được bức tranh về cơ cấu của vốn FDI của Hàn Quốc vào lĩnh vực BĐS Việt Nam theo chuyên ngành. Theo đó, xét trong 20 dự án FDI lớn nhất đầu tư vào lĩnh vực BĐS từ trước tới nay (phụ lục 2), dự án đứng thứ 17 trong bảng danh sách có tên Dự án Khu phức hợp thông minh tại khu chức năng số 2A trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (Thủ Thiêm Eco Smart City) là một khu phức hợp bao gồm khu thương mại hạng sang, khu vực ngủ nghỉ, văn phòng và chung cư được đầu tư bởi Tập đoàn Lotte. Với tổng vốn đầu tư 886 triệu USD, được xây dựng trên Diện Tích 16,7 ha trong đó đề án Căn hộ Eco Smart City Thủ Thiêm sẽ được Quy Hoạch với Diện Tích lên Đến 12.55 ha trong tổng diện tích 16.71 ha. Cuối tháng 7 năm 2017, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và đại diện Tập đoàn Lotte

đã chính thức ký kết hợp đồng thực hiện dự án Thủ Thiêm Eco Smart City. Dự kiến dự án này sẽ sớm được khởi công trong thời gian tới.

Dự án thứ hai (đứng thứ 20/20 dự án có vốn FDI vào BĐS lớn nhất) cũng là một dự án xây dựng chung cư có tên Chung cư cao cấp Cleve Văn Phú do Công ty Hi Brand Việt Nam (100% vốn đầu tư Hàn Quốc) làm chủ đầu tư. Dự án này có tổng vốn đầu tư 660 triệu USD, khi hoàn thiện, sẽ cung cấp cho thị trường BĐS Hà Đông, Hà Nội hơn 4.514 căn hộ cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế và là khu đô thị kiểu mẫu của Châu Á với các căn hộ từ 94 m2 đến 163 m2.

Ngoài ra, khi nhắc đến các dự án BĐS của Hàn Quốc tại Việt Nam thì không thể không nhắc đến ba dự án được dư luận rất quan tâm là dự án tổ hợp Keangnam Hanoi Landmark Tower (năm 2007), dự án tổ hợp Lotte Center (năm 2009), dự án Grand Plaza của tập đoàn Charmvit (năm 2009). Cả ba dự án này đều là dự án xây dựng khu phức hợp bao gồm văn phòng cho thuê và khách sạn. Riêng tổ hợp Keangnam Hanoi Landmark Tower có bao gồm 2 tòa chung cư 48 tầng với quy mô 910 căn hộ cao cấp.

Như vậy, có thể thấy rằng, cho tới thời điểm này, các nhà đầu tư Hàn Quốc vẫn đang quan tâm đến mảng xây dựng văn phòng, căn hộ, tiếp đến là mảng khách sạn và du lịch. Theo báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội 02 tháng đầu năm 2018 của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2018, khách đến nước ta từ châu Á ước tính đạt 2.123,2 nghìn lượt người, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ tất cả các thị trường chính đều tăng: Khách đến từ Trung Quốc đạt 901,8 nghìn lượt người (chiếm trên 30% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam), tăng 38,5%; Hàn Quốc 619,7 nghìn lượt người, tăng 70%; Nhật Bản 137,7 nghìn lượt người, tăng 6,2%. Lượng khách đến từ Hàn Quốc đang tăng mạnh, kéo theo nhu cầu lưu trú. Nắm bắt được tình hình này, các nhà đầu tư Hàn Quốc đang rất quan tâm đến thị trường khách sạn 3-4 sao tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư TRỰC TIẾP của hàn QUỐC vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản tại VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)