nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài); c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Ngoài ra, luật cũng quy định rõ một số điều kiện cơ bản cũng như một số giới hạn khi cấp các quyền của chủ sở hữu nhà ở cho công dân Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài như tỷ lệ số lượng căn hộ sở hữu bởi tổ chức, cá nhân nước ngoài không được vượt quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư, và 250 căn nhà riêng lẻ, biệt thự, liền kề trong một khu vực cư dân tương đương với một đơn vị hành chính cấp phường. Mặc dù vậy, đây có thể nói là một chính sách rất “mở” của Nhà nước để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và cũng là động thái tác động tích cực đến thị trường BĐS.
Đầu tư vào lĩnh vực BĐS ở bất kỳ đâu trên thế giới đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của luật pháp. Việt Nam cũng vậy, đầu tư vào lĩnh vực BĐS Việt Nam chịu tác động từ chính sách pháp luật rất rõ nét. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện những chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS để khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này hơn nữa.
2.3. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam Việt Nam
2.3. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam Việt Nam tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á và là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới (Tổng cục Thống kê, 2018). Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng được Diễn đàn kinh tế thế giới xếp hạng tăng 5 bậc, lên thứ 55/137 (Tổng cục Hải Quan, 2017), Ngân hàng Thế giới cũng ghi nhận thành tựu của Việt Nam bằng cách tăng thứ hạng môi trường kinh doanh 14 bậc, lên