1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
1.3.1.1 Marketing
Marketing được mô tả như một quá trình xác định, dự báo, thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm hay dịch vụ. Khi đánh giá hoạt động marketing của một doanh nghiệp BĐS, thông thường người ta thường đánh giá các mặt sau: Các sản phẩm BĐS, hệ thống phân phối và chất lượng đại lý phân phối; thị phần, hoạt động nghiên cứu thị trường; chính sách giá cả; các hoạt động xúc tiến hỗ hợp (quảng cáo, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp, xúc tiến bán và bán hàng các nhân)
1.3.1.2 Quản trị
Quản trị có vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp bất động sản. Khi đánh giá hoạt động quản trị của một doanh nghiệp, thông thường người ta đánh giá các mặt như: mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy, các hoạt động về quản trị chất lượng của doanh nghiệp...
1.3.1.3 Chiến lược kinh doanh
Một doanh nghiệp BĐS sẽ mở rộng hay bị thu hẹp thị trường bởi chiến lược kinh doanh có đúng đắn hay khơng. Chiến lược kinh doanh thể hiện mục tiêu kinh doanh có trọng điểm rõ ràng, lựa chọn khách hàng phục vụ thiết thực. Như vậy, chiến lược cạnh tranh có tác động và là cơ sở để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp BĐS.
1.3.1.4 Sản xuất
Sản xuất là hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với việc tạo ra sản phẩm. Đây là một trong những hình thức hoạt động chính yếu của doanh nghiệp và vì vậy có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng đạt tới thành cơng của doanh nghiệp nói chung và của các hoạt động khác. Khi đánh giá hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp bất động sản, thông thường người ta đánh giá các mặt như: chất lượng các cơng trình thi cơng, thời gian thi công, kiến trúc, quy hoạch của dự án…
Điều kiện tài chính thường được xem là phương pháp đánh giá vị trí tốt nhất và là điều kiện thu hút nhất đối với các nhà đầu tư. Để xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp BĐS thì cần phải xác định những điểm mạnh và điểm yếu về tài chính của tổ chức. Khi đánh giá hoạt động tài chính của một doanh nghiệp BĐS, thơng thường người ta đánh giá các mặt như: số vốn hiện có của hãng, các kênh và khả năng huy động vốn...
1.3.1.6 Nghiên cứu và phát triển
Chất lượng của các nỗ lực nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp BĐS có thể giúp hãng có được vị trí tốt trên thị trường. Khi đánh giá hoạt động R&D của một doanh nghiệp BĐS, thông thường người ta đánh giá các mặt như: tổ chức và hoạt động nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp, các loại hình sản phẩm ưu việt, các hoạt động sáng kiến của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoat động...
1.3.1.7 Trình độ cơng nghệ
Với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng từ đó tăng cường khả năng thu hút khách hàng, các doanh nghiệp buộc phải hiện đại hóa cơng nghệ. Trình độ cơng nghệ hiện đại cho phép doanh nghiệp phát triển thêm dịch vụ mới, đơn giản thủ tục khách hàng. Do vậy, có thể nói trình độ cơng nghệ cũng có tính quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc đánh giá trình độ cơng nghệ của một doanh nghiệp BĐS có thể được xem xét dưới hai góc độ: mức độ hiện đại hóa, quy trình xử lý các thao tác nghiệp vụ là đơn giản hay phức tạp.
1.3.1.8 Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin là thông tin liên kết tất cả các chức năng trong kinh doanh của doanh nghiệp BĐS với nhau và cung cấp cơ sở cho tất cả các quyết định của quản trị. Thời đại hiện nay là thời đại thơng tin. Một doanh nghiệp BĐS có hệ thống thơng tin hiệu quả sẽ cho phép hãng có được những khả năng đặc biệt trong những lĩnh vực khác nhau. Khi đánh giá hệ thống thông tin của một doanh nghiệp BĐS, thông thường người ta đánh giá các mặt như: việc cung cấp thông tin sản phẩm, việc thực hiện báo cáo thống kê theo luật định cho các cơ quan có thẩm quyền và giữa các bộ phận của một doanh nghiệp BĐS, việc xây dựng hệ thống văn bản quản lý và điều hành hoạt động...
1.3.1.9 Chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn tài nguyên nhân sự và vấn đề nhân sự trong một tổ chức cụ thể (tổ chức vi mô) nghĩa là toàn bộ đội ngũ cán bộ – công nhân viên với tư cách vừa là khách thể trung tâm của các nhà quản trị vừa là chủ thể hoạt động và là động lực phát triển của tổ chức nói chung. Khi đánh giá về nguồn nhân lực của một doanh nghiệp BĐS, người ta thường đánh giá các mặt chủ yếu sau: số lượng đội ngũ nhân viên và khả năng đội ngũ này đáp ứng các hoạt động của doanh nghiệp; chương trình đào tạo đội ngũ nhân viên...
1.3.1.10 Thương hiệu
Thương hiệu đó là tất cả hình ảnh, biểu tượng của doanh nghiệp BĐSphân biệt với các doanh nghiệp khác. Thương hiệu của doanh nghiệp đạt mức giá trị vơ hình cao nhất là khi khách hàng hãnh diện với quan hệ mà khách hàng có với thương hiệu đó. Vì vậy, tên tuổi, uy tín của doanh nghiệp BĐS là một chất lượng mang lại lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp.