Phân tích năng lực cạnh tranh của Tập đoàn FLC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FLC trong lĩnh vực bất động sản (Trang 64 - 70)

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ

2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của Tập đồn FLC trong lĩnh vực

2.3.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của Tập đoàn FLC

Khi được hỏi về việc Ông (bà) đánh giá như thế nào về năng lực cạnh tranh của Tập Đoàn FLC so với các đối thủ cạnh tranh qua các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh, và chấm điểm theo thang điểm từ 1 điểm đến 5 điểm, kết quả khảo sát cho thấy FLC xếp thứ 3 sau Vin Group và Sun Group theo đánh giá của khách hàng.

Bảng 2.19: Xếp loai năng lực cạnh tranh

Vin Group Sun Group FLC Group TMS Group Nova Land

2.3.3.1 Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp

Loại hình sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm BĐS của FLC là bất động sản du lịch biển.

Theo Báo cáo của Savills, thị trường bất động sản du lịch biển thời gian qua diễn biến hết sức sôi động, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa số thị phần của phân khúc này đều nằm trong tay các “ông lớn” về bất động sản nghỉ dưỡng như: FLC, Nha Trang Bay, Vingroup, Empire Group và Sun Group.

Trong đó, Vingroup dẫn đầu thị trường với 14% thị phần. Tiếp đến là Nha Trang Bay và FLC, mỗi doanh nghiệp này chiếm khoảng 13% thị phần.

Sơ đồ 2.2: Phân chia thị phần giữa các “ông lớn” về bất động sản du lịch biển

Các địa phương FLC tập trung nhiều dự án bất động sản du lịch biển vẫn là Quảng Ninh, Thanh Hố, Bình Định, Quảng Bình… Tuy nhiên, trong thời gian tơis đây, FLC có kế hoạch mở rộng ra nhiều tỉnh thành khác để giữ vững và nâng cao thị phần.

Về cơ cấu sản phẩm bất động sản du lịch biển, loại hình căn hộ khách sạn (Condotel) và biệt thự biển chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng.

2.3.3.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm của FLC được đánh giá thông qua nghiên cứ khách hàng với kết quả như sau:

Khả năng đáp ứng khách hàng

Khi được hỏi tại sao chưa mua sản phẩm bất động sản của tập đồn FLC thì 34,8% khách hàng chưa có nhu cầu, 17,4% khách hàng chưa biết đến sản phẩm, 26% khách hàng chưa tin tường sản phẩm và 21,8% cho rằng giá cao.

Bảng 2.20: Lý do khách hàng chưa mua sản phẩm bất động sản của Tập đoàn FLC

Số phiếu Tỷ lệ %

Chưa có nhu cầu 16 34,8

Chưa biết đến 8 17,4

Chưa tin tưởng 12 26

Giá cao 10 21,8

Khác 0 0

Tổng 46 100

Khả năng “khác biệt hoá” với đới thủ cạnh tranh

Có tới 65,6% các khách hàng được hỏi cho rằng sản phẩm bất động sản của FLC là khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và chỉ 34,4% khách hàng không thấy sự khác biệt.

Bảng 2.21: Mức độ nhận biết sản phẩm của khách hàng

Số phiếu Tỷ lệ %

42 65,6

Khơng 22 34,4

Tổng 64 100

2.3.3.3 Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Bảng 2.22: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Tập dồn FLC

CHỈ TIÊU NĂM 2017 NĂM 2018

1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn 1.11 1.18

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Hệ số nợ/ Tổng tài sản 0,63 0,65

Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu 1,67 1,87

3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân 8,15 5,91

Doan thu thuần/Tổng tài sản 0,49 0,45

4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần 0,03 0,04 Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu 0,05 0,05

Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản 0,02 0,02 Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/

Doanh thu thuần

0,06 0,06

Ng̀n: Báo cáo thường niên tập đồn FLC năm 2018

Khả năng thanh toán được cải thiện với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn (23%) tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (16%). Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu do các khoản trả tiền trước của khách hàng mua các dự án bất động sản của Tập đoàn. Năm 2018, Cơng ty cũng hồn trả lại phần lớn tiền cọc thu hộ từ hoạt động đại lý bán hàng bất động sản.

Cơ cấu tài chính ổn định, tỉ trọng nợ tăng khơng đáng kể so với cùng kì năm trước (hệ số nợ tăng từ 0,63 trong năm 2017 lên 0,65 trong năm 2018).

Các dự án mới hoàn thành trong năm khiến Quỹ hàng tồn kho tăng mạnh kéo theo vòng quay hàng tồn kho giảm so với cùng kì năm trước. Quỹ hàng dồi dào trong năm 2018 tạo dư địa và là cơ sở cho doanh thu tăng mạnh trong các năm tiếp theo.

Khả năng sinh lợi ổn định so với cùng kì năm trước.

Trong năm 2018, Tập đoàn FLC tiếp tục giữ vững đường hướng tập trung cơ cấu sản phẩm sang sản phẩm có tỷ trọng lợi nhuận gộp thấp nhưng thu hồi vốn nhanh.

2.3.3.4 Khả năng thích ứng với mơi trường

Tập đồn đang hoạt động đa dạng ở nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, trong đó hoạt động kinh doanh Bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng và hàng không được đánh giá là các lĩnh vực trọng yếu, chiếm tỷ trọng phần lớn trong tổng doanh thu và lợi nhuận của Tập đồn. Do đó, các yếu tố mơi trường vĩ mơ có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Tập đồn nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng được quản trị rủi ro rất chặt chẽ.

Các lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn về bất động sản có xu hướng phát triển tốt đang gặp nhiều thuận lợi về yếu tố kinh tế vĩ mô như: phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của chính phủ Việt Nam, nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường, các chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư của nhà nước.... Do đó, Ban lãnh đạo Tập đồn đánh giá rủi ro thị trường của Tập đoàn là thấp. Phương châm cốt lõi của Tập đoàn về quản trị rủi ro thị trường của Tập đồn là ln coi khách hàng là trọng tâm nhằm cung cấp các sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Rủi ro mơi trường có ảnh hưởng về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp nên Tập đồn ln chú trọng việc tn thủ các quy định của pháp luật hiện hành đối với các hoạt động có liên quan đến u tố mơi trường.

2.3.3.5 Khả năng thu hút nguồn lực

Năm 2011, thương hiệu FLC chính thức được cơng nhận rộng rãi với sự kiện FLC niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội, cùng với đó là kỳ tích hồn thành cơng trình FLC Landmark Tower vượt tiến độ 4 tháng.

Sau gần hai năm niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tháng 8/2013, Ban lãnh đạo Tập đoàn đã quyết định chuyển sang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM. Sự kiện này là một bước tạo đà để FLC tăng tốc phát triển. Việc phải đáp ứng những yêu cầu cao hơn về minh bạch và quản trị doanh nghiệp đã giúp FLC có được tâm thế vững vàng hơn trên thương trường cũng như có điều kiện tiếp cận thị trường vốn rộng lớn hơn.

Thị trường chứng khoán đã giúp FLC huy động được nguồn vốn trung và dài hạn quan trọng, với trên 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ trong năm 2014, làm cơ sở để Tập đồn chủn hóa những ý tưởng đầu tư thành dự án thực tiễn, biến cơ hội thành tài sản hữu hình.

Tập đoàn FLC khẳng định hoạt động thu hút đầu tư tốt thông qua việc liên tục thành công trong các đợt tăng vốn điều lệ, nâng cao vị thế doanh nghiệp và có nguồn vốn để thực hiện các thương vụ M&A. Đây là điều đáng chú ý vì nhiều cơng ty muốn tăng vốn để thực hiện M&A nhưng khơng thực hiện được. Tính đến năm

2018, tập đồn FLC hiện đang niêm yết 709.997.807 cổ phần phổ thông tự do chuyển nhượng trên HSX, tương ứng vốn điều lệ 7.099.978.070.000 VND.

Tính đến năm 2017, Tập đồn FLC có hơn 7000 cán bộ, nhân viên. Với mục tiêu và chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập, đặc biệt là hội nhập toàn cầu, FLC thường xuyên tổ chức nhiều khóa đào tạo – huấn luyện phát triển kỹ năng, chuyên mơn, nghiệp vụ cho CBCNV ở trụ sở chính, các quần thể và chi nhánh, công ty con, công ty liên kết.

Mỗi dự án nghỉ dưỡng của FLC tuyển dụng trung bình khoảng 2.000 – 3.000 lao động tồn thời gian, trong đó tỷ lệ lao động địa phương là 95%. Từ đánh bắt hải sản, khai thác tài nguyên biển, hàng ngàn lao động địa phương đã chuyển sang làm việc tại các dự án của FLC hoặc tự tổ chức những dịch vụ tham quan cho khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FLC trong lĩnh vực bất động sản (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)