Các tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FLC trong lĩnh vực bất động sản (Trang 71)

Những điểm tối vẫn còn tồn tại nhiều trong công ty, doanh thu tăng nhưng chi phí cũng tăng, thậm chí còn tăng nhanh hơn. Các hoạt động quản lý, sử dụng nguồn lực còn chưa hiệu quả dẫn đến kết quả kinh doanh không tạo được sức bật. Và một số khâu trong chiến lược Marketing của công ty chưa thực sự hiệu quả, kênh phân phối đơn điệu, hoạt động xúc tiến tràn lan nhưng lại không nhằm vào mục tiêu một cách rõ ràng, , vì hoạt động xúc tiến chưa hiệu quả nên thương hiệu của công ty chưa được nhiều khách hàng biết đến, công cuộc tìm kiếm khách hàng mới vẫn đi vào bế tắc… và việc chưa định vị đủ mạnh để tạo lợi thế cạnh tranh khiến hoạt động của công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh thị trường không mấy khới sắc.

Chiến lược marketing bước đầu đem lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp nhưng sau đó hiệu quả giảm dần trong khi chi phí giành cho hoạt động này không hề nhỏ, do vậy cần tái cơ cấu chiến lược marketing trên cơ sở nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.

Nguyên nhân

Tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, lạm phát nói chung và giá cả nguyên vật liệu nói riêng tăng cao làm giảm mạnh hiệu quả đầu tư.

FLC phát triển rất nhanh và danh mục dự án lớn nên gặp khó khăn trong việc quản trị doanh nghiệp và ổn định nhân sự.

Mức độ cạnh tranh trên thị trường bất động sản, đặc biệt là sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng, resort đang ngày càng gia tăng.

Các dự án có quy mô lớn nên khả năng tiêu thụ sản phẩm là một thách thức không nhỏ.

Khó khăn về việc huy động vốn từ ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản do các tác động của các chính sách tín dụng và tiền tệ thắt chặt nhằm tập trung dòng tiền cho khu vực sản xuất …

Các văn bản, thủ tục pháp lý về đầu tư xây dựng luôn thay đổi có thể ảnh hưởng tới quá trình triển khai các dự án bất động sản của Công ty.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

TẬP ĐOÀN FLC TRONG LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN 3.1 Xu hướng ngành bất động sản Việt Nam

Về diễn biến thị trường trong các năm tiếp theo, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam dự đoán sẽ có 4 xu hướng phát triển như sau:

Thứ nhất, thị trường nhà, đất ở tiếp tục có sức tiêu thụ tốt ở tất cả các phân khúc. Nhà ở vừa túi tiền sẽ tiếp tục chiếm vai trò chủ đạo, trong khi nhà ở cao cấp sẽ có nguồn cung hạn chế, nhất là tại Hà Nội vì đã không còn đủ quỹ đất phù hợp để phát triển phân khúc này.

Thứ hai, nguồn cung gia tăng do có nhiều dự án đến thời điểm hoặc đủ điều kiện ra hàng, dẫn đến cạnh tranh trong việc bán hàng sẽ mạnh hơn. Giá bất động sản khó có sự tăng đột biến.

Thứ ba, phân khúc dự án bất động sản (condotel) tiếp tục phát triển mạnh tại các thành phố du lịch, các địa phương được quy hoạch thành khu kinh tế hành chính đặc biệt. Việc phát triển quá mạnh sản phẩm condotel có thể dẫn đến nhu cầu mua đất xây khách sạn kinh doanh lưu trú nhỏ lẻ, tự phát suy giảm tại các thành phố du lịch trong những năm tới đây. Việc khai thác nguồn thu từ đầu tư condotel sẽ có tỷ suất sinh lời hiệu quả hơn nhiều so với việc mua đất tự xây nhà để kinh doanh khách sạn mini.

Thứ tư, thị trường sẽ tiếp tục ổn định và không xảy ra bong bóng hoặc sốt ảo do chất lượng kiểm soát tốt của Nhà nước bằng các chính sách kịp thời, đồng thời các chủ đầu tư cũng khá linh hoạt và nhạy bén trong việc đưa ra các dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.

Dự đoán về diễn biến ngành bất động sản trong năm 2019, Vietnam Report cho rằng ba xu thế nổi bật được dự báo sẽ định hướng tăng trưởng ngành bất động sản.

Thứ nhất, sự phát triển của bất động sản xanh, là những công trình xanh – sạch – đẹp và thân thiện với môi trường. Hiện nay có khá nhiều các tiêu chuẩn xanh

được lưu hành như: Edge (của tổ chức IFC thuộc Ngân hàng Thế giới); Green Mark (Singapore), Leed (Mỹ), Lotus…, nhưng thực tế có rất ít công trình được công nhận là “xanh” tại Việt Nam. Với yêu cầu ngày càng cao và mức độ chịu chi cho không gian sống an toàn, thoải mái và thông minh hơn của khách hàng, chắc chắn bất động sản xanh sẽ trở thành xu thế chính của ngành trong thời gian tới.

Thứ hai, bất động sản khu công nghiệp tiếp tục có tiềm năng phát triển nhờ sự dịch chuyển sản xuất vào Việt Nam trong một vài năm trở lại đây. Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược tại khu vực châu Á, có đường biên giới đất liền với Trung Quốc, và nhiều cảng biển lớn được kết nối với các khu công nghiệp bởi hệ thống đường lớn, đường cao tốc đang được chú trọng đầu tư hoàn thiện.

Thứ ba, bất động sản nghỉ dưỡng – du lịch vẫn còn dư địa phát triển. Báo cáo mới nhất của BCG cho thấy, năm 2017, Việt Nam thu về 8,3 tỷ USD từ khách quốc tế, thấp hơn Indonesia là 12,6 tỷ USD; Singapore là 18,4 tỷ USD, Thái Lan là 52,5 tỷ USD, nguyên nhân không phải do lượng khách du lịch vào Việt Nam ít hơn mà bởi vì khách du lịch ít có cơ hội tiêu tiền ở Việt Nam. Có thể thấy, sự phát triển của nghỉ dưỡng cao cấp, dịch vụ vui chơi, thư giãn, mua sắm… chưa thực sự tương thích với tiềm năng du lịch của Việt Nam, vì vậy các chủ đầu tư có thể tiếp tục nghiên cứu và phát triển các mô hình shophouse, condotel… theo hướng hiện đại và thân thiện hơn với khách hàng.

Tổng quan, những năm tiếp theo sẽ tiếp tục là những năm thành công cho thị trường bất động sản trên toàn quốc, đặc biệt là nhà ở tại các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại các thành phố du lịch và đặc khu kinh tế mới được chính quyền chủ trương phát triển để trở thành các động lực tăng trưởng kinh tế mới.

Như vậy, sự ấm lên của thị trường bất động sản hiện nay giúp việc bán hàng của các doanh nghiệp thuận lợi hơn giai đoạn trước. Tuy nhiên, đối với hoạt động kinh doanh của bất cứ lĩnh vực nào, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Ngành bất động sản cũng không phải là một ngoại lệ, nhất là khi nguồn cung tiếp tục gia tăng, lệch pha cung cầu và thị trường đang có dấu hiệu chững lại.

Chiến lược Marketing bất động sản vì thế vẫn là câu chuyện được thị trường quan tâm và là bài toán không dễ với tất cả các doanh nghiệp bất động sản. Vấn đề mấu chốt hiện nay góp phần quyết định đến hiệu quả bán hàng, đến sự thành bại của chủ đầu tư dự án là phương pháp làm marketing phù hợp, bắt kịp xu hướng phát triển của thị trường.

3.2 Định hướng phát triển của Tập đoàn FLC trong lĩnh vực Bất động sản đến năm 2030 đến năm 2030

Giai đoạn từ nay đến 2030, Tập đoàn tiếp tục thực hiện định hướng phát triển tập đoàn kinh doanh đa ngành, trong đó cốt lõi là đầu tư kinh doanh các dự án BĐS, du lịch và nghỉ dưỡng, nhằm tận dụng tối đa các tiềm năng và cơ hội hiện có của thị trường trong nước, cũng như đón đầu các xu thế mới của nền kinh tế. Việc mở rộng thêm các ngành nghề mới như nông nghiệp, hàng không, giáo dục, y tế là bổ sung cho mảng kinh doanh cốt lõi, tạo sự cộng hưởng về lợi thế, giá trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn, đồng thời cũng tận dụng được các cơ hội mới của thị trường.

Trong mảng kinh doanh BĐS, Tập đoàn kiên định chiến lược đi đầu đánh thức các vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch, đô thị nhưng chưa được khai thác. Các dự án của Tập đoàn luôn được đầu tư đồng bộ, bài bản, đa dạng về sản phẩm, quy mô lớn tạo sức lan tỏa lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực, qua đó tạo hiệu ứng phát triển dài hạn cho các dự án của Tập đoàn nói riêng và cho cộng đồng nói chung tại các khu vực này.

Kinh doanh bất động sản vẫn là mảng hoạt động cốt lõi của Tập đoàn, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng chiếm một tỷ trọng lớn trong các dự án. Bên cạnh đó, Tập đoàn sẽ tăng cường đầu tư các khu đô thị kiểu mới và trung tâm thương mại trên cả nước, thực hiện hoạt động mua bán & sáp nhập nhằm tích lũy quỹ đất tại những vị trí đắc địa tại các thành phố lớn.

Hiện tại, Tập đoàn đang nghiên cứu đầu tư và xúc tiến pháp lý cho hơn 230 dự án tại 56 tỉnh thành cả nước, dự kiến cung cấp ra thị trường hơn 7.000 sản phẩm đa dạng trong năm 2019 bao gồm căn hộ thương mại, biệt thự biển, nhà phố thương

mại, căn hộ khách sạn... duy trì vị thế là một trong những Tập đoàn bất động sản hàng đầu Việt Nam.

Mảng dịch vụ du lịch, lữ hành, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí sẽ được đẩy mạnh trên cơ sở khai thác các cơ sở khách sạn, resort, sân gôn hiện có, kết nối với hệ thống sản phẩm trao đổi kỳ nghỉ toàn thế giới, tạo ra một nguồn thu ổn định dài hạn cho Tập đoàn. Tập đoàn xác định đây là một mảng kinh doanh cốt lõi trong giai đoạn 5 năm tới và những năm tiếp sau đó.

Bên cạnh tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu của Tập đoàn đa ngành tại Việt Nam, giai đoạn 2019-2030, Tập đoàn sẽ mở rộng hoạt động và quan hệ hợp tác mạnh mẽ ra khu vực và quốc tế. Với đà thành công của 2018, các kế hoạch hợp tác quốc tế sẽ thực hiện theo hướng trước hết là sử dụng tốt mọi nguồn lực tài chính, công nghệ của nước ngoài phục vụ cho các dự án đầu tư kinh doanh của Tập đoàn tại Việt Nam, và tiến tới tổ chức các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, góp phần quảng bá thương hiệu Việt ra thị trường thế giới.

Trong mọi hoạt động kinh doanh, Tập đoàn luôn kiên định chiến lược lấy chất lượng sản phẩm và dịch vụ là tiêu chí cạnh tranh quan trọng nhất. Tập đoàn luôn xác định cho mình sứ mệnh phải tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất, tạo chữ tín, làm hài lòng tất cả khách hàng trong và ngoài nước, qua đó tạo ra giá trị và đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước.

Trong mỗi dự án, mỗi bước đi của Tập đoàn, yếu tố phát triển bền vững luôn được chú trọng với mức độ cao nhất. Không chỉ luôn tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn xanh của Việt Nam và quốc tế tại các dự án của mình, Tập đoàn luôn ý thức rõ trách nhiệm và bằng những chương trình, hành động cụ thể cùng chung tay với cộng đồng bảo vệ môi trường tốt nhất, vì một tương lai phát triển dài hạn, bền vững cho đất nước.

Để thực hiện các định hướng kinh doanh nói trên, Tập đoàn tiếp tục kiên định chiến lược xây dựng và phát triển nhân sự là hạt nhân của mọi kế hoạch hành động. Song song với việc tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản trị, điều hành theo hướng tinh gọn đầu mối quản lý, đề cao trách nhiệm cá nhân, các hoạt động quy hoạch, đào tạo kỹ năng chuyên môn, quản lý và lãnh đạo sẽ triển khai mạnh mẽ, tạo

đội ngũ kế cận đủ khả năng tiếp cận quản lý những mảng kinh doanh hiện tại và mới mở ra, linh hoạt ứng phó với mọi biến động trong giai đoạn mới.

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FLC trong lĩnh vực bất động sản năng lực cạnh tranh của tập đoàn FLC trong lĩnh vực bất động sản

Trong luận văn này tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để xác định mối quan hệ giữa chiến lược marketing và năng lực cạnh tranh của DN. Đối tượng phỏng vấn là các lãnh đạo phụ trách kinh doanh bất động sản, chiến lược và marketing bất động sản của Tập đoàn FLC. Đây là các chuyên gia có kiến thức, hiểu được lý thuyết về NLCT và có nhiều kinh nghiệm thực tế.

Cách thức tiến hành thông qua cuộc hẹn gặp trực tiếp, các tài liệu và câu hỏi được gửi trước đến đối tượng phỏng vấn thông qua công cụ email và thư. Thời gian phỏng vấn chuyên gia trung bình cho mỗi cuộc hẹn từ 20 đến 30 phút, theo trình tự đặt câu hỏi và làm rõ bằng hình thức phỏng vấn.

Kết quả phỏng vấn cho thấy, hầu hết chuyên gia cho rằng chiến lươc marketing là rất cần thiết trong hoạt động của DN, nó chính là công cụ quan trọng để truyền đạt thông tin về DN như sản phẩm dịch vụ, hình ảnh, uy tín,... Nó cũng là công cụ tương tác giữa DN và khách hàng, giúp DN tìm hiểu được nhu cầu, sở thích của khách hàng, từ đó các DN có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp với các nhu cầu này. Để có một hoạt động marketing hiệu quả, các chuyên gia cho rằng cần phải quan tâm đến chi phí đầu tư cho hoạt động này. Bên cạnh đó, DN cần phải quan tâm đến các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi để khuyến khích khách hàng tham gia. Ngoài ra, hoạt động marketing không chỉ dừng lại ở hoạt động quảng cáo, khuyến mãi mà theo chuyên gia, DN cần quan tâm đến các hoạt động xã hội như tổ chức các sự kiện như giới thiệu sản phẩm, tham gia các hoạt động triển lãm, hội chợ, các hoạt động từ thiện,...

Hoạt động marketing bất động sản ở Việt Nam vẫn chưa phát triển so với các ngành khác, bởi ngành bất động sản có lịch sử phát triển chưa lâu. Bên cạnh đó, việc làm marketing cũng mới chỉ được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư gần đây. Mặc dù vậy, FLC đặc biệt quan tâm và dành nhiều ngân sách cho chiến lược

marketing để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sự khác biệt hoá chính bằng chiến lược marketing của mình.

Tuy nhiên, chiến lược marketing của tập đoàn cần bài bản và cập nhật các xu thế mới hơn nữa. Tác giả đưa một số giải pháp để bắt kịp xu hướng thế giới và hoàn thiện chiến lược marketing trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FLC trong lĩnh vực bất động sản như sau:

3.3.1 Sản phẩm

Xây dựng chiến lược marketing ngay từ khi sản phẩm chưa hình thành

Bất động sản tại Việt Nam hiện đang là ngành phát triển nhanh nhất nên việc cạnh tranh ngày càng trở nên dữ dội là điều không thể tránh khỏi. Các chủ đầu tư nước ngoài có lợi thế ở điểm tên tuổi của họ được biết đến trên toàn thế giới, còn các chủ đầu tư trong nước có lợi thế là mối quan hệ tốt trên thị trường địa phương. Do đó, bắt buộc phải tạo sự khác biệt cho các sản phẩm và xây dựng thương hiệu có khả năng cạnh tranh.

Việc xây dựng chiến lược marketing truyền thông cho một dự án đúng quy trình thường diễn ra khá sớm. Bộ phận marketing dự án phải tham gia ngay từ đầu, trước cả khâu thiết kế. Quan trọng là khảo sát thị trường, định vị dự án, xác định đúng khách hàng mục tiêu, chiến lược giá bán phù hợp.

Trên thực tế, FLC trong vai trò chủ đầu tư đã lựa chọn đúng phân khúc và có chiến lược làm marketing khôn ngoan nên khá thành công trong việc bán hàng. Định vị sản phẩm đúng nhu cầu thị hiếu để được thị trường đón nhận.

Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm để phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng

Năm 2018 là một năm có nhiều biến động và thay đổi của thị trường bất động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FLC trong lĩnh vực bất động sản (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)