Kinh nghiệm về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN cơ CHẾ tự CHỦ tài CHÍNH tại cơ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ nƣớc KHU vực VI (Trang 38 - 42)

nhà nước của các nước trên thế giới

Bắt đầu từ thập niên 1970 và 1980, nhiều nước phát triển đã bắt đầu thực hiện các công cuộc cải cách về quản lý tài chính công, cụ thể là cải cách quản lý tài chính trong các cơ quan nhà nước đề nâng cao kết quả hoạt động của các cơ quan này, thông qua việc tăng cường tính hiệu quả, hiệu suất và chất lượng các dịch vụ công. Mặc dù có nhiều biến thể tùy thuộc và quốc gia và bối cảnh chính trị, quản lý chi NSNN ở các nước có chung đặc điểm chính là tăng cường kiểm soát chặt chẽ của chính quyền trung ương nhằm mục tiêu tiết kiệm ngân sách, đẩy mạnh phân cấp trong quản lý ngân sách, cho phép các đơn vị sử dụng ngân sách được chủ động và linh hoạt hơn trong việc phân bổ lại các nguồn kinh phí trong phạm vi các khoản mục ngân sách; lập, phân bổ dự toán NSNN đối với các cơ quan nhà nước theo hướng dựa trên kết quả đầu ra, tăng cường mở rộng các hệ thống thông tin tài chính được vi tính hóa để tạo thuận lợi cho trách nhiệm giải trình…

* Kinh nghiệm quản lý chi NSNN của Cộng hòa Liên bang Đức:

Luật Ngân sách thông qua ngày 22/12/1997 sửa đổi các nguyên tắc cơ bản trong Luật Ngân sách Liên bang cũ theo hướng bắt buộc phải thực hiện tính toán chi phí và hiệu quả của hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc bộ máy của Liên bang.

Ở cấp Bang, các cơ quan nhà nước áp dụng phương thức điều hành theo cơ chế khoán chi dựa trên kết quả, bao gồm: phân cấp và hòa nhập trách nhiệm chuyên môn và trách nhiệm tài chính, cải cách ngân sách và kế toán. Theo đó, mỗi cơ quan sẽ nhận được một khoản kinh phí, họ sẽ tự chịu trách nhiệm và tự quyết định chi bao nhiêu cho mục đích nào và chi như thế nào.

Điểm nổi bật trong quản lý tài chính các cơ quan nhà nước ở Cộng hòa Liên bang Đức chính là việc Chính phủ đã áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn nhằm lập ra kế hoạch và quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra trong một thời gian dài,

cho phép nhà quản lý tại cơ quan nhà nước linh hoạt trong việc sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất, đồng thời gắn trách nhiệm của nhà quản lý đối với đầu ra, kết quả cũng như đầu vào.

Việc lập kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn tại Cộng hòa Liên bang Đức được thực hiện tốt và có hiệu quả, phục vụ tốt cho việc kiểm soát các khoản chi tiêu công nhờ có các yếu tố sau:

- Phân công, phân cấp giữa các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, giữa chính phủ liên bang và các bang rất rõ ràng, có sự thống nhất cao từ các bộ trực tiếp sử dụng nguồn tài chính công đến các bộ tổng hợp (kinh tế, tài chính...).

- Việc lập kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn do các bộ phận chuyên trách của các bộ trực tiếp sử dụng nguồn tài chính công.

- Xác định rõ các ưu tiên tài khóa và ưu tiên trung hạn: Trên cơ sở xem xét ưu tiên của Chính phủ cho từng giai đoạn, sau khi đã thảo luận, xác định được các ưu tiêu trong kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn thì mọi việc trở nên đơn giản, minh bạch, rõ ràng từ khâu lập tới khâu tổ chức thực hiện.

* Kinh nghiệm của Singpore về quản lý chi ngân sách nhà nước dựa theo kết quả đầu ra:

Nhận thấy những hạn chế trong phương thức quản lý ngân sách theo yếu tố đầu vào, Chính phủ Singapore đã thực hiện cuộc cải cách ngân sách theo hướng nới lỏng kiểm soát đầu vào, kiểm soát chi phí sang kiểm soát kết quả đầu ra. Nguyên lý cơ bản của lập ngân sách theo kết quả đầu ra của Singapore là đòi hỏi các cơ quan nhà nước thực hiện tự chủ tài chính linh hoạt trong quản lý để có thể cung cấp dịch vụ một cách có hiệu quả hơn.

Phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra giúp cho quyết định của các nhà quản lý có cơ sở hơn, công khai, minh bạch hơn, tăng cường tính hiệu quả sử dụng ngân sách, tiết kiệm tối đa chi phí đầu vào để đạt được đầu ra như mong muốn. Một cơ quan được xem là tự chủ về tài chính khi có các yếu tố cơ bản làm cơ sở cho việc lập ngân sách theo kết quả đầu ra như sau:

- Xác định được trước mục tiêu công việc và sản phẩm đầu ra: Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sẽ được làm rõ hơn vì hàng năm họ phải xác định trước đầu ra và đặt rõ mục tiêu công việc trình lên Bộ trưởng, ngân sách được phân bổ trên cơ sở điều chỉnh tăng dự toán theo một tỷ lệ nhất định so với dự toán thực hiện năm trước. Việc điều chỉnh này sẽ bù đắp cho sự gia tăng về chi phí đầu vào như tăng giá.

Hệ thống phân bổ ngân sách trước đây ở Singapore chủ yếu dựa trên yếu tố đầu vào, gắn với nội dung chi cụ thể. Các bộ, ngành chỉ cần lập ngân sách theo số lượng đầu vào cần cho hoạt động của mình mà không liên kết giữa đầu vào và đầu ra. Hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra hiện nay đòi hỏi Chính phủ trở thành người mua dịch vụ thay mặt cho những người nộp thuế. Chính phủ xem các bộ, ngành như là người cung cấp dịch vụ và phân bổ ngân sách cho các bộ, ngành theo mức độ công việc hoàn thành. Như vậy, các bộ, ngành sẽ có trách nhiệm hơn với công việc của của mình.

- Có cơ chế khuyến khích việc hoàn thành mục tiêu đề ra: Theo cơ chế điều hành ngân sách dựa trên yếu tố đầu vào, nguồn vốn ngân sách cấp nếu cuối năm không sử dụng hết thì phải hoàn trả ngân sách. Do đó, các bộ, ngành có xu hướng cố gắng sử dụng hết nguồn ngân sách thừa trước khi kết thúc năm tài khóa. Để khuyến khích hoạt động có hiệu quả hơn, theo phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, các cơ quan thực hiện đạt và vượt mục tiêu ban đầu đề ra sẽ được phép giữ lại phần ngân sách thừa ra.

- Áp dụng cơ chế quản lý linh hoạt: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sẽ được trao quyền chủ động và linh hoạt tối đa đối với các vấn đề có liên quan đến tổ chức, nhân sự và tài chính trong phạm vi ngân sách được duyệt.

Ở Singapore, người ta thường sử dụng 5 chỉ số khác nhau để đánh giá kết quả hoạt động của một cơ quan, đơn vị tự chủ tài chính áp dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra, đó là: Kết quả tài chính; số lượng sản phẩm đầu ra; chất lượng dịch vụ; hiệu quả hoạt động và kết quả hoạt động

Nền hành chính Pháp đã thực hiện cuộc cải cách chuyển từ quản lý ngân sách theo đầu vào sang quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra đã tạo ra một thay đổi căn bản trong quản lý tài chính. Vấn đề chú trọng không chỉ là chi tiêu như thế nào mà còn là mục đích chi tiêu và chi thế nào cho hiệu quả.

Đến năm 2001, Luật Ngân sách đã được ban hành nhằm khắc phục và sửa đổi những điểm chưa hợp lý trong Luật ngân sách năm 1999, với mục tiêu nâng cao vai trò của Nghị viện trong quá trình lập và thông qua ngân sách, áp dụng các khái niệm kết quả, hiệu quả và minh bạch trong phương thức quản lý ngân sách.

Luật Ngân sách 2001 cũng đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả của quản lý chi NSNN. Đó là phân bổ ngân sách một cách tổng thể hơn theo các chương trình; các nhà quản lý ở đơn vị mình được tự do phân bổ lại kinh phí theo bản chất từng loại kinh phí. Đồng thời đặt ra các chỉ số đo kết quả của việc thực hiện các chính sách chi tiêu công do Nhà nước tài trợ; việc đo lường kết quả của các chính sách thông qua đánh giá tình hiệu quả của nó, chất lượng dịch vụ và năng suất.

Quá trình kiểm tra chất lượng và đánh giá kết quả do một cơ quan độc lập đảm nhận. Sau khi thực hiện, cán bộ của từng chương trình sẽ báo cáo với Bộ trưởng về cam kết đưa ra, báo cáo với Nghị viện về kết quả hoạt động, với thẩm kế viện trong trường hợp quản lý kém.

Sau khi nhận chức vào năm 2007, Tổng thống Nicolas Sarkozy đã cùng Thủ tướng Francois Fillon xây dựng và thực hiện một chương trình cải cách tổng thể nhằm giảm bớt mua sắm công. Chương trình này còn có một số mục tiêu khác: Hiện đại hóa các tổ chức nhà nước, cải tiến phục vụ công dân và doanh nghiệp, nâng cao ý thức trách nhiệm của công chức và phát triển văn hóa hướng tới kết quả, hiệu quả công tác, mục tiêu của cải cách là “làm tốt hơn với it chí phi hơn”.

Nhiều cách thức cải tiến được tổ chức áp dụng trong các cơ quan nhà nước, bao gồm việc đơn giản hóa các quy trình hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin và giới thiệu các phương pháp, kỹ thuật mới nhằm quản lý việc thực thi nhiệm vụ một cách sát thực hơn. Cuộc cải cách trong lĩnh vực hành chính nhà nước tại Pháp tập chung vào cải cách cơ cấu tổ chức, quy trình thủ tục của bộ máy hành chính và

nâng cao chất lượng nguồn lực, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và nâng cao tính cơ động, linh hoạt khi chuyển đổi nhân sự từ vị trí này sang vị trí khác, từ đó đã giải quyết được một bài toán chi phí vận hành của các bộ, ngành và tiến tới đạt được mục tiêu về hiệu quả, hiệu suất đối với tất cả các khoản chi tiêu NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN cơ CHẾ tự CHỦ tài CHÍNH tại cơ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ nƣớc KHU vực VI (Trang 38 - 42)