Chƣơng II : Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại KTNN khu vực VI
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Kiểm toán Nhà
3.2.4. Tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý tài chính
Để công tác thực hiện tự chủ về tài chính phát huy được hiệu quả cao nhất đòi hỏi cũng phải thực hiện tốt các quy định về công khai tài chính theo Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ nhằm phát huy vai
tốt nhất quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt các quy định về công khai, minh bạch tài chính còn nhằm ngăn chặn xảy ra tình trạng chuyên quyền, độc đoán, công tư lẫn lộn, vi phạm lợi ích của tập thể, của cá nhân và vi phạm quy định của pháp luật về tổ chức bộ máy, sử dụng lao động, quản lý tài chính, quản lý tài sản công, phân phối thu nhập.
Các nội dung cơ bản về công khai, minh bạch tài chính như sau: (1) Về dự toán chi
- Công khai trong việc lập dự toán chi nhằm mục đích tổng hợp được ý kiến rộng rãi trong toàn đơn vị về dự toán bố trí để thực hiện nhiệm vụ trong năm tiếp theo. Tránh trường hợp công chức làm nhiệm vụ kế toán không cụ thể hoá được kinh phí tương ứng với các nhiệm vụ của hoạt động kiểm toán và nhiệm vụ thực hiện kế hoạch chiến lược của ngành, của đơn vị trong năm ngân sách tiếp theo.
- Công khai dự toán được KTNN phân bổ, kể cả dự toán được giao bổ sung trong năm để công chức và người lao động trong đơn vị nắm được, chủ động đề xuất thực hiện nhiệm vụ và có thể giám sát công tác chấp hành chi.
(2) Về chấp hành chi
Hàng quý, kế toán phải thực hiện tổng hợp quyết toán kinh phí và công bố công khai để công chức và người lao động nắm được việc sử dụng kinh phí có theo dự toán được phân bổ hay không, việc sử dụng NSNN có hiệu quả hay không và tình hình tiết kiệm kinh phí trong quý như thế nào. Từ đó có những đề xuất biện pháp sử dụng kinh phí tiết kiệm và hiệu quả trong quý tiếp theo.
Việc công khai trong công tác chấp hành chi cũng nhằm loại bỏ các khoản chi không có trong dự toán được giao, nắm bắt được số dư kinh phí còn lại để thực hiện các nhiệm vụ chi để chủ động có các giải pháp thực hiện.
(3) Về quyết toán chi
Kết thúc năm tài chính, công chức kế toán phải tổng hợp lập báo cáo quyết toán và công bố công khai kịp thời theo đúng quy định.
và phương án sẽ sử dụng để tập thể, cá nhân trong đơn vị biết và có ý kiến đóng góp, đảm bảo công bằng, khách quan.
(4) Về Quy chế chi tiêu nội bộ
Để Quy chế chi tiêu nội bộ được thực hiện nghiêm túc trong toàn đơn vị nhất thiết phải công khai, minh bạch từ việc xây dựng, ban hành đến kết quả thực hiện trong thực tế. Đây là biện pháp tốt nhất nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của công chức và người lao động trong việc đóng góp ý kiến xây dựng, trong việc kiểm tra giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí được giao. Mặt khác, thực hiện tốt công tác công khai, minh bạch về Quy chế chi tiêu nội bộ còn có tác dụng tạo sự đoàn kết nội bộ, loại bỏ các nghi kỵ lẫn nhau và góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Các nội dung cần xây dựng và công khai rộng rãi: Định mức chi phí dịch vụ công (điện, nước...); định mức khoán tự túc phương tiện đi lại; định mức khoán chi phí sử dụng điện thoại cố định tại cơ quan, nhà riêng và định mức sử dụng điện thoại di động phục vụ công việc; định mức mua sắm và sử dụng văn phòng phẩm; định mức chi tiếp khách, tổ chức hội nghị, tập huấn; phương thức phân phối kinh phí tiết kiệm được, nhất là việc phân phối thu nhập tăng thêm cho công chức và người lao động; công khai về các quy định khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể, cá nhân không chấp hành các quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ đã được ban hành.
(5) Về Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công
- Công khai về tiêu chuẩn, chế độ sử dụng tài sản công trong cơ quan như: Trụ sở làm việc, xe ô tô, máy tính, máy phô tô, điện, nước, điện thoại...
- Công khai về thẩm quyền trong việc quyết định mua sắm, sửa chữa, thanh lý tài sản công trong cơ quan; trách nhiệm và quyền hạn của tập thể, cá nhân trong việc tham gia vào quá trình mua sắm, sửa chữa, thanh lý tài sản.
- Công khai về trách nhiệm và quyền hạn của tập thể, cá nhân nếu để xảy ra các vi phạm trong quản lý và sử dụng tài sản công.