Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN cơ CHẾ tự CHỦ tài CHÍNH tại cơ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ nƣớc KHU vực VI (Trang 100 - 107)

- Kịp thời chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho phù hợp với điều kiện hiện nay và có hướng mở đối với từng ngành riêng biệt.

- Chỉ đạo các đơn vị có liên quan xây dựng được bộ tiêu chí khung trong việc đánh giá chất lượng, hiệu quả hoàn thành công việc, tạo điều kiện cho các bộ, ngành xây dựng tiêu chí riêng, phù hợp với đặc thù công việc.

- Thường xuyên chỉ đạo các cơ quan quản lý có chức năng kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị để chấn chỉnh kịp thời, đồng thời lấy ý kiến để sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với thực tế.

nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước đặc thù như Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, hệ thống Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước để đảm bảo ổn định nguồn thu, làm cơ sở cho các đơn vị này thực hiện tự chủ về tài chính lâu dài.

3.3.2. Đối với Bộ Tài chính

- Xây dựng và ban hành quy định cụ thể về các định mức chi thực hiện cơ chế tự chủ: Ngoài các nội dung chi bắt buộc phải thực hiện theo chế độ quy định của Nhà nước như tiền lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, các khoản chi khác như chi các đoàn đi công tác nước ngoài, trang bị và sử dụng điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động... Thủ trưởng đơn vị được phép quy định các mức chi cao hơn hoặc thấp hơn chế độ Nhà nước quy định. Đối với các nội dung chi chưa có quy định của Nhà nước, Thủ trưởng đơn vị được phép quy định mức chi phù hợp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và trên cơ sở kinh phí tự chủ được giao. Bên cạnh đó, để giảm khối lượng công việc, giảm thủ tục hành chính không cần thiết, có thể xây dựng phương án khoán và thực hiện khoán đối với các nội dung chi thường xuyên của đơn vị, kể cả khoán quỹ tiền lương cho từng bộ phận trực thuộc trong cơ quan.

- Cần mở rộng quyền tự chủ của Thủ trưởng đơn vị đối với kinh phí tiết kiệm được không sử dụng hết (sau khi đã chi các nội dung được phép chi theo quy định) được trích toàn bộ vào quỹ khen thưởng, phúc lợi để phục vụ chi cho năm tiếp theo khi chưa xác định được số kinh phí tiết kiệm.

- Tăng cường công tác giám sát tình hình thực hiện các cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ quan nhà nước, đảm bảo việc thực hiện đúng quy định của pháp luật, thông qua công tác giám sát, yêu cầu cơ quan nhà nước kịp thời điều chỉnh bổ sung cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

3.3.3. Đối với Kiểm toán Nhà nước

- Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoàn thành công việc theo đặc thù ngành, phù hợp với quy định và sát với thực tế để các đơn vị trực thuộc có thể xây

dựng hệ thống tiêu chí phù hợp với tình hình, đặc điểm hoạt động của mình; gắn việc bình xét chất lượng hoàn thành công việc với chi thu nhập tăng thêm cho công chức và người lao động.

- Căn cứ vào cơ chế tự chủ tài chính của Chính phủ để ban hành cơ chế tự chủ tài chính thống nhất trong toàn ngành và phù hợp với thực tế: Cơ chế chi các hoạt động khen thưởng, phúc lợi; chi hỗ trợ công chức và người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất; mở rộng phạm vi khoán một số nội dung chi thanh toán cho cá nhân...

- Nâng cao chất lượng công tác hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát trong công tác tự chủ tài chính đối với các đơn vị trực thuộc từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán.

- Phân cấp công tác quản lý cán bộ theo đúng thẩm quyền từ khâu tuyển dụng, tiếp nhận, quy hoạch, bổ nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật... cho các đơn vị trực thuộc để tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong công tác tổ chức cán bộ, trong tuyển dụng biên chế để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với chi phí thấp nhất.

Tiểu kết Chương 3: Căn cứ vào mục tiêu, phương hướng thực hiện cơ chế tự

chủ tài chính của KTNN khu vực VI trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính tại KTNN khu vực VI. Để tạo điều kiện thực hiện tốt các giải pháp đó, Chính phủ, Bộ Tài chính và KTNN cần thiết chỉ đạo các cơ quan, bộ phận tham mưu kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách và các quy định cụ thể về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong phạm vi cả nước nói chung và trong ngành KTNN nói riêng.

KẾT LUẬN

Thực hiện tự chủ tài chính là sự đổi mới về phương thức quản lý tài chính đối với các cơ quan nhà nước, là quá trình chuyển từ cơ chế tài chính bao cấp sang thể chế tài chính phù hợp với nguyên tắc thị trường, là quá trình chuyển đổi từ quản lý ngân sách theo đầu vào, cấp phát kinh phí theo dự toán chi chuyển sang phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Việc thực hiện quyền tự chủ tài chính cho các cơ quan nhà nước là tạo môi trường tài chính thuận lợi để các đơn vị hoạt động trong điều kiện hiện nay.

Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ đã mở ra cơ chế quản lý tài chính mới cho các cơ quan nhà nước nói chung và Kiểm toán Nhà nước nói riêng. Có thể nói, việc trao quyền tự chủ tài chính đã cho phép KTNN khu vực VI chủ động trong việc sắp xếp tổ chức, biên chế; hợp lý hóa các quy trình nghiệp vụ; chủ động trong việc sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất và năng lực hiện có để nâng cao chất lượng hoạt động, cải thiện thu nhập cho công chức và người lao động.

Để góp phần vào việc hoàn hiện cơ chế quản lý tài chính tại KTNN nói chung và KTNN khu vực VI nói riêng, đề tài “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại cơ quan Kiểm toán nhà nước khu vực VI” đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

Đã hệ thống hóa những vấn đề, quy định chung của cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước.

Đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính nội bộ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại KTNN khu vực VI. Chỉ ra được những kết quả và những hạn chế cũng như những vướng mắc trong việc triển khai thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại KTNN khu vực VI.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, xem xét nguyên nhân, phương hướng hoàn thiện của KTNN khu vực VI, luận văn

chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại KTNN khu vực VI.

Luận văn cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính và KTNN về những điểm bất cập nhằm tháo gỡ khó khăn cho các cơ quan nhà nước thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài và khả năng của tác giả, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Nhưng hy vọng những giải pháp trên nếu được quan tâm và thực hiện thận trọng sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của KTNN khu vực VI, thực hiện thành công chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với hướng cải cách về tài chính công trong giai đoạn hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc Hội nƣớc Công Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.

2. Quốc Hội nƣớc Công Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Bộ Luật Lao động năm 2012.

3. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (2005), Nghị quyết số 916/2005/UBTVQH11 ngày 15/9/2005, cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước, Hà Nội.

4. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (2006), Nghị quyết số 1003/2006/UBTVQH11 ngày 03/3/2006, phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước; bảng lương, phụ cấp, trang phục đối với cán bộ, công chức KTNN; chế độ ưu tiên đối với KTV nhà nước, Hà Nội.

5. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (2016), Nghị quyết số 325/2016/UBTVQH14 ngày 16/6/2016, phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước; bảng lương, phụ cấp, trang phục đối với cán bộ, công chức KTNN; cơ chế ưu tiên đối với KTV nhà nước, Hà Nội.

6. Chính phủ (1994), Nghị định số 70-CP ngày 11/7/1994 về việc thành lập cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Hà Nội.

7. Chính phủ (2006),Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005, quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Hà Nội.

8. Chính Phủ (2006), Nghị định 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006, phân cấp quản lý đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, Hà Nội.

9. Chính phủ (2004), Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định về cơ chế tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

10. Chính phủ (2006), Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

chế phụ cấp công vụ.

12. Chính phủ (2013), Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ hướng dẫn Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.

13. Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ (2006), Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước, Hà Nội.

14. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 18/2006/TT-BTCngày 13/03/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành

chính,Hà Nội.

15. Bộ Tài chính (2007), Chế độ tự chủ về tài chính, biên chế đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, NXB Tài chính, Hà Nội.

16. Thủ tƣớng chính phủ (1995), Quyết định số 61-TTg ngày 24/01/1995 về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN, Hà Nội

17. Học viện Hành chính (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

18. Kiểm toán Nhà nƣớc (2007), Quyết định số 07/2007/QĐ-KTNN ngày 26/10/2007 của Tổng KTNN, thành lập KTNN khu vực VI, Hà Nội.

19. Kiểm toán Nhà nƣớc (2010), Quyết định số 1943/QĐ-KTNN ngày 31/12/2010 của Tổng Kiểm toán Nhà nước, ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các KTNN chuyên ngành, Hà Nội.

20. PGS.TS Lê Chi Mai (2011), Quản lý chi tiêu công, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. PGS.TS Trần Đình Ty (2003), Quản lý tài chính công, NXB Lao động, Hà Nội.

22. Tạp chí Kế toán điện tử (6/2006), Luận bàn về phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra.

23. Website của Bộ Tài chính, http://www.mof.gov.vn.

25. Phan Anh Thƣ (2012), Tình hình thực hiện tự chủ về tài chính của các đơn vị hành chính, sự nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Huế.

26. Đặng Thị Phƣơng Nga (2018), Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Huế.

27. Nguyễn Thị Thu Trung, Một số giải pháp tăng cường tính tự chủ đối với cơ quan nhà nước thực hiện khoán chi thông qua hoạt động kiểm toán, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, số 32 - tháng 10/2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN cơ CHẾ tự CHỦ tài CHÍNH tại cơ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ nƣớc KHU vực VI (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)