- Cần phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong đơn vị để lập dự toán ngân sách năm tiếp theo bảo đảm đủ kinh phí để hoàn thành nhiệm vụ được giao về nhiệm vụ kiểm toán, nhiệm vụ đào tạo, bồi đưỡng, tập huấn...
- Cần sớm tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị để kịp thời sửa đổi, bổ sung, đề xuất với cơ quan KTNN sửa đổi, bổ sung các quy định về chi tiêu còn chưa có (chi khen thưởng đột xuất, hỗ trợ khó khăn đột xuất, tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc...), đã có nhưng chưa hợp lý (khoán kinh phí một số khoản chi, thủ tục thanh toán làm thêm giờ...) để kịp thời động viên, khuyến khích được công chức và người lao động cũng như tạo sự công bằng trong việc phân chia thu nhập tăng thêm.
Tiểu kết Chương 2: Qua việc nghiên cứu và phân tích thực trạng cơ chế tự chủ
tài chính tại KTNN khu vực VI giai đoạn 2009-2012 cho thấy việc thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, với những tồn tại, hạn chế như đã phân tích trong Chương 2, KTNN khu vực VI cần phải nỗ lực phát huy những mặt tích cực và kết quả đã đạt được, đồng thời tìm kiếm các giải pháp khắc phục những mặt tồn tại, hạn chế và khó khăn trong quá trình thực hiện nhằm phát huy hiệu quả của cơ chế tự chủ tài chính và đạt được các mục tiêu của quá trình đổi mới quản lý tài chính đã đặt ra.
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC KHU VỰC VI
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực VI trong điều kiện hiện nay
3.1.1. Mục tiêu
Hiệu quả quản lý là yêu cầu bắt buộc đối với người quản lý và trách nhiệm của các cấp quản lý nhằm đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý. Đổi mới tài chính công, trong đó có nội dung đổi mới cơ chế quản lý tài chính ở các cơ quan nhà nước cũng không nằm ngoài mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý tài chính quốc gia trong xu thế cải cách và hội nhập quốc tế.
Cùng với các nội dung đổi mới và cải cách quản lý, quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại KTNN khu vực VI là phù hợp với xu thế cải cách quản lý hành chính và chủ trương đổi mới tài chính công của Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu:
- Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính được giao.
- Tăng cường phân cấp để nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Đổi mới phương thức, chất lượng hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình đổi mới, từ đó rút ngắn được thời gian hoàn thành nhiệm vụ, tiết kiệm kinh phí.
- Tập trung sắp xếp lại bộ máy, đánh giá năng lực hoạt động của từng công chức, người lao động từ đó bố trí hợp lý từng con người vào từng vị trí cụ thể, tiết kiệm biên chế dẫn tới tiết kiệm kinh phí.
- Từng bước nâng cao thu nhập tăng thêm, đảm bảo ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho công chức và người lao động.
3.1.2. Phương hướng
3.1.2.1. Định hướng của Kiểm toán Nhà nước
thiết bị phục vụ công tác kiểm toán. Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng xong và cơ bản trang bị đầy đủ, đồng bộ trang thiết bị, phương tiện làm việc tại tất cả các đơn vị trực thuộc KTNN theo tiêu chuẩn, định mức Chính phủ quy định.
- Phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, định mức sử dụng kinh phí, ngân sách và phương tiện phù hợp với tính chất và đặc thù của hoạt động kiểm toán và chức trách, nhiệm vụ của Kiểm toán viên. Đảm bảo đầy đủ kinh phí cho các hoạt động kiểm toán, có cơ chế đãi ngộ thích hợp cho cán bộ, công chức, Kiểm toán viên nhà nước; đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và các phương tiện, máy tính, công cụ trợ giúp hoạt động kiểm toán.
- Đẩy mạnh việc huy động, khai thác có hiệu quả nguồn vốn tài trợ, viện trợ quốc tế nhằm trang bị, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tốt cho hoạt động của KTNN.
3.1.2.2. Phương hướng của Kiểm toán Nhà nước khu vực VI
- Bám sát định hướng về cơ chế tự chủ tài chính của Nhà nước, của ngành Kiểm toán nhà nước để xây dựng cơ chế tự chủ phù hợp với các quy định và phù hợp với đặc thù của đơn vị, sát với sự biến động của giá cả trên thị trường nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính.
- Xây dựng được cơ chế tự chủ theo hướng tăng cường quyền chủ động của các bộ phận trực thuộc trong việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí, tài sản nhà nước nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng cơ chế tự chủ đảm bảo việc phân chia kinh phí tiết kiệm hợp lý, gắn với trách nhiệm trong việc sử dụng tiết kiệm kinh phí và chi một số hoạt động khác theo đúng cơ chế tự chủ do Chính phủ ban hành.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực VI Nhà nƣớc khu vực VI
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán
Hiệu quả sử dụng kinh phí phụ thuộc rất lớn vào việc lập và phân bổ ngân sách giữa KTNN và các đơn vị trực thuộc; tuy nhiên công tác lập dự toán NSNN
sát với thực tế và gắn với nhiệm vụ, công việc được giao. Dự toán được lập chủ yếu dựa vào các khoản mục đầu vào và ngắn hạn nên đã nảy sinh nhiều bất cập như: Dự toán được lập theo nhu cầu và ý kiến chủ quan của đơn vị; chú trọng vào chi tiêu và kiểm soát chi tiêu, ít thông tin về đầu ra và kết quả đạt được, đặc biệt thông tin về chất lượng kết quả công việc hàng năm; thiếu liên kết giữa kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và ngân sách triển khai. Để giải quyết hạn chế này, công tác lập dự toán của KTNN khu vực VI nên chuyển sang thực hiện theo phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra.
Lập ngân sách theo kết quả đầu ra là một hoạt động quản lý ngân sách dựa vào cơ sở tiếp cận những thông tin ở đầu ra, qua đó giúp cho cơ quan quản lý tài chính, cơ quan quản lý cấp trên thực hiện phân bổ nguồn lực tài chính nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược một cách có hiệu quả và hiệu lực.
Lập ngân sách theo kết quả đầu ra bao hàm một khuôn khổ chiến lược và cơ chế phân bổ nguồn lực liên quan đến các đầu ra và kết quả. Do đó, cần xây dựng một khuôn khổ chiến lược trung hạn (từ 3 đến 5 năm) có xác định các mục tiêu hàng năm, gắn kết giữa việc quản lý phân bổ nguồn lực với quản lý thực hiện trong khuôn khổ lập ngân sách theo kết quả đầu ra.
Quy trình chiến lược lập ngân sách theo kết quả đầu ra có thể vận dụng vào trong xây dựng kế hoạch lập ngân sách theo kết quả đầu ra diễn tả trong Hình 3.1 dưới đây:
Những yếu tố cơ bản của quy trình chiến lược đó là: đánh giá những đặc điểm quan trọng trong lĩnh vực hoạt động, quản lý của đơn vị, xác định các kết quả chủ yếu nhằm phấn đấu đạt được, lựa chọn các tập hợp đầu ra tốt nhất để hướng tới đạt được các kết quả đã lựa chọn trong khuôn khổ trung hạn (3-5 năm), xác định và đánh giá những tác động của đầu ra trong thời gian thực hiện kế hoạch, đánh giá năng lực của đơn vị trong việc cung cấp hỗn hợp các đầu ra nhằm đạt được kết quả đã lựa chọn và xây dựng hệ thống báo cáo nhằm cung cấp thông tin quản lý.
Theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn, dự toán ngân sách sẽ được lập gồm hai phần:
- Ngân sách cơ bản: Ngân sách cơ bản hay còn gọi là cơ sở tối thiểu được xây
dựng nhằm đảm bảo thực hiện các hoạt động cơ bản của đơn vị (bao gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên). Trong ngân sách trung hạn, các hoạt động cơ bản của đơn vị tạo nên cơ sở tối thiểu để lập ngân sách cơ bản. Cơ sở tối thiểu từng bước được hình thành thông qua đánh giá một cách có hệ thống các hoạt động và chức năng của đơn vị trên cơ sở hàng năm. Với cách làm này, dần dần các khoản chi tiêu không hiệu quả sẽ được loại trừ ra khỏi ngân sách cơ bản. Phần tiết kiệm sẽ dành cho các mục tiêu ưu tiên.
- Ngân sách phát triển để tài trợ cho các mục tiêu ưu tiên: Trong khuôn khổ
trung hạn, ngân sách phát triển được lập dựa vào các chiến lược ưu tiên của đơn vị. Để đảm bảo cho việc tài trợ có hiệu quả các mục tiêu ưu tiên, các nguồn lực dành cho chương trình có liên quan đến thứ tự ưu tiên đưa vào ngân sách phát triển. Ngân sách phát triển cũng có cơ sở tối thiểu. Cơ sở tối thiểu được tạo lập từ những ưu tiên phát triển trong nhiều năm. Một khi ưu tiên đã được hoàn thành thì nguồn ngân sách cho phần ưu tiên đó sẽ loại trừ và thay thế vào đó là các ưu tiên mới.
Dự toán ngân sách = Ngân sách cơ bản + Ngân sách phát triển
Quản lý quy trình dự toán theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn: Với tầm nhìn chiến lược trung hạn, dự toán ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn được soạn lập theo nguyên tắc cuốn chiếu 3 năm trên cơ sở có dự báo về mức độ và cơ cấu chi tiêu. Năm đầu của khuôn khổ chi tiêu trung hạn được xem là năm không có
Quy trình lập dự toán ngân sách cuốn chiếu theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn có thể diễn tả theo Hình 3.2 dưới đây:
Hình 3.2. Quy trình lập dự toán ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn
Trong trường hợp Nhà nước có thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến dự toán ngân sách của đơn vị, trên cơ sở của ngân sách cơ bản và hướng dẫn của KTNN, đơn vị tiến hành tính các tham số làm thay đổi dự toán và điều chỉnh các yếu tố thay đổi trong dự toán ngân sách cơ sở tối thiểu cho các năm còn lại theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn.
Về chế độ báo cáo trong khuôn khổ quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, yêu cầu đơn vị phải lập báo cáo hàng năm gửi cấp trên, cụ thể:
- Báo cáo kết quả: Mục đích của báo cáo kết quả là phân tích đầy đủ mối quan hệ giữa đầu ra và kết quả; xác định tất cả các kết quả phát sinh từ đầu ra; kết quả được miêu tả có thống nhất với mục tiêu hay không; những kết quả phát sinh từ đầu ra của đơn vị…
- Báo cáo đầu ra: Để truyền tải thông tin hữu ích về kết quả, cũng như các nguồn lực và quá trình thực hiện cho cơ quan quản lý tài chính, cơ quan quản lý cấp trên, đơn vị cần lập báo cáo đầu ra. Báo cáo đầu ra không phân tích quá chi tiết các đầu ra hoặc liệt kê một cách sơ lược các danh mục đầu ra mà được xác định các đầu ra ở mức hợp lý. Đối với lĩnh vực KTNN, báo cáo đầu ra được căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chất lượng công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán…
Những khía cạnh cần cân nhắc để lập báo cáo đầu ra ở mức hợp lý bao gồm: các nguồn tài liệu liên quan đến các đầu ra để đạt được những kết quả dự kiến; cung cấp đầy đủ thông tin về cơ sở hoạt động của đơn vị để xác định trách nhiệm và quá trình cung ứng các đầu ra; danh mục của các hoạt động phải có tiêu thức đồng nhất khi được tổng hợp thành mỗi đầu ra cho mục đích báo cáo chi phí.
- Báo cáo chi phí: Mục đích của báo cáo này là cung cấp toàn bộ thông tin về chi phí; cung cấp cho KTNN lựa chọn những người cung cấp đầu ra thay thế; hình thành cơ sở cho việc tài trợ thông qua tiến trình lập dự toán ngân sách và phân bổ nguồn lực tài chính.
Để nâng cao chất lượng, đảm bảo tính khả thi của dự toán, KTNN khu vực VI phải xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn từ 3 đến 5 năm của đơn vị. Khi đó, KTNN sẽ thẩm định, bố trí dự toán kinh phí hàng năm cho đơn vị trên cơ sở kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch sử dụng kinh phí.
Với đặc thù của hoạt động của KTNN là kết quả đầu ra tương đối rõ ràng thì việc áp dụng lập ngân sách theo đầu ra hoàn toàn phù hợp.
Ngoài ra, ngày 06/12/2010, Tổng KTNN đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 nên việc xây dựng dự toán cho khoảng thời gian là có thể thực hiện được.
3.2.2. Hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ linh hoạt
Để nâng cao hiệu quả của việc quản lý và sử dụng kinh phí được giao, đơn vị cần hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng tăng cường sự công khai, minh bạch và đảm bảo áp dụng linh hoạt trong thực tiễn.
Quy chế chi tiêu nội bộ cần quy định chi tiết hơn các khoản chi, mức chi và quy mô chi; chi tiết mục tiêu và tiêu chuẩn phân phối nguồn tài chính, chi tiết các quy định và thủ tục kiểm tra giám sát… Quan trọng hơn trong Quy chế chi tiêu nội bộ cần quan tâm đề ra được các biện pháp quản lý tăng thu, tiết kiệm chi, và xác định trách nhiệm của các tập thể và cá nhân đối với công tác quản lý sử dụng nguồn tài chính. Chỉ khi Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng thật bài bản, khoa học, hợp lý thì mới tạo được sự đồng thuận của toàn thể công chức và người lao động, từ
đó mới động viên, khuyến khích mọi tập thể, cá nhân thực hiện nghiêm túc Quy chế đã được ban hành.
Giải pháp hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ theo các nội dung sau:
(1) Quy định cụ thể tỷ lệ trích lập Quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng bao nhiêu phần trăm (%) của phần kinh phí tiết kiệm được để chi cho các nhiệm vụ khen thưởng, phúc lợi đột xuất (có thành tích đột xuất xuất sắc trong công tác; gặp khó khăn đột xuất...). Đồng thời cũng quy định mức chi cụ thể là bao nhiêu hoặc nằm trong khoảng nào để khi phát sinh nhiệm vụ chi, Thủ trưởng đơn vị quyết định chuẩn chi theo thẩm quyền.
(2) Hoàn thiện quy định về chi trả thu nhập tăng thêm căn cứ vào năng suất, hiệu quả công việc và đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như: Khuyến khích được công chức và người lao động tiết kiệm kinh phí để chi thu nhập tăng thêm; đảm bảo được sự công bằng giữa các công chức và người lao động; đảm bảo chi trả đúng năng lực và công sức đóng góp vào việc hoàn thành nhiệm vụ được giao trên cơ sở tiết kiệm kinh phí hành chính.
Muốn vậy, trước hết phải xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoàn thành công việc theo đặc thù hoạt động, phù hợp với quy định và sát với thực tế. Cuối năm, tiến hành bình xét công khai mức độ hoàn thành công việc và bình bầu hệ số thi đua cho từng cá nhân.
Có thể chia hệ số thi đua là 4 cấp: