Chƣơng II : Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại KTNN khu vực VI
2.3. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại kiểm toán Nhà nước khu vực
2.3.5. Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý
dụng tài sản công
Ngay sau khi được thành lập và đi vào ổn định, KTNN khu vực VI đã xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ tạm thời để thực hiện. Việc xây dựng Quy chế lúc đầu chủ yếu căn cứ vào Quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các KTNN chuyên ngành, có bổ sung, sửa đổi một số nội dung cho phù hợp với thực tế tại đơn vị.
Sau hơn mười năm đi vào hoạt động, hàng năm, KTNN khu vực VI đều xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công để cập nhật một số chế độ chính sách mới và hướng dẫn của KTNN. Sau khi dự thảo, Quy chế
chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công đã được lấy ý kiến rộng rãi của công chức và người lao động trong đơn vị. Với kinh nghiệm tham gia hoạt động kiểm toán, các KTV đã đóng góp ý kiến xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công hoàn chỉnh, được thông qua Hội nghị cán bộ chủ chốt và Ban chấp hành Công đoàn đơn vị. Các quy chế sau đó đã được gửi KTNN để báo cáo và gửi KBNN Quảng Ninh để kiểm soát chi theo quy định.
* Về Quy chế chi tiêu nội bộ:
Quy chế chi tiêu nội bộ đã được xây dựng theo đúng hướng dẫn theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước. Quy chế đã cập nhật đầy đủ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.
Nội dung chính của Quy chế chi tiêu nội bộ của KTNN khu vực VI đề cập đến các vấn đề sau:
(1) Những quy định chung: Đề cập đến phạm vi và đối tượng điều chỉnh; nguyên tắc xây dựng và mục đích thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ.
(2) Những quy định cụ thể về chi kinh phí thực hiện chế độ tự chủ: Chế độ chi thanh toán cho cá nhân; chế độ công tác phí; chế độ chi phục vụ hội nghị, hội thảo, học tập; chế độ chi tiếp khách trong nước và nước ngoài; chế độ mua sắm, sửa chữa tài sản; chế độ chi mua vật tư văn phòng; chế độ chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc; chế độ chi thanh toán dịch vụ công và chi thanh toán làm thêm giờ.
(3) Những quy định cụ thể về chi kinh phí thực hiện không tự chủ cũng được quy định rõ ràng, công khai minh bạch: Chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức và người lao động của KTNN theo quy định tại Nghị quyết số 325/2016/UBTVQH14 và Nghị quyết số 670a/2013/NQ-UBTVQH13 ngày 14/10/ 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi tỷ lệ phần trăm được trích, được sử dụng từ số tiền do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị trong Nghị Quyết số 794/2009/NQ- UBTVQH12 ngày 22/6/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội từ nguồn kinh phí 5%
trên số tiền thực nộp vào NSNN do KTNN phát hiện căn cứ trên kết quả kiểm toán hàng năm; chi đầu tư phát triển từ nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ...
(4) Quy định về khen thưởng, kỷ luật đối với các công chức và người lao động có thành tích hoặc vi phạm các quy định của Quy chế.
* Về Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công:
Việc quản lý và sử dụng tài sản công trong đơn vị như trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại, trụ sở làm việc, nguồn điện năng, nước sinh hoạt phục vụ hoạt động của đơn vị... cũng góp phần rất quan trọng trong việc tiết kiệm kinh phí. Nhận thức được điều này, KTNN khu vực VI cũng đã xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công rất chặt chẽ, đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế.
Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công đề cập đến các nội dung chính sau đây: (1) Những quy định chung: Đề cập đến phạm vi và đối tượng điều chỉnh; nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản công; trách nhiệm quản lý và sử dụng tài sản công.
(2) Quy định phân cấp quản lý tài sản công: Đề cập đến quyền quản lý, sử dụng tài sản công; thẩm quyền quyết định xây dựng, mua sắm, thu hồi, thanh lý, kiểm kê, thống kê, thanh tra, kiểm tra tài sản công.
(3) Các quy định cụ thể: Đề cập đến tiêu chuẩn, cơ chế quản lý và sử dụng tài sản như: dụng cụ, phương tiện làm việc; thiết bị tin học; điện thoại; xe ô tô; hệ thống điện nước; trụ sở làm việc...
(4) Quy định về khen thưởng, kỷ luật đối với các công chức và người lao động có thành tích hoặc vi phạm các quy định của Quy chế.
Có thể nói, việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công phù hợp đã tạo được sự đồng thuận của mọi công chức và người lao động trong quá trình thực hiện. Nó đã khuyến khích công chức và người lao động trong đơn vị nêu cao tinh thần sử dụng tiết kiệm kinh phí, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của chính bản thân mình. Tuy nhiên, Quy chế chi tiêu nội bộ chưa quy định tiêu chí để đánh giá chất lượng công việc của công chức và
người lao động để làm cơ sở cho việc xác định thu nhập tăng thêm phải chi trả.