Chƣơng II : Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại KTNN khu vực VI
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Kiểm toán Nhà
3.2.6. Hoàn thiện bộ máy và nhân sự quản lý tài chính kế toán
Quản lý tài chính không thể tách rời hoạt động của công tác kế toán, tài chính, trong đó, hạch toán kế toán là công cụ đắc lực phục vụ quản lý thông qua việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin một cách liên tục, toàn diện cho nhà quản lý. Để thực hiện tốt vai trò và chức năng thì bộ máy kế toán, tài chính phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý, cụ thể:
- Người làm công tác kế toán và phụ trách kế toán phải có nghiệp vụ về kế toán, làm việc chuyên trách, không kiêm nhiệm các công việc khác. Am hiểu về chế độ chi tiêu của Nhà nước, của ngành trong từng thời kỳ và phải được bố trí ổn định ít nhất từ 3 đến 5 năm.
- Người làm công tác kế toán và phụ trách kế toán cũng phải có khả năng hiểu biết, thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến hoạt động kiểm toán, hoạt động đặc thù của đơn vị để kịp thời tư vấn cho Thủ trưởng trong quá trình lập dự toán và bố trí kinh phí cho các đoàn kiểm toán.
chính.
- Có khả năng tự kiểm tra, kiểm soát các yêu cầu về sử dụng kinh phí theo Quy chế chi tiêu nội bộ để yêu cầu các bộ phận có liên quan bổ sung, chỉnh sửa các thủ tục thanh toán theo đúng quy định.
- Phải thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao về kiến thức quản lý tài chính, quản lý tài sản nhà nước, kiến thức quản lý nhà nước.