Đặc điểm hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN cơ CHẾ tự CHỦ tài CHÍNH tại cơ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ nƣớc KHU vực VI (Trang 53)

- Là đơn vị mới thành lập, mọi trang bị cơ sở vật chất còn thiếu, chưa đồng bộ nên hàng năm phải giành một phần đáng kể kinh phí tiết kiệm được để bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động.

- Cơ quan đóng trụ sở tại Hạ Long, một vùng đất có nhiều điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn nên thu hút lượng khách du lịch rất lớn. Giá cả các dịch vụ và các mặt hàng thiết yếu phục vụ hoạt động thường xuyên luôn ở mức cao. Mặt khác, đơn vị thường xuyên có khách đến thăm quan, học tập kinh nghiệm, nhất là các đoàn khách quốc tế nên chi phí tiếp khách, hội họp... phát sinh nhiều.

- Hàng năm, đơn vị phải ban hành nhiều văn bản, nhất là các báo cáo của các cuộc kiểm toán, nhất là các báo cáo kiểm toán thường rất dài, phải qua nhiều lần dự thảo, phải gửi nhiều đơn vị để lấy ý kiến tham gia (trong và ngoài ngành), lấy ý kiến thẩm định và phê duyệt của KTNN nên chi phí giấy và mực in rất lớn.

- Đặc thù của đơn vị là phần lớn công chức thường xuyên đi công tác xa trụ sở cơ quan nên chi phí cho công tác phí, tiền thuê phòng nghỉ cho các đoàn kiểm toán rất lớn. Đồng thời chi phí điện, nước, điện thoại phục vụ công tác hàng ngày có xu hướng giảm đi do các đoàn kiểm toán ở xa, khi thiếu phần lớn tự bổ sung theo nhu cầu, ít khi về cơ quan đề nghị trang bị.

- Phần lớn công chức và người lao động có gia đình ở Hà Nội nên khi về KTNN công tác, hội họp thường đi bằng xe cá nhân, tối về gia đình nghỉ, tiết kiệm đáng kể kinh phí thuê nhà nghỉ, phương tiện đi lại.

2.3. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại kiểm toán Nhà nƣớc khu vực VI trong thời gian vừa qua

2.3.1. Tình hình thực hiện chu trình quản lý ngân sách của Kiểm toán Nhà nước khu vực VI nước khu vực VI

Vào tháng 8 hàng năm, căn cứ vào số biên chế được giao, định mức phân bổ dự toán chi tính trên biên chế, các khoản chi đặc thù của KTNN và ước thực hiện

dự toán chi năm, KTNN khu vực VI xây dựng dự toán ngân sách cho năm tiếp theo. Cuối tháng 12 hàng năm, căn cứ vào dự toán được Chính phủ giao, Tổng KTNN ban hành Quyết định phân bổ kinh phí từ nguồn NSNN cấp cho các đơn vị trực thuộc.

Căn cứ dự toán được giao, đơn vị phân khai chi tiết gửi Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi theo quy định.

Khi phát sinh khoản chi ngân sách, căn cứ vào nhiệm vụ chi và định mức chi được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ, kế toán lập chứng từ rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để thanh toán theo quy định.

Cuối năm, khi hoàn thành các nhiệm vụ chi, kế toán xác định kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm. Trên cơ sở số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm, Chánh Văn phòng đề nghị tỷ lệ, phương án sử dụng theo từng nội dung được quy định trình Kiểm toán trưởng.

Kiểm toán trưởng hoặc người được Kiểm toán trưởng uỷ quyền tổ chức hội nghị để xem xét, quyết định tỷ lệ và phương án sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm.

Kết thúc năm ngân sách, kế toán lập báo cáo quyết toán chi ngân sách gửi KTNN để thẩm tra quyết toán và công bố công khai tại Hội nghị cán bộ, công chức của đơn vị.

2.3.2. Nguồn kinh phí hoạt động

* Nguồn kinh phí giao tự chủ:

Từ nguồn NSNN cấp theo biên chế: Đảm bảo các hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được phân công, gồm:

- Kinh phí giao theo định mức biên chế (22 triệu đồng/người/năm). - Hỗ trợ lao động hợp đồng (21 triệu đồng/người/năm).

- Kinh phí chi lương và các khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).

- Phụ cấp ưu đãi theo nghề KTV (KTV cao cấp 15%; KTV chính 20%; KTV và KTV dự bị 25%).

- Phụ cấp thâm niên nghề (1%/1 năm công tác). - Phụ cấp công vụ.

- Trang phục: Cơ chế chi trang phục cho cán bộ, công chức KTNN theo quy định tại Nghị quyết số 325/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 29/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Chính phủ. Đối với các đối tượng không đủ tiêu chuẩn chi trang phục theo quy định, căn cứ vào tình hình kinh phí tiết kiệm hàng năm, Văn phòng trình Kiểm toán trưởng xem xét, quyết định mức hỗ trợ cho từng đối tượng cụ thể.

- Bổ sung công tác phí. - Phụ cấp công tác đảng.

* Nguồn kinh phí giao không thực hiện tự chủ

- NSNN cấp theo nhiệm vụ cụ thể hàng năm: Chi thuê trụ sở và nhà ở cho cán bộ luân chuyển.

- NSNN cấp từ nguồn trích 5% số tiền thực nộp vào Kho bạc Nhà nước do KTNN phát hiện ngoài số thu ngân sách nhà nước do cơ quan có nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước đảm nhận để đầu tư cơ sở vật chất trong ngành và khen thưởng trong hoạt động kiểm toán theo Nghị quyết số 325/2016/ UBTVQH16 (thay thế Nghị quyết số 794/2009/NQ-UBTVQH14; và Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03/3/2006) của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Để có cơ sở đánh giá thực trạng nguồn kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2014- 2017 của KTNN khu vực VI, Tác giả tổng hợp số liệu về nguồn kinh phí hoạt động theo Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Tổng hợp kinh phí hoạt động giai đoạn 2014-2017 tại Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực VI

Đơn vị tính: Triệu đồng. TT Kinh phí Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Bình quân Tổng số 5.826 7.797 10.344 12.290 9.065 1 Giao thực hiện tự chủ 4.522 6.255 8.524 9.657 7.240 Tỷ trọng trên tổng số 77,62% 80,22% 82,41% 78,58% 79,87% 2 Giao không tự chủ 1.304 1.542 1.820 2.633 1.825 Tỷ trọng trên tổng số 22,38% 19,78% 17,59% 21,42% 20,13%

(Nguồn: Văn phòng KTNN khu vực VI)

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh phí hoạt động giai đoạn 2014-2017

Qua phân tích ở trên cho thấy nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị 100% do NSNN cấp, đây là đặc thù của đa số các đơn vị trực thuộc KTNN, gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiết kiệm kinh phí. Qua xem xét số liệu tại Bảng 2.2 cho thấy kinh phí giao thực hiện tự chủ luôn chiếm khoảng trên 77% tổng kinh phí hoạt động của đơn vị, đây cũng chính là điểm đặc thù của KTNN khu vực VI là đơn vị mới thành lập, từ khi thành lập trụ sở làm việc đi thuê đến năm 2016 mới xây dựng xong trụ sở làm việc, do vậy KTNN hạn chế cấp kinh phí mua sắm trang thiết bị, tài sản cố định có giá trị lớn để phục vụ cho hoạt động của đơn vị.

2.3.3. Nội dung chi thực hiện chế độ tự chủ

Căn cứ vào nguồn kinh phí hoạt động tự chủ được giao, hàng năm KTNN khu vực VI thực hiện chi kinh phí theo các nội dung thực hiện tự chủ; theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức trong Quy chế chi tiêu nội bộ và theo các quy định quản lý tài chính, ngân sách hiện hành của Nhà nước.

Nội dung chi thực hiện chế độ tự chủ chi tiết như Bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2. Nội dung chi thực hiện cơ chế tự chủ

STT Mục Nội dung chi

1 Chi thanh toán cá nhân 6000 Tiền lương

6050 Tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng 6100 Phụ cấp lương

6200 Tiền thưởng 6250 Phúc lợi tập thể 6300 Các khoản đóng góp

6400 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân 2 Chi về hàng hoá dịch vụ

6500 Thanh toán dịch vụ công cộng 6550 Vật tư văn phòng

6600 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 6650 Hội nghị

6700 Công tác phí 6750 Chi phí thuê mướn

6900 Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí thường xuyên 7000 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành

3 Các khoản chi khác 7750 Chi khác

4 Chi mua sắm tài sản

9000 Mua, đầu tư tài sản vô hình

9050 Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn

Trong các mục trên lại được chi tiết ra từng tiểu mục cụ thể theo mục lục NSNN hiện hành được ban hành theo Thông tư số 324/2016/QĐ-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính và các quyết định, thông tư bổ sung, sửa đổi mục lục NSNN.

Để có cơ sở đánh giá một cách khái quát, toàn diện thực trạng nội dung chi, cơ cấu chi giai đoạn 2014-2017 và nỗ lực của KTNN khu vực VI trong việc phân phối, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài chính của đơn vị mà vẫn đảm bảo hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, Tác giả tổng hợp số liệu trong Bảng 2.3 và Biểu đồ 2.2 dưới đây:

Bảng 2.3. Tổng hợp cơ cấu chi thực hiện tự chủ giai đoạn 2014-2017 tại Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực VI

Đơn vị tính: Triệu đồng. T T Nội dung chi

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng cộng

(chƣa tính tiết kiệm) 3.964 100 5.408 100 7.147 100 7.687 100

1 Chi thanh toán cho

cá nhân 1.762 44,5 2.483 45,9 3.215 45,0 4243 55,2

- Tiền lương 1.097 62,3 1.523 61,3 1.933 60,1 2.367 55,8 - Tiền công lao động

hợp đồng 16 0,9 20 0,8 28 0,9 26 0,6

- Phụ cấp lương 433 24,6 532 21,4 816 25,4 1.259 29,7 - Tiền thưởng 5 0,3 8 0,3 18 0,6 18 0,4

T T

Nội dung

chi

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) - Các khoản đóng góp theo lương 211 12,0 400 16,1 403 12,5 547 12,9 - Các khoản khác 17 0,5 6 0,1 2 Chi về hàng hoá, dịch vụ 1.663 42,0 2.346 43,4 3.602 50,4 2.732 35,5 - Dịch vụ công cộng 173 10,4 228 9,7 339 9,4 437 16,0 - Vật tư văn phòng 162 9,7 165 7,0 296 8,2 370 13,5 - Thông tin, tuyên

tuyền, liên lạc 51 3,1 65 2,8 70 1,9 83 3,0

- Hội nghị 4 0,2 13 0,6 16 0,4 89 3,3

- Công tác phí 1.160 69,8 1.280 54,6 2.244 62,3 1.411 51,6 - Chi phí thuê mướn 37 2,2 413 17,6 442 12,3 159 5,8 - Sửa chữa tài sản 44 2,6 88 3,8 150 4,2 120 4,4 - Chi phí nghiệp vụ 32 1,9 94 4,0 45 1,2 63 2,3

3 Chi mua sắm, sửa

chữa tài sản 216 5,4 200 3,7 35 0,5 120 1,6 - Mua TS vô hình 12 5,6 - Mua sắm tài sản dùng cho CTCM 204 94,4 200 100,0 35 100,0 120 100,0 4 Chi khác 323 8,1 379 7,0 295 4,1 592 7,7 - Chi khác 323 100,0 379 100,0 295 100,0 592 100,0

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu các khoản chi thực hiện tự chủ theo nhóm mục giai đoạn 2014-2017 tại KTNN khu vực VI

(Nguồn: Văn phòng KTNN khu vực VI)

Qua nghiên cứu Bảng 2.2 và Biểu đồ 2.2 ta nhận thấy: chiếm tỷ trọng lớn trong chi kinh phí thực hiện chế độ tự chủ là chi thanh toán cho cá nhân và chi về hàng hoá, dịch vụ. Cụ thể như sau:

* Chi thanh toán cho cá nhân: Nhóm chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi (từ 44,5% đến 55,2%). Nội dung chi chủ yếu của nhóm chi này là chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo lương.

- Tiền lương: Gồm tiền lương công chức và lương hợp đồng dài hạn, chiếm tỷ trọng từ 55,8% đến 62,3% các khoản chi thanh toán cho cá nhân.

Tiền lương = Hệ số lương * Mức lương tối thiểu chung

+ Hệ số lương: Được quy định trong hệ thống thang bảng lương của Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03/3/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và được thay thế bằng Nghị quyết số 325/2016/UBTVQH14 ngày 29/12/2016.

+ Mức lương tối thiểu chung được áp dụng theo các nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu áp dụng cho cơ quan nhà nước và được quy định

trong từng thời kỳ cụ thể.

- Tiền phụ cấp lương: Chiếm tỷ trọng từ 21,4% đến 29,7% các khoản chi thanh toán cho cá nhân.

Tiền phụ cấp lương = Hệ số phụ cấp được hưởng x Mức lương tối thiểu chung. Có các loại phụ cấp sau đây:

+ Phụ cấp chức vụ: Được quy định trong Nghị quyết số 325/2016/NQ- UBTVQH14 ngày 29/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Phụ cấp thâm niên vượt khung: Được quy định trong Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

+ Phụ cấp ưu đãi theo nghề được quy định trong Nghị quyết số 325/2016/ UBTVQH14 ngày 29/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gồm: KTV viên cao cấp được hưởng thêm 15% mức lương hiện hưởng; KTV chính được hưởng thêm 20% mức lương hiện hưởng; KTV được hưởng thêm 25% mức lương hiện hưởng.

+ Phụ cấp trách nhiệm theo công việc: Được quy định trong Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

+ Phụ cấp thâm niên nghề được quy định trong Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, cụ thể: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành kiểm toán thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

+ Phụ cấp công vụ được quy định tại Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ. Phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung.

+ Phụ cấp đảng: Thực hiện theo Quyết định số 169/QĐ-TW ngày 24/6/2008 của Ban Bí thư về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên các cấp và Công

văn số 1131-CV/VPTW/nb ngày 05/02/2009 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 169/QĐ-TW.

+ Phụ cấp thêm giờ: Tiền làm thêm giờ được thực hiện theo Điều 97 của Bộ Luật Lao động năm 2012 (có hiệu lực từ ngày 01/5/2013). Thời gian làm thêm giờ và nghỉ ngơi áp dụng quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 106 của Bộ luật Lao động và Khoản 3, Điều 4 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ (có hiệu lực từ 1/7/2013).

- Các khoản chi khác trong chi thanh toán cho cá nhân (chiếm tỷ trọng từ 8,0% đến 22,8% các khoản thanh toán cho cá nhân), gồm: Tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng; tiền thưởng thường xuyên theo định mức; phúc lợi tập thể và các khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp).

* Chi về hàng hoá, dịch vụ: Nhóm chi này chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong các khoản chi (từ 35,5% đến 50,4%). Nội dung chi chủ yếu của nhóm chi này là chi công tác phí, chi thanh toán dịch vụ công cộng và chi mua vật tư văn phòng.

- Công tác phí: Chiếm tỷ trọng từ 51,8% đến 69,8% chi về hàng hoá, dịch vụ. Đối với kế toán thanh toán, văn thư thường xuyên phải đi công tác lưu động trong thành phố Hạ Long trên 10 ngày làm việc trong một tháng bằng phương tiện cá nhân thì được thanh toán mức khoán 500.000 đồng/người/tháng. Các đối tượng khác thanh toán như sau:

+ Phụ cấp lưu trú: Là khoản tiền chi trả cho người đi công tác ở tỉnh ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN cơ CHẾ tự CHỦ tài CHÍNH tại cơ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ nƣớc KHU vực VI (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)