Hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ linh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN cơ CHẾ tự CHỦ tài CHÍNH tại cơ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ nƣớc KHU vực VI (Trang 90)

Chƣơng II : Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại KTNN khu vực VI

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Kiểm toán Nhà

3.2.2. Hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ linh hoạt

Để nâng cao hiệu quả của việc quản lý và sử dụng kinh phí được giao, đơn vị cần hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng tăng cường sự công khai, minh bạch và đảm bảo áp dụng linh hoạt trong thực tiễn.

Quy chế chi tiêu nội bộ cần quy định chi tiết hơn các khoản chi, mức chi và quy mô chi; chi tiết mục tiêu và tiêu chuẩn phân phối nguồn tài chính, chi tiết các quy định và thủ tục kiểm tra giám sát… Quan trọng hơn trong Quy chế chi tiêu nội bộ cần quan tâm đề ra được các biện pháp quản lý tăng thu, tiết kiệm chi, và xác định trách nhiệm của các tập thể và cá nhân đối với công tác quản lý sử dụng nguồn tài chính. Chỉ khi Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng thật bài bản, khoa học, hợp lý thì mới tạo được sự đồng thuận của toàn thể công chức và người lao động, từ

đó mới động viên, khuyến khích mọi tập thể, cá nhân thực hiện nghiêm túc Quy chế đã được ban hành.

Giải pháp hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ theo các nội dung sau:

(1) Quy định cụ thể tỷ lệ trích lập Quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng bao nhiêu phần trăm (%) của phần kinh phí tiết kiệm được để chi cho các nhiệm vụ khen thưởng, phúc lợi đột xuất (có thành tích đột xuất xuất sắc trong công tác; gặp khó khăn đột xuất...). Đồng thời cũng quy định mức chi cụ thể là bao nhiêu hoặc nằm trong khoảng nào để khi phát sinh nhiệm vụ chi, Thủ trưởng đơn vị quyết định chuẩn chi theo thẩm quyền.

(2) Hoàn thiện quy định về chi trả thu nhập tăng thêm căn cứ vào năng suất, hiệu quả công việc và đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như: Khuyến khích được công chức và người lao động tiết kiệm kinh phí để chi thu nhập tăng thêm; đảm bảo được sự công bằng giữa các công chức và người lao động; đảm bảo chi trả đúng năng lực và công sức đóng góp vào việc hoàn thành nhiệm vụ được giao trên cơ sở tiết kiệm kinh phí hành chính.

Muốn vậy, trước hết phải xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoàn thành công việc theo đặc thù hoạt động, phù hợp với quy định và sát với thực tế. Cuối năm, tiến hành bình xét công khai mức độ hoàn thành công việc và bình bầu hệ số thi đua cho từng cá nhân.

Có thể chia hệ số thi đua là 4 cấp:

+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao: Hệ số thi đua là 1,2. + Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao: Hệ số thi đua là 1.

+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao: Hệ số thi đua là 0,8. + Không hoàn thành nhiệm vụ được giao: Hệ số thi đua là 0.

Hệ số thu nhập tăng thêm (HTNTT) của các cá nhân được xác định dựa vào hệ số lương cấp bậc (HLUONG), phụ cấp chức vụ (HCHUCVU) và hệ số thi đua (HTHIDUA) bằng công thức sau:

Tổng hệ số thu nhập tăng thêm của cả đơn vị là Σ(HTNTT).

Sau khi xác định được Quỹ tiền lương trả thu nhập tăng thêm trong năm (QTLTT) theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và hướng dẫn của ngành KTNN (với hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu K1 tối đa không quá 0,25 lần), sẽ xác định được số tiền thu nhập tăng thêm cơ bản của đơn vị (TTNTT-COBAN) tương ứng với HTNTT = 1. Cụ thể:

TTNTT-COBAN =

QTLTT Σ(HTNTT)

Từ đó xác định được số tiền thu nhập tăng thêm của mỗi cá nhân trong đơn vị (TTNNN-CANHAN) bằng công thức: TTNNN-CANHAN = HTNTT x TTNTT-COBAN

Để xem xét tính tích cực của việc xây dựng quy định trả thu nhập tăng thêm như trên, ta cùng xem xét ví dụ như Bảng 3.1, Bảng 3.2 sau đây với giả sử đã xác định được QTLTT = 67.380.000 đồng.

Bảng 3.1. Thu nhập tăng thêm chƣa tính tới kết quả thi đua (Hệ số thi đua bằng 1) Đơn vị tính: Đồng. T T Họ và tên Hệ số lƣơng Phụ cấp chức vụ Hệ số thi đua Hệ số TNTT TNTT cơ bản TNTT cá nhân 1 Nguyễn Văn A 4,74 1,0 1,0 5,74 3.000.000 17.220.000 2 Nguyễn Văn B 4,40 0,8 1,0 5,20 3.000.000 15.600.000 3 Nguyễn Văn C 3,99 0,6 1,0 4,59 3.000.000 13.770.000 4 Nguyễn Văn D 3,33 0,6 1,0 4,26 3.000.000 12.780.000 5 Nguyễn Văn E 2,67 1,0 2,67 3.000.000 8.010.000 Tổng cộng 19,46 3,0 22.46 67.380.000

Bảng 3.2. Thu nhập tăng thêm có tính tới kết quả thi đua

T T Họ và tên Hệ số Lƣơn g Phụ cấp chức vụ Hệ số thi đua Hệ số TNTT TNTT cơ bản TNTT cá nhân 1 Nguyễn Văn A 4,74 1,0 0,8 4,59 3.281.387 15.068.129 2 Nguyễn Văn B 4,40 0,8 1,2 6,24 3.281.387 20.475.855 3 Nguyễn Văn C 3,99 0,6 1,0 4,59 3.281.387 15.061.566 4 Nguyễn Văn D 3,33 0,6 1,2 5,11 3.281.387 16.774.450 5 Nguyễn Văn E 2,67 3.281.387 Tổng cộng 19,46 3,0 18,76 67.380.000

Như vậy, khi có tính tới kết quả thi đua, thu nhập tăng thêm của ông Nguyễn Văn A đã giảm đi 2.151.871 đồng (do chỉ hoàn thành nhiệm vụ); thu nhập tăng thêm của ông Nguyễn Văn B tăng 4.875.855 đồng, ông Nguyễn Văn D tăng 3.994.450đ (do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ); ông Nguyễn Văn E không có thu nhập tăng thêm (do không hoàn thành nhiệm vụ); đặc biệt, ông Nguyễn Văn C có hệ số thi đua giữ nguyên, nhưng do hệ số thu nhập tăng thêm cơ bản tăng lên (từ 3.000.000 đồng lên 3.281.387 đồng), nên thu nhập tăng thêm cũng tăng lên 1.291.566 đồng.

(3) Mạnh dạn quy định khoán văn phòng phẩm theo đầu người theo tháng, giao cho các phòng tự thực hiện mua sắm, cấp phát và phải đảm bảo các thủ tục thanh toán theo quy định. Các phòng sẽ cấp phát cho nhân viên trực thuộc theo số ngày công tác trong năm, theo nhiệm vụ được giao và tại địa điểm đang công tác, đảm bảo cho các nhân viên có đủ văn phòng phẩm để thực hiện nhiệm vụ được giao.

(4) Mở rộng việc khoán chi phí tự túc phương tiện đi lại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tại nơi xa trụ sở cơ quan khi không bố trí được xe cơ quan phục vụ. Việc khoán căn cứ trên số km bình quân đi lại trong một ngày nhân với đơn giá vận chuyển hành khách tại địa điểm nơi kiểm toán. Việc này cũng vô cùng thuận tiện khi một số tổ kiểm toán sử dụng xe cá nhân để đi lại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Việc nâng cao nhận thức về cơ chế tự chủ tài chính góp phần không nhỏ trong việc thực hiện thành công cơ chế này trong thực tiễn. Do vậy, trong thời gian tới, KTNN khu vực VI cần tuyên truyền, phổ biến các quy định về tự chủ tài chính nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của công chức và người lao động trong đơn vị. Cụ thể:

- Nâng cao nhận thức cho công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, nhất là trong việc thực hiện phân cấp, phân quyền sử dụng kinh phí để thực hiện nhiệm vụ cho cấp dưới gắn với trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân; trong việc dân chủ, công khai xây dựng các định mức chi tiêu; dân chủ, công khai trong việc giám sát chi tiêu ngân sách. Càng dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý tài chính, càng tạo được sự đoàn kết nội bộ, tạo được sự đồng thuận trong việc thực hiện các quy định về quản lý tài chính đã được xây dựng và ban hành trong Quy chế chi tiêu nội bộ.

- Nâng cao nhận thức về lợi ích sẽ mang lại cho tập thể, cá nhân trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính: Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính không có nghĩa là cắt giảm bớt các khoản chi tiêu để làm tăng chênh lệch thu - chi, tiết kiệm được nhiều kinh phí. Tự chủ tài chính là chủ động sử dụng nguồn kinh phí sao cho tiết kiệm, hiệu quả mà vẫn đảm bảo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Nếu tiết kiệm được nhiều kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ thì công chức và người lao động sẽ càng có cơ hội tăng thêm thu nhập, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.

- Để nâng cao nhận thức về cơ chế tự chủ tài chính thì ngoài việc phổ biến, tuyên truyền thường xuyên, liên tục còn phải thường xuyên tổng kết kết quả, đánh giá các mặt tích cực, chỉ rõ hạn chế và đưa ra biện pháp khắc phục. Ngoài ra, còn phải có hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong việc đưa ra các giải pháp tiết kiệm kinh phí và phải xử lý nghiêm minh các tập thể, cá nhân vi phạm các quy định về tự chủ tài chính.

3.2.4. Tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý tài chính

Để công tác thực hiện tự chủ về tài chính phát huy được hiệu quả cao nhất đòi hỏi cũng phải thực hiện tốt các quy định về công khai tài chính theo Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ nhằm phát huy vai

tốt nhất quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt các quy định về công khai, minh bạch tài chính còn nhằm ngăn chặn xảy ra tình trạng chuyên quyền, độc đoán, công tư lẫn lộn, vi phạm lợi ích của tập thể, của cá nhân và vi phạm quy định của pháp luật về tổ chức bộ máy, sử dụng lao động, quản lý tài chính, quản lý tài sản công, phân phối thu nhập.

Các nội dung cơ bản về công khai, minh bạch tài chính như sau: (1) Về dự toán chi

- Công khai trong việc lập dự toán chi nhằm mục đích tổng hợp được ý kiến rộng rãi trong toàn đơn vị về dự toán bố trí để thực hiện nhiệm vụ trong năm tiếp theo. Tránh trường hợp công chức làm nhiệm vụ kế toán không cụ thể hoá được kinh phí tương ứng với các nhiệm vụ của hoạt động kiểm toán và nhiệm vụ thực hiện kế hoạch chiến lược của ngành, của đơn vị trong năm ngân sách tiếp theo.

- Công khai dự toán được KTNN phân bổ, kể cả dự toán được giao bổ sung trong năm để công chức và người lao động trong đơn vị nắm được, chủ động đề xuất thực hiện nhiệm vụ và có thể giám sát công tác chấp hành chi.

(2) Về chấp hành chi

Hàng quý, kế toán phải thực hiện tổng hợp quyết toán kinh phí và công bố công khai để công chức và người lao động nắm được việc sử dụng kinh phí có theo dự toán được phân bổ hay không, việc sử dụng NSNN có hiệu quả hay không và tình hình tiết kiệm kinh phí trong quý như thế nào. Từ đó có những đề xuất biện pháp sử dụng kinh phí tiết kiệm và hiệu quả trong quý tiếp theo.

Việc công khai trong công tác chấp hành chi cũng nhằm loại bỏ các khoản chi không có trong dự toán được giao, nắm bắt được số dư kinh phí còn lại để thực hiện các nhiệm vụ chi để chủ động có các giải pháp thực hiện.

(3) Về quyết toán chi

Kết thúc năm tài chính, công chức kế toán phải tổng hợp lập báo cáo quyết toán và công bố công khai kịp thời theo đúng quy định.

và phương án sẽ sử dụng để tập thể, cá nhân trong đơn vị biết và có ý kiến đóng góp, đảm bảo công bằng, khách quan.

(4) Về Quy chế chi tiêu nội bộ

Để Quy chế chi tiêu nội bộ được thực hiện nghiêm túc trong toàn đơn vị nhất thiết phải công khai, minh bạch từ việc xây dựng, ban hành đến kết quả thực hiện trong thực tế. Đây là biện pháp tốt nhất nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của công chức và người lao động trong việc đóng góp ý kiến xây dựng, trong việc kiểm tra giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí được giao. Mặt khác, thực hiện tốt công tác công khai, minh bạch về Quy chế chi tiêu nội bộ còn có tác dụng tạo sự đoàn kết nội bộ, loại bỏ các nghi kỵ lẫn nhau và góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Các nội dung cần xây dựng và công khai rộng rãi: Định mức chi phí dịch vụ công (điện, nước...); định mức khoán tự túc phương tiện đi lại; định mức khoán chi phí sử dụng điện thoại cố định tại cơ quan, nhà riêng và định mức sử dụng điện thoại di động phục vụ công việc; định mức mua sắm và sử dụng văn phòng phẩm; định mức chi tiếp khách, tổ chức hội nghị, tập huấn; phương thức phân phối kinh phí tiết kiệm được, nhất là việc phân phối thu nhập tăng thêm cho công chức và người lao động; công khai về các quy định khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể, cá nhân không chấp hành các quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ đã được ban hành.

(5) Về Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công

- Công khai về tiêu chuẩn, chế độ sử dụng tài sản công trong cơ quan như: Trụ sở làm việc, xe ô tô, máy tính, máy phô tô, điện, nước, điện thoại...

- Công khai về thẩm quyền trong việc quyết định mua sắm, sửa chữa, thanh lý tài sản công trong cơ quan; trách nhiệm và quyền hạn của tập thể, cá nhân trong việc tham gia vào quá trình mua sắm, sửa chữa, thanh lý tài sản.

- Công khai về trách nhiệm và quyền hạn của tập thể, cá nhân nếu để xảy ra các vi phạm trong quản lý và sử dụng tài sản công.

3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát tài chính

tăng cường kiểm tra giám sát các khâu lập dự toán, khâu thực hiện và khâu quyết toán của đơn vị.

Tăng cường kiểm tra giám sát việc mua sắm các loại trang thiết bị chuyên dùng có giá trị cao để đảm bảo chất lượng và giá cả thích hợp, tránh tình trạng mua phải thiết bị cũ, tân trang lại, chất lượng kém, đơn giá quá cao, gây lãng phí nguồn vốn, đồng thời làm tăng chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.

Để đảm bảo được tính hiệu quả của việc quản lý sử dụng kinh phí, Ban thanh tra nhân dân cần tăng cường kiểm tra công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách, đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch đặt ra. Muốn vậy, cần tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân, đồng thời phải có những biện pháp xử lý thích hợp đối với trường hợp sử dụng sai kinh phí.

Kiểm tra, thanh tra thường xuyên kết hợp với kiểm tra đột xuất để đảm bảo tình hình kiểm tra là trung thực và khách quan.

3.2.6. Hoàn thiện bộ máy và nhân sự quản lý tài chính - kế toán

Quản lý tài chính không thể tách rời hoạt động của công tác kế toán, tài chính, trong đó, hạch toán kế toán là công cụ đắc lực phục vụ quản lý thông qua việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin một cách liên tục, toàn diện cho nhà quản lý. Để thực hiện tốt vai trò và chức năng thì bộ máy kế toán, tài chính phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý, cụ thể:

- Người làm công tác kế toán và phụ trách kế toán phải có nghiệp vụ về kế toán, làm việc chuyên trách, không kiêm nhiệm các công việc khác. Am hiểu về chế độ chi tiêu của Nhà nước, của ngành trong từng thời kỳ và phải được bố trí ổn định ít nhất từ 3 đến 5 năm.

- Người làm công tác kế toán và phụ trách kế toán cũng phải có khả năng hiểu biết, thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến hoạt động kiểm toán, hoạt động đặc thù của đơn vị để kịp thời tư vấn cho Thủ trưởng trong quá trình lập dự toán và bố trí kinh phí cho các đoàn kiểm toán.

chính.

- Có khả năng tự kiểm tra, kiểm soát các yêu cầu về sử dụng kinh phí theo Quy chế chi tiêu nội bộ để yêu cầu các bộ phận có liên quan bổ sung, chỉnh sửa các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN cơ CHẾ tự CHỦ tài CHÍNH tại cơ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ nƣớc KHU vực VI (Trang 90)